Dự thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam 85 năm xây dựng và phát triển”

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam và ý nghĩa của sự kiện này ?

Trả lời :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ I (1897-1914), giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1918-1930). Do bị cả thực dân và phong kiến bóc lột hà khắc, giai cấp công nhân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Từ trong đấu tranh đã hình thành tính giai cấp và những người công nhân tập hợp lại thành tổ chức như các hội: Ái hữu, Tương tế, Phường hội, Nghiệp đoàn, Công hội Đây chính là những tổ chức công đoàn sơ khai đầu tiên và có ở nhiều nơi.

Sau đó tổ chức Công hội Ba Son do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 tại xưởng Ba Son đã có ảnh hưởng lớn trong khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Song, Công hội này tồn tại trong thời gian ngắn và chưa có chính cương, điều lệ.

Từ năm 1925 đến 1928, nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đặc biệt từ năm 1928, khi kỳ bộ Bắc kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương thực hiện "Vô sản hoá" thì phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức công hội lên một bước mới cả về hình thức và nội dung hoạt động.

Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương và giữa địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam 85 năm xây dựng và phát triển”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng ký kết thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Bộ luật lao động. Quản lý và sử dụng quĩ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xã hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.
Trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:
Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần tuý ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị (đại diện là Nhà nước), lợi ích kinh tế, lợi ích văn hoá, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.
+ Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên chức và lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.
Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong  đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu.
Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả 3 chức năng không coi nhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia.
Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.
Câu 3. Anh (chị) cho biết cơ sở pháp lý của tổ chức Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào? Phân tích những điểm mới bổ sung so với Hiến pháp năm 1992?
Trả lời :
Trong bản Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) đã khẳng định tại điều 10 “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việc biên soạn lại Điều 10 về tổ chức Công đoàn bao gồm các điểm mới so với các bản Hiến pháp trước đó trong đó đã nêu cao sự tự nguyện  của người lao động khi tham gia tổ chức Công đoàn đồng thời khẳng định vai trò đại diện của Công đoàn cho người lao động, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động ngoài chức năng tham gia kiểm tra, giám sát và  có thêm chức năng thanh tra và  tuyên truyền, vận động người lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các điểm mới bổ sung của các bản Hiến pháp đã tạo cho Công đoàn Việt Nam có vị trí và vị thế đặc biệt (có 1 điều riêng)  so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, phù hợp với sự phát triển qua các giai đoạn lịch sử  của nước CHXHCN  Việt Nam trên con đường trở thành một nước công nghiệp hiện đại; đồng thời cũng là thách thức cho tổ chức Công đoàn các cấp cần có sự đổi mới về  nội dung, phương pháp hoạt động nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới để khẳng định và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đã được đề ra trong bản Hiến pháp.        
Từ địa vị pháp lý ngày càng được coi trọng  của tổ chức Công đoàn trong các bản Hiến pháp và vai trò đại diện đương nhiên của tổ chức công đoàn cho người lao động trong các thành phần kinh tế. Nhìn lại chặng đường 83 năm qua về  những đóng góp của Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  thì  việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thực sự cần thiết và góp phần hoàn thiện mối quan hệ trong xã hội của tổ chức Công đoàn./.  
Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013, là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước ta, là sự kỳ vọng và mong đợi của nhân dân Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam nói riêng. Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động một lần nữa được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp.
Tổng hợp ý kiến của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động, Tổng Liên đoàn đã có báo cáo gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; trong đó, đề nghị cần tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong Hiến pháp vì: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị - xã hội khác, là người đại diện của giai cấp công nhân và của người lao động; mà giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Những ý kiến tham gia, tâm tư, nguyện vọng của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn đã được đại biểu quốc hội chú ý lắng nghe và thấu hiểu; vì vậy, Quốc hội đã cơ bản thống nhất với hầu hết các ý kiến, kiến nghị của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn về việc sửa đổi, bổ sung nội dung Ðiều 10 cho phù hợp với thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH và hội nhập quốc tế.
Ðiều 10 của Hiến pháp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với nội dung như sau: "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013(sửa đổi) có một số điểm mới sau:
- Thứ nhất, khẳng định công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Ðây là nguyên tắc rất quan trọng của tổ chức công đoàn, lần đầu tiên được khẳng định và thể hiện trong Hiến pháp, và đây cũng là thông lệ chung được quy định trong các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thứ hai, Ðiều 10 Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ cụm từ "Công đoàn cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp... " như vậy là hoàn toàn phù hợp vì một trong những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thể hiện và phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức. Vì vậy bỏ cụm từ "cùng với" là để phân định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, tránh chồng chéo dẫn đến tình trạng, "có thành tích thì tất cả đều nhận về mình, có khuyết điểm thì đùn đẩy không ai chịu trách nhiệm".
- Thứ ba, nếu Ðiều 10 Hiến pháp năm 1992 quy định công đoàn chỉ tham gia kiểm tra, giám sát, thì lần sửa đổi này không chỉ quy định công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát mà còn "tham gia thanh tra" hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động. Ðiều này hoàn toàn phù hợp, lô-gích và khoa học vì công đoàn là do người lao động tự nguyện lập ra để tham gia quản lý và chăm lo, bảo vệ người lao động. Nếu công đoàn không tham gia thanh tra việc tuân thủ và thực thi pháp luật liên quan đến người lao động, thì không thể tham gia quản lý nhà nước và cũng khó có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích người lao động.
- Thứ tư, Ðiều 10 Hiến pháp (sửa đổi) quy định đầy đủ, cụ thể và rõ hơn về trách nhiệm của công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật. Ðây là những quy định mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, phù hợp với Cương lĩnh của Ðảng về phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH. Như vậy việc tuyên truyền vận động nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công đoàn, thực hiện tốt nhiệm vụ này cũng chính là chăm lo và bảo vệ tốt nhất cho người lao động.
Câu 4. Anh (chị) cho biết mục tiêu, phương hướng, khẩu hiệu hành động và tên 4 chương trình của Đại hội Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013-2018.
Trả lời :
Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2013-2018) được diễn ra từ ngày 26 - 28/3/2013 tại Trung tâm Hội nghị Cherry Anh Đào với sự tham dự của 297 đại biểu. 
Toàn cảnh Đại hội
Dự báo được một số tình hình trong nước và của tỉnh nhà có tác động trực tiếp đến đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động và tổ chức Công đoàn trong Đại hội Công đoàn tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013-2018 (tổ chức từ ngày 26 – 28/03/2013) ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và khẩu hiệu hành động của Công đoàn khóa VIII nhiệm 

File đính kèm:

  • docTIM HIEU CD 13-14.doc
Giáo án liên quan