Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 12: Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường - Ôn tập TĐN : TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam
III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về Dân ca VN
1. Dân Ca là gì ?
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra không rõ tác giả.
- Dân ca được truyền miệng từ người này sang người khác và được phổ biến ở từng vùng miền , từng dân tộc.
2. Dân ca Việt Nam như thế nào?
- Dân ca VN rất phong phú và đa dạng bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại ( VD: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, hát ví , hát trống quân ở Bắc Bộ, Hò Huế.)
- Ngoài những làn điệu dân ca khác nhau còn có những loại hát như: Chầu văn , ca trù, Tuồng, Chèo, Cải lương
- Nhiều nhạc sĩ đã mượn chất liệu dân ca để sáng tác nên những ca khúc đậm đà bản sắc dân tộc
3. Trách nhiệm của bản thân.
- Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của ông cha ta để lại chúng ta cần trân trọng , giữ gìn , học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.
Ngày soạn : 30/10/08 Ngày dạy : 03/10/08 Tuần 12 Tiết 12 ÔN TẬP BÀI HÁT : HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG ÔN TẬP TĐN : TĐN SỐ 4 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : Trong tiết học này sẽ giúp học sinh 1. Kiến thức: - Trình bày thuần thuộc bài hát Hành Khúc Tới Trường - HS biết trình bày thuần thục bài hát và bài TĐN số 4. - HS có thêm hiểu biết về âm nhạc qua những kiến thức về Dân ca VN. 2. Kỹ năng : - Luyện tập kỹ năng hát đuổi và kỹ năng đọc nhạc. 3. Thái độ : - HS có thái độ trân trọng biết giữ gìn và phát huy truyền thống Dân ca VN. II. PHƯƠNG PHÁP : - Thực hành - Đàm thoại . III. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan ) 2. Học sinh : - Sách giáo khoa, thanh phách. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi một số HS lên bảngtrình bày bài hát :” Hành khúc tới trường” - GV nhận xét - cho điểm 3. Bài mới : - GV giới thiểu và dẫn dắt vào bài Hoạt động của GV - HS Nội dung HĐ 1 : Hướng dẫn HS ôn tập bài hát - GV ghi bảng - HS chép bài - GV yêu cầu luyện thanh - HS thực hiện - GV hướng dẫn tập hình thức hát đuổi : + Nửa lớp hát trước + Nửa lớp hát sau 1 câu → Nhóm 1 sẽ hát câu cuối 3 lần → Nhóm 2 sẽ hát câu cuối 2 lần - GV yêu cầu các nhóm lên trình bày - GV nhận xét sửa sai HĐ 2 : Hướng dẫn HS ôn tập TĐN số 4 - GV đàn giai điệu - HS lắng nghe - GV yêu cầu - HS đọc nhạc ( từ 3 đến 4 lần ) - GV chỉ định - HS trình bày - GV nhận xét sửa sai - Cho điểm - GV yêu cầu đọc nhạc - ghép lời ca HĐ 3 : Tìm hiểu Âm nhạc thường thức - GV chỉ định - HS đọc SGK - Gv hỏi ? Hs trả lời ?Dân ca là gì? Hs: ? Dân ca do ai sáng tác? Hs: ? Dân ca VN như thế nào? Hs: ? Hãy kể tên một số làn điệu dân ca mà em biết? Hs: ? Ở địa phương em có những bài dân ca nào? Hs: ?Kể tên một số bài hát đã sử dụng chất liệu dân ca? Hs: ? Chúng ta cần phải làm gì đối với dân ca ? Hs: - GV nhận xét , sửa sai - GV giới thiệu - HS lắng nghe I. Ôn tập bài hát : Hành Khúc Tới Trường ( Nhạc Pháp Lời việt : Phan Trần Bảng Lê Minh Châu ) II. Ôn tập TĐN số 4 : III. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về Dân ca VN 1. Dân Ca là gì ? - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra không rõ tác giả. - Dân ca được truyền miệng từ người này sang người khác và được phổ biến ở từng vùng miền , từng dân tộc. 2. Dân ca Việt Nam như thế nào? - Dân ca VN rất phong phú và đa dạng bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại( VD: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, hát ví , hát trống quân ở Bắc Bộ, Hò Huế..) - Ngoài những làn điệu dân ca khác nhau còn có những loại hát như: Chầu văn , ca trù, Tuồng, Chèo, Cải lương - Nhiều nhạc sĩ đã mượn chất liệu dân ca để sáng tác nên những ca khúc đậm đà bản sắc dân tộc 3. Trách nhiệm của bản thân. - Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của ông cha ta để lại chúng ta cần trân trọng , giữ gìn , học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy. 4. Củng cố : - GV nhắc lại nội dung bài học - GV chỉ định một vài nhóm lên bảng trình bày bài hát và bài TĐN 5. Dặn dò : - Các em về nhà tìm hiểu thêm một số bài Dân ca VN. Chuẩn bị trước bài học cho tiết sau V. RÚT KINH NGHIỆM : . Mường Hoong, Ngày / / 2008 TCM Hà Bình Long
File đính kèm:
- Giao an am nhac(9).doc