GA Đại số & Giải tích 11 tiết 26: Hoán vị – chỉnh hợp – tổ hợp

Tiết 26

HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP

1.Mục đích

 a) Kiến thức : Sau khi học xong bài này Hs thực hiện được các công việc sau :

 Phát biểu được các khái niệm hoán vị chỉnh hợp, tổ hợp.

 Viết được biểu thức tính số các hoán vị, số các chỉnh hợp và số các tổ hợp

 Hiểu rõ thế nào là một chỉnh hợp của một tập hợp có n phần tử. Hai chỉnh hợp chập k khác nhau có nghĩa là gì?

 Viết được biểu thức biểu diển hai tính chất cơ bản của

 b) Kĩ năng :

 Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải các bài toán có liên quan.

 Biết tính số chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phần tử.

 Biết vận dụng các công thức chỉnh hợp để giải các bài toán đếm tương đối đơn giản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GA Đại số & Giải tích 11 tiết 26: Hoán vị – chỉnh hợp – tổ hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
Tiết 26
HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP
1.Mục đích 
	a) Kiến thức : Sau khi học xong bài này Hs thực hiện được các công việc sau :
Ÿ Phát biểu được các khái niệm hoán vị chỉnh hợp, tổ hợp.
Ÿ Viết được biểu thức tính số các hoán vị, số các chỉnh hợp và số các tổ hợp
Ÿ Hiểu rõ thế nào là một chỉnh hợp của một tập hợp có n phần tử. Hai chỉnh hợp chập k khác nhau có nghĩa là gì?
Ÿ Viết được biểu thức biểu diển hai tính chất cơ bản của 
	b) Kĩ năng :
Ÿ Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải các bài toán có liên quan.
Ÿ Biết tính số chỉnh hợp chập k của một tập hợp có n phần tử.
Ÿ Biết vận dụng các công thức chỉnh hợp để giải các bài toán đếm tương đối đơn giản.
	c) Tư duy và thái độ : 
Ÿ Hiểu được vấn đề sắp thứ tự một tập hợp hữu hạn.
Ÿ Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn, liên môn
2. Chuẩn bị 
a) Giáo viên : Tài liệu tham khảo, máy tính cầm tay.
b) Học sinh: chuẩn bị câu hỏi trước ở nhà, máy tính cầm tay.
3.Phương pháp Thuyết trình nêu vấn đề
4.Tiến trình bài học
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số, ổn định tổ chức lớp
	4.2 Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
	1) Thế nào là hoán vị n phần tử ??
	2) Có bao nhiêu cách xếp một hàng gồm 8 người
Đáp án
 	1) Cho tập A gồm n phần tử ().Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập A được gọi là một hoán vị của tập hợp đó.(4đ)
	2) (4đ)
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Nhằm dẫn dắt HS đến khái niệm chỉnh hợp và củng cố khái niệm đó qua ví dụ 
 - GV giới thiệu mỗi danh sách có xếp thứ tự 3 Hs được gọi là một chỉnh hợp chập 3 của 5 Hs. 
Gv : Gọi Hs cho một vài cách xếp.
Gv :Cho A = {a, b, c}. Hãy liệt kê tất cả các chỉnh hợp chập 2 của 3 phần tử của A.
Và chúng ta có bao nhiêu cách phân công ở Vd1? 
 - HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Có bao nhiêu cách chọn 1 Hs quét lớp?
+ Có bao nhiêu cách chọn 1 Hs lau bảng?
+ Có bao nhiêu cách chọn 1 Hs sắp bàn ghế?
Vậy sẽ có bao nhiêu cách phân công ?? 
Vậy ta có thể tính được chỉnh hợp chập k của n phần tử bất kì không ???
Hoạt động 2 :Hình thành định lý và chứng minh.
Bài toán tổng quát: Cho một tập hợp có n phần tử và số nguyên k với (1 £ k £ n). Hỏi có bao nhiêu chỉnh hợp chập k của tập hợp đó?
+ Việc lập một chỉnh hợp chập k của tập hợp có n phần tử ta coi như một công việc, theo em công việc này gồm mấy công đoạn? Nêu rõ các công đoạn? Số cách chọn từng công đoạn?
+ Theo quy tắc nhân, ta có bao nhiêu cách lập chỉnh hợp chập k của n phần tử?
Hoạt động 3: 
 Gv : 
Gọi học sinh lên bảng: 
+ Hãy nêu nhận xét về bài 1 và trình bày cách giải 
 Cả lớp cùng tham gia giải. Sau đó thầy sửa hoàn chỉnh.
II.Chỉnh hợp
1.Định nghĩa
VD :Một tổ có 5 Hs hỏi có bao nhiêu cách phân công : Một Hs quét lớp, một Hs lau bảng, một Hs sắp bàn ghế
Định nghĩa :
Cho tập hợp A gồm n phần tử (1 £ n). 
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho. 
2. Số các chỉnh hợp:
Số chỉnh hợp chập k của n phần tử ký hiệu là 
Chú ý: 
 1) Quy ước: 0! = 1, ta có 
 Trong đó 
 2) Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó.
Bài tập
Trong không gian cho 4 điểm phân biệt A, B, C, D. Hỏi có thể lập được bao nhiêu vectơ khác , với điểm gốc và điểm ngọn thuộc tập hợp trên.
 (Cứ mỗi bộ 2 điểm có phân biệt thứ tự xác định 1 vectơ.)
Giải :
Để lập một vectơ ta phải có hai điểm phân biệt và hai điểm này được lấy từ 4 điểm đã cho đồng thời xếp chúng theo một thứ tự nhất định.Mỗi vectơ được coi là một chỉnh hợp chập 2 của 4.Vậy số các vectơ là : vectơ
4.4 Củng cố và luyện tập 
Bài 1: Có bao nhiêu cách lập 1 BCH chi đoàn gồm 2 người: 1 bí thư, 1 phó bí thư trong 1 chi đoàn có 5 đoàn viên?
Bài 2: Cho tập X = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}. Từ các phần tử của X có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau đôi một ?
	4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Xem lại các ví dụ để nắm vững kiến thức.
Về làm bài tập 4,5 sgk trang 55
5. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc