Giáo án 10 nâng cao môn Hóa học

I- Mục đích yêu cầu:

 1- Về kiến thức:

- Thành phần cơ bản của nguyên tử: Vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Vỏ nguyên tử gồm các hạt e, hạt nhân gồm p và n

- Khối lượng và điện tích của e, p, n. kích thước và khối lượng rất nhỏ

 2- Về kĩ năng:

 - Nhận xét và rút ra kết luận từ thí nghiệm

 - Biết sử dụng các đơn vị đo lường như: u (đvc), đvđt, n, m, A, giải được một số bài tập qui định

 3- Chuẩn bị: Hình 1.3 và 1.4 trong SGK

II- Lên lớp:

 1- Ổn định lớp.

 2- Kiểm tra bài.

 3- Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 nâng cao môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 03
 Bài 1: 
THÀNH PHẦN 
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
I- Mục đích yêu cầu:
 1- Về kiến thức:
- Thành phần cơ bản của nguyên tử: Vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Vỏ nguyên tử gồm các hạt e, hạt nhân gồm p và n
- Khối lượng và điện tích của e, p, n. kích thước và khối lượng rất nhỏ
 2- Về kĩ năng: 
 	- Nhận xét và rút ra kết luận từ thí nghiệm
 	- Biết sử dụng các đơn vị đo lường như: u (đvc), đvđt, n, m, A, giải được một số bài tập qui định 
 3- Chuẩn bị: Hình 1.3 và 1.4 trong SGK
II- Lên lớp:
 1- Ổn định lớp.
 2- Kiểm tra bài. 
 3- Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động I: SƯ TÌM RA ELECTRON
- Giáo viên: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK về thí nghiệm của Tom-xom trong việv tìm ra hạt e.
- Học sinh: Nghiên cứu SGK.
- Giáo viên: Sử dụng hình 1.1, 1.2 để giải thích thí nghiệm.
- Học sinh: Xác định khối lượng của hạt e.
I- THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGTỬ
 1- Electron:
 a- Sự tìm ra electron: 
 - TN của Tôm-xơn (xem SGK) 
 b- Khối lượng và điện tích 
 - me = 9,1094.10-31 kg
 - Điện tích : qe = -1,602.10-19 C
 1,602.10-19 C được dùng làm đvđt , kí hiệu eo Þ -eo và qui ước là 1-
Họat động 2: SỰ TÌM RA HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.
- Giáo viên: Sử dụng hình 1.3 để giải thích thí nghiệm của Rơ-đo-pho trong việc tìm ra hạt nhân.
- Học sinh: Quan sát và nhận xét.
2- Sự tìm ra hạt nhân.
 Thí nghiệm của Rơ-đơ-pho (1911) kết luận
 Nguyên tử có cấu tạo rỗng, các e chuyển động xung quanh một hạt mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử, nằm ở tâm nguyên tử đgl hạt nhân.
Hoạt động 3: SỰ TÌM RA HẠT PROTON, NƠTRON.
- Học sinh: Nghiên cứu thí nghiệm của Rơ-đơ-pho trong việc tìm ra gạt proton.
- Học sinh: Ngiên cứu thí nghiệm của Chat-uých trong việ tìm ra hạt nơtron.
- Giáo viên: Vậy hạt nâhn nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt gì?
- Học sinh: Hạt nhân nguyên tử của mọi nguên tố đều có các hạt proto, nơtron
- Giáo viên: Nguyên tử có cấu tại ra sao?
- Học sinh:Nguyên tử có cấu tạo gồm:
- Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và notrn
- Vỏ nguyên tử gồm các hạt e chuyển động xung quanh hạt nhân.
3- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử: 
 a- Sự tìm ra proton
 Năm 1918, Rơ-đo-pho cho bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt thấy xuất hiện hạt nhân ngtử xi và một hạt có khối lượng rất là 1,6726.10-27kg, mang điện tích dương. Hạt hày là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử đgl proton, kí hiệu là “p”
 b- Sự tìm ra hạt nơtron
 1932, Chat-uých cho bắn phá hạt nhân nguyên tử Be bằng hạt thấy xuất hiện một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ hạt proton hưng không mang điện, đgl nơtron, kí hiệu là “n”
 Vậy: Hạt nhân nguyên tử của mọi nguên tố đều có các hạt proto, nơtron.
 Kết luận:
 - Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và notrn
 - Vỏ nguyên tử gồm các hạt e chuyển động xung quanh hạt nhân.
Hoạt động 4: KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
- Giáo viên: Kích thước của nguyên tử được xác định ntn?
- Học sinh: Nếu xem nguyên tử như một quả cầu, thì đường kính nguyên tử khỏang 10-10m.
- Giáo viên: Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất là nguyên tử nào?
- Học sinh: Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất là nguyên tư hidro
- Giáo viên: nguyên tử có kích thức nhỏ như vậy thì kích thứơc của hạt nhân, n,e, p như thế nào so cới nguyên tử?
- Học sinh: Kích thước của hạt nhân, p, e, n rất nhỏ so với nguyên tử.
- Giáo viên: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để xem khối lượng ngtử được tính ntn?
- Học sinh: Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và ác hạt p, n, e người ta dùng đơn vị khối lương nguyên tử, kí hiệu là “u”
 1u = 
II- KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
1- Kích thước
 Nếu xem nguyên tử như một quả cầu, thì đường kính nguyên tử khỏang 10-10m.
 Để biểu thị kích thước nguyên tử ta dùng đơn vị là nanomet (nm) hay angstrom ()
1 nm = 10-9m ; 1= 10-10m ; 1 nm = 10
 a- Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidrocó bán kính là 0,053nm
 b- Đường kính của hạt nhân nhò hơn, vào khỏang 10-5 nm. Nghĩa là đường kính nguyên tử gấp 10000 lần đường kính của hãt nhân.
 c- Đường kính của các hạt e, p, n còn nhỏ hơn nhiều vào khỏang 10-8nm.
2- Khối lượng:
 Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và ác hạt p, n, e người ta dùng đơn vị khối lương nguyên tử, kí hiệu là “u”
 1u = 
4- Củng cố:
- GV sử dụng bài tập 1, 2 trang 8
- Xác định khối lượng nguyên tử nitơ biết trong ngtử nitơ có p = e = n = 7.
5- Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 3, 4 trang 8
- Xem tiếp bài hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học.

File đính kèm:

  • dochay.doc
Giáo án liên quan