Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 11

1. Mục tiêu:

 1.1 Kiến thức:

 - Các em biết được bài TĐN số 4 của Mozart, nắm được nội dung của bài.

 - Giới thiệu cho HS biết về Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một tác giả âm nhạc lớn của Việt Nam và nghe bài hát Lên đàng.

 - Các em thấy được tinh thần yêu nước, đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam.

 1.2 Kĩ năng:

 - Luyện đọc: Đô – Rê – Mi - Pha - Son – La - Si ( mở rộng xuống âm Sì ), tập thể hiện âm hình tiết tấu áp dụng hình nốt móc đơn, đen, lặng đơn và lặng đen.

 - Đọc nhạc đúng giai điệu, tiết tấu, cao độ, trường độ bài TĐN số 4.

 1.3 Thái độ:

 - Giáo dục HS biết kính trọng các nhạc sĩ Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam phát triển, tiêu biểu ở đây là NS Lưu Hữu Phước.

 - Giáo dục các em biết nhớ đến công lao to lớn của Bác Hồ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4117 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 03 - Tiết: 11
Tuần dạy: 
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
- ANTT: NS LƯU HỮU PHƯỚC VÀ BÀI HÁT LÊN ĐÀNG
1. Mục tiêu:
 1.1 Kiến thức:
 - Các em biết được bài TĐN số 4 của Mozart, nắm được nội dung của bài.
	- Giới thiệu cho HS biết về Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một tác giả âm nhạc lớn của Việt Nam và nghe bài hát Lên đàng.
 - Các em thấy được tinh thần yêu nước, đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam.
	1.2 Kĩ năng:
	- Luyện đọc: Đô – Rê – Mi - Pha - Son – La - Si ( mở rộng xuống âm Sì ), tập thể hiện âm hình tiết tấu áp dụng hình nốt móc đơn, đen, lặng đơn và lặng đen.
	- Đọc nhạc đúng giai điệu, tiết tấu, cao độ, trường độ bài TĐN số 4.
	1.3 Thái độ:
	- Giáo dục HS biết kính trọng các nhạc sĩ Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam phát triển, tiêu biểu ở đây là NS Lưu Hữu Phước. 
	- Giáo dục các em biết nhớ đến công lao to lớn của Bác Hồ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Nội dung học tập:
	- Học TĐN số 4.
3. Chuẩn bị:
	3.1 Giáo viên:
	- Máy casett, đĩa nhạc, đàn organ, tranh TĐN số 4, 
	- Thể hiện thuần thục bài TĐN số 4. Nắm vững nội dung ANTT.
 3.2 Học Sinh:
	- Xem trước nội dung bài TĐN 4 và bài ANTT.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	- Điểm danh HS.
	4.2 Kiểm tra miệng:
	- Câu 1: Hát hoàn chỉnh bài hát Hành khúc tới trường? 
	Đáp án: + Hát thuộc lời bài hát
	+ Hát đúng cao độ, trường độ bài hát 
	+ Hát đúng tính chất bài hát và phong cách hát tốt
	- Câu 2 (Liên quan đến bài mới): Bài TĐN số 4 sử dụng cao độ và trường độ gì? 
	Đáp án: + Về cao độ : Dùng các âm Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si. ( Nốt Sì đặt ở dưới dòng kẽ phụ thứ nhất của khuông nhạc ).
	+ Về trường độ : Có các hình nốt đen, móc đơn, lặng đen, lặng đơn. 
	4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
A/ Hoạt động 1: Vào bài
B/ Hoạt động 2: TĐN số 4 
Mục tiêu: HS đọc đúng cao độ, trường độ TĐN số 4
- GV yêu cầu HS quan sát bài TĐN số 4. Hs quan sát 
?TĐN số 4 viết nhịp mấy? Nhận xét về cao độ, về trường độ?
- HS trả lời .
- GV nhận xét và chốt lại ghi lên bảng.
 ? Bài có thể chia làm mấy câu. Mỗi câu gồm có bao nhiêu ô nhịp.
- HS: Cĩ 2 câu, mỗi câu cĩ 4 ơ nhịp.
- Luyện tập đọc thang âm Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si, đọc âm Sì.
- HS đọc tên nốt nhạc bài TĐN số 4.
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 4 và đọc mẫu một lần cho HS nghe.
- GV tập từng câu cho HS
- GV mở đĩa giai điệu HS đọc nhạc cả bài. 
- Chú ý: Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu.
- GV sửa chổ HS còn sai.
- HS đọc lại kết hợp vỗ tay theo phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen.
- HS chia nhĩm tổ lần lượt đọc TĐN số 4. Tổ nào đọc nhạc xong thì tổ khác sẽ nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá kĩ năng HS.
- GV mở đĩa giai điệu một vài cá nhân xung phong đọc nhạc.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
C/ Hoạt động 3: Aâm nhạc thường thức : 
Mục tiêu: HS nắm rõ về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và nội dung, hồn cảnh ra đời bài hát ‘Lên đàng’
1. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
- HS xem ảnh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong sách SGK.
- GV trình bày sơ lược tiểu sử của tác giả:
- Lưu Hữu Phước (1921-1989) sinh ở huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. Ôâng bắt đầu soạn những bản nhạc đầu tiên khi mới 15, 16 tuổi. 
+ Ngoài sáng tác ông còn là nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà hoạt động CT-XH nổi tiếng. Ông mất năm 1989 tại TpHCM
+ Tác phẩm: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng, Hồn tử sĩ……
+ Ôâng đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- GV: Là HS các em phải biết kính trọng các NS lớn như NS Lưu Hữu Phước, qua đĩ các em phải biết xây dựng, bảo vệ và phát huy nền âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển.
2. Bài hát Lên đàng:
- HS đọc nội dung giới thiệu về bài hát.
+ Bài hát sáng tác năm 1944, thể hiện khí thế hào hùng, là lời kêu gọi mạnh mẽ như thúc giục thế hệ trẻ lên đường tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc.
***Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Chủ tịch HCM đóng vai trò rất quan trọng. Người đã lãnh đạo cách mạng VN theo một đường lối đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, ĐCSVN để cách mạng VN đi đến thắng lợi.
- GV mở đĩa nhạc cho HS nghe bài hát Lên đàng và bài hát Lãnh tụ ca.
I. TĐN số 4 
I. Tập đọc nhạc : TĐN số 4
*Nhận xét bài TĐN số 4.
- Nhịp 2/4.
- Về cao độ : Dùng các âm Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si ( Nốt Sì đặt ở dưới dòng kẽ phụ thứ nhất của khuông nhạc )
- Về trường độ : Có các hình nốt đen, móc đơn, lặng đen,lặng đơn.
- Nốt móc đơn đứng trước lặng đơn tạo thành một phách. 
II. Aâm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên Đàng. 
1. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
- Lưu Hữu Phước (1921-1989).
- Tác phẩm nổi tiếng của ông: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng, Hồn tử sĩ……
- Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Bài hát Lên đàng:
- Bài hát sáng tác vào năm 1944.
- Bài nhịp 4/4, âm nhạc mạnh mẽ hào hùng.
	5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1 Tổng kết:
	- Câu 1: Trình bày bài TĐN số 4?
	Đáp án: HS thực hành.
	- Câu 2:Em hạy phát biểu cảm nghĩ khi nghe bài hát Lên Đàng?
	Đáp án: Tùy theo cảm nghĩ của từng học sinh.
5.2 Hướng dẫn học tập:
	- Đối với bài học ở tiết học này: 
	- Về nhà học thuộc, luyện đọc nhạc và tiết tấu TĐN số 4. 
	- Tìm nghe một số tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
	- Chuẩn bị tiết 12 : Ôn tập bài hát Hành khúc tới trường
 Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 4
 Aâm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam. 
	Chuẩn bị câu hỏi Liên quan đến bài mới:Dân ca là gì? hãy hát một bài dân ca mà em biết?
RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………
6. PHỤ LỤC :

File đính kèm:

  • doctiet 11 lop 6.doc
Giáo án liên quan