Giáo án 9 bài 38, 39 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - Đảo

Sau bài học , HS cần:

1. Kiến thức:

Sau bài học , HS cần thấy được:

-Nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo

-Nắm được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch. Đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

2. Kỹ năng:

-Nắm vững cách đọc và phân tích sơ đồ , bản đồ, lược đồ

3. Thái độ:

-Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo

 

docx13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12066 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 9 bài 38, 39 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nguồn năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái bị suy thoái, môi trường TĐ trở nên quá tải nên con người đã đưa những định hướng sinh hoạt và sản xuất liên quan đến biển và đại dương…)
GV: Bài học hôm nay đề cập đến vai trò của biển Đông và vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: cả lớp
 Xác định trên bản đồ vùng biển nước ta GV đặt câu hỏi: quan sát bản đồ địa lí tự nhiên VN, em hãy:
-  Kể tên các nước láng giềng trên biển của nước ta.
-  Xác định trên bản đồ vùng nội thủy của nước ta. Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
-  Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vung tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.
Nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta?-Nội thủy là vùng nước phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với đường bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền những điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra-Lãnh hải rộng 12 hải lý. Ranh giới phía ngoài lãnh hải là ranh giới quốc gia trên biển ,trên thực tế đó là song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lý-Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước, được quy định 12 hải lý.Trong vùng này,nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường , di cư, nhập cư…-Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý , tính từ đường cơ sở. Ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không-Thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục điạ Việt Nam.Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác , bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đảo và ý nghĩa của đảo và quần đảo nước ta
Hình thức: Cặp
GV đặt câu hỏi: Đọc mục 2 SGK, quan sát bản đồ lâm nghiệp và ngư nghiệp trang 15 atlat địa lí VN, em hãy:
-  Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa.
-  Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT_XH và an ninh quốc phòng.
GV gọi một HS lên bảng chỉ trên bản đồ trả lời, sau đó Gv khẳng định lại cho HS các đảo, quần đảo đó thuộc huyện đảo nào của nước ta.
Hoạt động 3: tìm hiểu phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển: là khai thác những tài nguyên biển để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác.
a)    Điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
Bờ biển dài,vùng biển rộng.
Số lượng giống, loài lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Tổng trữ lượng lớn.
Có 4 ngư trường trọng điểm.
à Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?Tại vì: Trữ lượng hải sản của biển nước ta khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu tấn/năm nhưng từ năm 2000 sản lượng đánh bắt đã vượt 2 triệu tấn/năm và chủ yếu là đánh bắt ven bờ, khả năng cạn kiệt hải sản ven bờ là điều đang xảy ra. Vì vậy, việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng hải sản là những yêu cầu bức thiết của ngành thủy, hải sản.
- Du lịch biển - đảo
Bờ biển dài, có trên 120 bãi cát rộng, phong cảnh đẹp.
Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn.
Xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng.
Thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, thám hiểm.
Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
Vùng biển nước ta giàu khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, titan, cát trắng, muối…
Xác định những địa điểm sản xuất muối nhiều nhất ở nước ta ?Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở duyên hải Nam Trung Bộ?
Ven biển Nam Trung Bộ.
Do có số giờ nắng cao, độ mặn lớn và ít mưa.
Những nơi nào có nghề muối phát triển mạnh :Sa Huỳnh,Cà Ná
Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta?+ Tập trung ở thềm lục địa, với trữ lượng lớn.+ Ngành công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành và phát triển.+ Công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.=> Là ngành kinh tế mũi nhọn.
Giao thông vận tải biển
Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành giao thông vận tải biển?
Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
Ven biển nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
Hiện nay nước ta có bao nhiêu cảng biển lớn nhỏ? 120 cảng biển lớn nhỏXác định 3 cảng quốc tế quan trọng của nước ta?Xác định một số tuyến đường biển nội địa và quốc tế? Nêu phương hướng phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển nước ta? 
Đẩy mạnh xây dựng hệ thống cảng biển.
 Tăng cường đội tàu biển.
Phát triển dịch vụ hàng hải.
Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta? 
à Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới
b) Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển
-  Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao
-  Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn
-  Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có thể biến thành hoang đảo.
Hoạt động 4: nhóm
Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.THẢO LUẬN NHÓM* Nhóm 1: Thực trạng nguồn tài nguyên biển nước ta trong những năm gần đây?* Nhóm 2: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo?* Nhóm 3: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
*Nhóm 4: Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biểnChia lớp làm 4 nhómThời gian thảo luận: 3 phút
Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. * Thực trạng:- Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp.- Nguồn lợi hải sản giảm.- Sản lượng đánh bắt ngày càng ít.
* Nguyên nhân: - Khai thác rừng ngập mặn bừa bãi.- Đánh bắt hải sản quá mức.- Môi trường biển bị ô nhiễm.* Hậu quả: - Chất lượng môi trường vùng biển ngày càng giảm sút.- Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.- Ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch biển .
* Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. 
+Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
Biển nước ta rộng lớn. Vùng biển rộng diện tích trên 1 triệu km2, có nhiều tỉnh giáp biển. (29 /63 tỉnh giáp biển).
Đường bờ biển dài: 3260 km.
Có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ
Hai huyện đảo: Phú Quốc, Cát Bà có diện tích khá lớn.
à Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:
+ Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, GTVT biển, du lịch…
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo
+ Khẳng định chủ quyền các đảo đó thuộc chủ quyền huyện đảo nào của nước ta
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
Các ngành kinh tế biển
Khả năng phát triển
Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản
-Có hơn 2000 loài cá, 110 loài có giá trị kinh tế như: cá thu, cá nục, cá trích…
-Tổng trữ lượng 4 tr tấn
-Đang ưu tiên phát triển khai thác xa bờ
-phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.
Du lịch biển đảo
-tài nguyên du lịch biển phong phú:
Trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp.
Nhiều vịnh đẹp, có phong cảnh lỳ thú, hấp dẫn.
GTVT biển
-Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
- có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ.
à Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới
Khai thác và chế biến khoáng sản biển
-Vùng biển nước ta giàu khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, titan, cát trắng, muối…
-Hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta: Tập trung ở thềm lục địa, với trữ lượng lớn.-Ngành công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành và phát triển.
- Công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.=> Là ngành kinh tế mũi nhọn.
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO.
Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo.
Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể.
Ô nhiễm MT biển có xu hướng gia tăngà Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. 
+Đầu t

File đính kèm:

  • docxgiao an lop 9 bai 3839.docx
Giáo án liên quan