Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 12
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- Học Sinh ôn lại, học thuộc và thể hiện một cách thuần thục bài hát Hành khúc tới trường. Các em hát ôn lại cách hát đuổi bài hát.
- Học Sinh ôn lại đọc đúng cao độ và trường độ bài Tập đọc nhạc số 4, nắm vững bài TĐN 4, tập đọc nhạc một cách tự tin và thuần thục hơn.
- Học Sinh biết được dân ca là gì?Ai là người sáng tác dân ca? các em được nghe một số bài dân ca của một số vùng miền của Việt Nam.
1.2 Kĩ năng:
- Học Sinh hát đuổi, hát hòa giọng, hát diễn cảm, lấy hơi đúng chổ khi hát.
- Thực hiện phần câu hỏi và bài tập sgk.
1.3 Thái độ:
- Giáo dục Học Sinh biết giữ gìn, học tập và phát triển dân ca.
2. Nội dung học tập:
- Học âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
- Máy, đĩa nhạc một số bài dân ca, bảng phụ bài TĐN số 4, nắm vững nội dung bài học.
Bài: 03 - Tiết: 12 Tuần dạy: - ÔN TẬP BÀI HÁT: “HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG” - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4 - ANTT: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: - Học Sinh ôn lại, học thuộc và thể hiện một cách thuần thục bài hát Hành khúc tới trường. Các em hát ôn lại cách hát đuổi bài hát. - Học Sinh ôn lại đọc đúng cao độ và trường độ bài Tập đọc nhạc số 4, nắm vững bài TĐN 4, tập đọc nhạc một cách tự tin và thuần thục hơn. - Học Sinh biết được dân ca là gì?Ai là người sáng tác dân ca? các em được nghe một số bài dân ca của một số vùng miền của Việt Nam. 1.2 Kĩ năng: - Học Sinh hát đuổi, hát hòa giọng, hát diễn cảm, lấy hơi đúng chổ khi hát. - Thực hiện phần câu hỏi và bài tập sgk. 1.3 Thái độ: - Giáo dục Học Sinh biết giữ gìn, học tập và phát triển dân ca. 2. Nội dung học tập: - Học âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Máy, đĩa nhạc một số bài dân ca, bảng phụ bài TĐN số 4, nắm vững nội dung bài học. 3.2 Học sinh: - Thuộc kỉ lời bài hát Hành khúc tới trường, luyện hát thuần thục bài hát, ôn lại cách hát đuổi bài hát. Ôn lại bài TĐN số 4. Xem trước nội dung phần Aâm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Điểm danh HS. 4.2 Kiểm tra miệng: * Kiểm tra hát và TĐN đan xen vào trong tiết học - Câu hỏi (Liên quan đến bài mới): Dân ca là gì? Hãy hát một bài dân ca mà em biết? * Đáp án: Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác không rõ tác giả. HS hát một bài dân ca tự chọn. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học A/ Hoạt đông 1: Vào bài B/ Hoạt động2: Ôn tập bài hát Mục tiêu: Hs ơn tập thuần thục bài hát ‘Hành khúc tới trường’ - GV mở nhạc bài hát cho HS nghe lại1 lần. - HS luyện thanh 1-2 Phút. - GV mở nhạc chỉ huy cả lớp hát hòa giọng. - GV nhận xét và sửa chổ HS hát sai. Chú ý thể hiện đúng tính chất hành khúc của bài, hát diễn cảm, lấy hơi đúng chổ khi hát. - HS hát theo nhóm (khoảng 3 em mỗi nhóm). GV nhận xét và cho điểm. - GV chỉ huy HS nam hát chính, HS nữ hát đuổi. - Cá nhân HS xung phong. GV nhận xét và cho điểm. C/ Hoạt động 3: Ôân tập TĐN số 4 Mục tiêu: Hs ơn tập đọc chuẩn xác bài TĐN số 4 - GV hướng dẫn đọc gam Đô trưởng. - Cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 4 một lần. - GV sửa sai cho HS. - GV mở đĩa cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 4 kết hợp vỗ tay theo phách. - Nhóm HS (3 em) đọc nhạc. - Cá nhân HS trình bày. - GV nhận xét và cho điểm HS. D/ Hoạt động 4: ANTT Mục tiêu: Hs hiểu biết về dân ca Việt Nam. - GV treo ảnh sinh hoạt văn hóa, hát dân ca. - GV yêu cầu 1 HS đọc to rõ nội dung phần giới thiệu Sơ lược về dân ca Việt Nam. ?Dân ca là gì? - HS trả lời, GV chốt lại và ghi lên bảng. - GV nêu thêm: Đầu tiên có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người,từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc. Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. ?Em hãy nêu một số vùng miền và thể loại dân ca của Việt Nam? - HS trả lời. - GV chốt lại: Dân ca quan họ Bắc Ninh; hát xoan ở Phú Thọ; hát ví, hát trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ; hát dô ở Hà Tây; hát ví dặm ở Nghệ An, Hà Tỉnh … dân ca Nam Bộ; dân ca Tây Nguyên … Từ bao đời nay, dân ca luôn gắn bó với đời sống tinh thần của nhân dân VN. ?Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca? - HS trả lời. - GV chốt lại: Chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca vì dân ca là sản phẩm tinh thần quí giá của cha ông để lại. - GV nêu thêm: Học hát, nghe các làn điệu dân ca và tìm hiểu về dân ca Việt Nam chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. - GV mở đĩa nhạc cho HS nghe bài Lí dĩa bánh bò, Lí cây đa. I.Ôn tập bài hát:“Hành khúc tới trường” Nhạc: Pháp Lời Việt: Phan Trần Bảng Lê Minh Châu II. Ôân tập Tập đọc nhạc số 4 III. Aâm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam.. - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác gia.û - Chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca VN. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: - Câu 1: Kể tên một số làn điệu dân ca và cho biết bài đó thuộc vùng, miền nào trên đất nước ta? *Đáp án: Lí con sáo Gò Công ( dân ca Nam Bộ), Còn duyên (dân ca Bắc Bộ), Lí mười thương (dân ca Trung Bộ) … - Câu 2: Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca? *Đáp án: Chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca vì dân ca là sản phẩm tinh thần quí giá của cha ông để lại. 5.2 Hướng dẫn tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: - Về nhà thuộc kỉ lời ca bài hát, đồng thời thể hiện đúng tính chất bài hát. Thường xuyên hát lại bài hát trong các buổi vui chơi, hát đầu giữa buổi học…… - Luyện đọc nhạc TĐN số 4. - Tìm nghe các bài hát dân ca của cá vùng miền trên đất nước Việt Nam. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị tiết 13: Học hát bài Đi cấy. Chuẩn bị câu hỏi liên quan đến bài mới: Bài hátviết ở nhịp mấy, được chia làm mấy câu? hát luyến âm những chữ nào? RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………… 6. PHỤ LỤC :
File đính kèm:
- tiet 12 lop 6.doc