Giáo án Âm nhạc 9 - Tiết 1 đến tiết 3

I- MỤC TIÊU

- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Nối vòng tay lớn, tập hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp 

- Biết trình bày bài Nối vòng tay lớn theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,

 - Qua bài hát giáo dục tình đoàn kết thân ái, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất, hòa bình.

- HS biết một bài hát tập thể để hát trong các buổi sinh hoạt, các buổi tập trung đông người.

- Xác định giọng của bài Nối vòng tay lớn qua hóa biểu giọng Mi thứ (Pha thăng)

- Thể hiện đúng về trường độ, sắc thái bài hát: hào hứng, sôi nổi.

- Có khái niệm sơ bộ về dịch giọng: sự nâng cao hay hạ thấp giọng của bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng người hát.

- Nhận biết chính xác giọng Pha trưởng qua hố biểu.

- Đọc đúng cao độ và tiết tấu bài TĐN số 3.

- Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 3, tập đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 

- Có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức về nhạc lí và ứng dụng trong thực tiễn.

- Biết thêm 1 nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và nghe một tác phẩm của ông.

- Nêu được những đóng góp tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nêu cảm nhận về bài hát Mẹ yêu con.

II- NỘI DUNG

- Học hát: Bài Nối vòng tay lớn

- Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn

- Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng

- Tập đọc nhạc: TĐN sô 3

- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con

 

docx9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3553 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 9 - Tiết 1 đến tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại dựng tình người trong ngày mới.
Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiêng vào đời, và nụ cười nở trên môi.
HS nam
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
HS nữ
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
HS nam
Vượt thát cheo leo, tay ta vượt đèo,từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh
	+ HS tập hát nối tiếp và hòa giọng:
Nhóm hát
Câu hát
Nhóm 1
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà 
Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng tử sinh
Cả lớp 
Cờ nối gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại dựng tình người trong ngày mới.
Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiêng vào đời, và nụ cười nở trên môi.
Nhóm 2
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thát cheo leo, tay ta vượt đèo,từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm 
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
	- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau:
	+ Hát bài Nối vòng tay lớn kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo Dịch giọng.
	+ Hát bài Nối vòng tay lớn kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
	- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Nối vòng tay lớn trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động nhóm
	Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động bổ sung sau:
	- Kể tên một vài bài hát sinh hoạt tập thể.
	- Vẽ bức tranh minh họa cho bài Nối vòng tay lớn. 
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải đoàn kết, than ái, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn?
TIẾT 2
- ÔN TẬP BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN
- NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động cả lớp
	- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát
	GV đàn giai điệu một vài câu hát trong bài Nối vòng tay lớn, HS nhận biết và hát câu hát đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
	- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS sửa lại những chỗ hát chưa đúng về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
	- Trình bày bài Nối vòng tay lớn, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
	- Tập hát đối đáp và hòa giọng.
	- Tập hát nối tiếp và hòa giọng.
	- Tập hát có lĩnh xướng. 
	- Tập hát với số lượng người hát tăng dần.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động cả lớp
	Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp:
	- Hát bài Nối vòng tay lớn kết hợp gõ đệm.
	- Hát bài Nối vòng tay lớn vận động theo nhạc.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	- Tập chép những nốt nhạc trong 4 Dịch giọng đầu bài Nối vòng tay lớn.
	- Giới thiệu tranh minh họa cho bài Nối vòng tay lớn.
Nội dung 2: Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động cả lớp	
- Đàn cho HS nghe ví dụ trong SGK đàn ở giọng Đô trưởng. 
- Đàn từng câu này ở giọng Pha trưởng và cho HS nhận xét.
- Tiếp tục đàn câu hát đó ở giọng Đô trưởng, rồi đàn ở giọng La trưởng. Yêu cầu HS nhận xét. 
- Gv giải thích: Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao của một bài hát, bản nhạc cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát.
- Khi dịch giọng sẽ có sự thay đổi về độ cao, về hóa biểu nhưng tính chất trưởng hoặc thứ của bài hát không thay đổi. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động cá nhân
	HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
- Dịch giọng là gì?
	- Khi dịch giọng thì cao độ, tính chất của bài hát sẽ như thế nào?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	Hoạt động nhóm
	Dịch giọng bài TĐN số 2 sang giọng Đô trưởng.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động cặp đôi
	Trình bày bài TĐN số 2 ở giọng mới vừa dịch.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
Nội dung 3: Tập đọc nhạc: TĐN số 3
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	 Hoạt động cả lớp
- Hãy nhắc lại cấu tạo gam trưởng?
- Em hãy thành lập gam Fa trưởng? 
- Hãy rút ra kết luận về giọng Fa trưởng?
- Hãy so sánh với giọng Son trưởng đã học? 
- Luyện tập cao độ (kết hợp tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN):
- Luyện tập tiết tấu:
- Tập đọc từng câu (từng nét nhạc):
+ HS chỉ từng nốt nhạc (theo đúng trường độ) trong câu 1 để cả lớp cùng đọc (GV có thể đàn giai điệu để hổ trợ).
	GV đàn giai điệu bài TĐN số 3, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc.
	Hoạt động cá nhân
	HS nêu cảm nhận về bài tập đọc nhạc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động cặp đôi
	HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
	+ Bài TĐN viết ở loại nhịp nào?
	+ Bài TĐN có hình nốt nào?
	+ Trong bài TĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất?	
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	 Hoạt động cả lớp
	- Luyện tập cao độ (kết hợp tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN):
	- Luyện tập tiết tấu:
	- Tập đọc từng câu (từng nét nhạc):
	+ HS chỉ từng nốt nhạc (theo đúng trường độ) trong câu 1 để cả lớp cùng đọc (GV có thể đàn giai điệu để hổ trợ).
	+ Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
	+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc câu 1.	
	+ Đọc câu tiếp theo tương tự.
- Tập đọc cả bài:
	+ GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo.
	+ HS đọc cả bài TĐN và gõ phách. GV lắng nghe và sửa chỗ sai cho HS.
	+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ phách.
	- Ghép lời ca:
	+ GV đàn giai điệu, HS hát lời của bài TĐN, vừa hát vừa gõ phách. 
	+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong hát lời.
	- Củng cố, kiểm tra:
	+ GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ phách. Phách 1 gõ mạnh, phách 2 gõ nhẹ.
+ Tổ, nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ phách.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm
	- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
	- Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	HS chọn một trong 2 hoạt động sau:
	+ Tập chép những nốt nhạc trong bài TĐN.
	+ Dịch giọng bài TĐN số 3 sang giọng La trưởng.
TIẾT 3
- ÔN TẬP BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN
- ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 3
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ VÀ BÀI HÁT MẸ YÊU CON
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động cả lớp
	- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát
	- GV đàn giai điệu một vài câu hát trong bài Nối vòng tay lớn, HS nhận biết và hát câu hát đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
	- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS sửa lại những chỗ hát chưa đúng về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
	- Trình bày bài Nối vòng tay lớn, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
	- Tập hát đối đáp và hòa giọng.
	- Tập hát nối tiếp và hòa giọng.
	- Tập hát có lĩnh xướng. 
	- Tập hát với số lượng người hát tăng dần.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động cả lớp
	Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp:
	- Hát bài Nối vòng tay lớn kết hợp gõ đệm.
	- Hát bài Nối vòng tay lớn vận động theo nhạc.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	- Tập chép những nốt nhạc trong 4 Dịch giọng đầu bài Nối vòng tay lớn.
	- Giới thiệu tranh minh họa cho bài Nối vòng tay lớn.
Nội dung 2: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	 Hoạt động cả lớp
	Cả lớp nghe GV đàn hoặc hát bài TĐN số 3.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	(Nội dung ôn, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	 Hoạt động cả lớp
	- Đọc bài TĐN số 3, đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN.
	- Đọc bài TĐN số 3, kết hợp gõ đệm:
	+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm
- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hặc vỗ tay theo nhịp.
	- Đọc bài TĐN số 3 kết hợp với đánh nhịp.
	Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: Một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện.
	Hoạt động cá nhân:
	Một vài cá nhân trình bày lời mới của bài TĐN số 3.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	HS chọn một trong 2 hoạt động sau:
	+ Tập chép bài TĐN số 3.
	+ Đặt lời mới cho 1-2 câu trong bài TĐ

File đính kèm:

  • docxCHỦ ĐỀ TUỔI TRẺ KẾT ĐOÀN ( Nhóm Phương, Khá, Hiếu).docx