Đổi mới phương pháp day học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học cơ sở

Ngành giáo dục đã trải qua ba cuộc cải cách giáo dục năm 1950, 1956 và 1979, đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thanh niên đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của các giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở với những chỉ giáo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp đào tạo. Đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta đổi mới thì việc đổi mới phương pháp đào tạo, cụ thể là phương pháp dạy học (PPDH) trở nên bức xúc trước hết đối với bậc tiểu học và trung học.

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp day học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học" đồng thời nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học của học sinh".
	Quá trình đổi mới giáo dục cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng quan trọng hơn cả là vấn đề về nội dung và phương pháp. Trong hai vấn đề này đương nhiên nội dung kiến thức là trước hết và quan trọng, nhưng việc đổi mới nội dung kiến thức không phải khó lắm vì đó là thành tựu của loài người, chúng ta chỉ cần lựa chọn những kiến thức có giá trị, sắp xếp, cấu trúc nó thành một chương trình hoàn chỉnh là được; còn PPDH là một công đoạn tinh vi, phức tạp cần phối hợp nhiều hoạt động như nói, viết, các động tác thể hiện tay, mắt được thực hiện trong một thời gian quy định sẵn và trước những đối tượng đa dạng với khả năng và trình độ nhận thức khác nhau. Do đó, để đạt được hiệu quả cao nhất như yêu cầu mong muốn thì việc truyền đạt kiến thức đòi hỏi vừa là một công việc khoa học đồng thời có tính nghệ thuật cao. Đây là công việc rất khó, rất công phu và PPDH cần phải được đặt vào vị trí trọng tâm của sự thành công hay thất bại của một bài giảng.
	Điều cần nhấn mạnh là mục tiêu nhân cách lao động ngày nay phải rất quan tâm đào tạo người công dân mới hiểu biết, sống và làm việc theo luật pháp của một nhà nước pháp quyền, phải có tinh thần tự chủ cao, năng động sáng tạo, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường trong giao lưu với cộng đồng quốc tế theo chiều hướng xã hội thông tin cường độ cao.
	Muốn đào tạo nhân cách mới nói trên, phải có phương pháp đào tạo thích hợp. Phương pháp nói chung có hai nội dung liên quan nhau: một là trình tự cần theo trong những bước quan hệ với nhau khi tiến hành một việc có mục đích nhất định; hai là toàn thể những bước tư duy tiến hành theo một trình tự hợp lý để tìm ra chân lý khoa học. GDCD trong trường phổ thông là sự tổng hợp của nhiều phương pháp cốt lõi là làm cho học sinh được giao tiếp với đời sống hàng ngày, dưới sự hướng dẫn tổ chức của thầy giáo, tự học, tự suy nghĩ ứng xử, giải quyết các vấn đề, các tình huống đạo đức, pháp luật và tổ chức hành động. Phương pháp này được gọi là PPDH tích cực - GDCD bằng hành động.
	PPDH tích cực "dạy học lấy người học làm trung tâm" với đặc trưng cơ bản học sinh là trung tâm của quan hệ giáo dục còn thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm đến chân lý. Vấn đề này cần được hiểu như sau: 
	Xác định người học làm trung tâm (chủ thể học) trong PPDH tích cực, toàn bộ quá trình dạy học nhằm vào nhu cầu, yêu cầu năng lực lợi ích của học sinh. Mục đích là phát triển người học những kỹ năng và năng lực trong việc học tập độc lập và giải quyết vấn đề. Không khí lớp học rất linh động và cởi mở về mặt tâm lý, học sinh và giáo viên cùng khám phá những khía cạnh của vấn đề chứ không phải chỉ giáo viên nói cho học sinh biết giải pháp của vấn đề. PPDH tích cực coi trọng việc tự học là động lực bên trong của quá trình học. Điều này phù hợp với mục tiêu giáo dục "hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của công dân Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có niềm tự hào dân tộc và có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và thói quen học suốt đời, có năng lực đi vào thực tiễn kinh tế xã hội, góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa"3. Dựa theo thiết kế bài học, học sinh tự học, tự mình tìm cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, suy nghĩ, tự rút ra bài học đạo đức, pháp luật qua cách xử lý các tình huống phức tạp trong các chuyện kể, tình huống đạo đức, pháp luật. Trên cơ sở đó, học sinh cũng tự học, tự suy nghĩ nội dung các "hành động", bước đầu liên hệ bản thân, tính toán khả năng hành động của mình. Tự học môn GDCD khác với tự học các môn học khác ở chỗ ngoài việc giải quyết các tình huống, các vấn đề, suy nghĩ để cá nhân tiếp nhận một bước kiến thức (khái niệm, chuẩn mực, bổn phận công dân) còn tự liên hệ kiến thức cũ của bản thân, chuẩn bị những hành động mới của mình trong thời gian tới. Ngoài ra, tự học cũng là chuẩn bị để hình thành cho bản thân cách suy nghĩ, cách giải quyết các tình huống - vấn đề, sau này trở thành phương pháp tư duy cho bản thân. Tác dụng tích cực là qua tự học mà "học để hành, hành để học", "học đi đôi với hành", từ đó "học một biết mười". Chính đặc trưng này còn cho thấy người học tự thể hiện nhằm chuẩn bị cho sự giao lưu, giao tiếp hợp tác với cộng đồng lớp học.
	Người học tự thể hiện hợp tác với bạn, học bạn, học xã hội: trên cơ sở tự học là chính, các vấn đề đã nêu trong thiết kế được đưa ra trao đổi thảo luận ở tổ, lớp. Học sinh phát biểu bảo vệ cách ứng xử của mình, tranh luận, đồng thời biết lắng nghe ý kiến, cách xử lý, ứng xử của bạn, cuối cùng được nghe thầy kết luận. Từ các kết luận về các tình huống từ giản đơn đến phức tạp, được sự dẫn dắt của thầy giáo, học sinh tự tìm lấy các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật. Thực hiện "học để hành", học sinh tiếp tục thảo luận (có sự dẫn dắt của thầy) để hiểu rõ các hành động mà mình cần và nên ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Sau khi nhận thức đầy đủ học sinh tự vạch cho mình một kế hoạch hành động trước mắt, lâu dài. Khi cần thiết, cá nhân có thể tranh thủ ý kiến của bạn, thầy về dự kiến hành động của mình. Đó chính là cách học thầy, học bạn, học hợp tác chia sẻ.
	PPDH tích cực luôn coi trọng tinh thần độc lập suy nghĩ, năng lực sáng tạo của học sinh: trong quá trình thiết kế bài học không có lời giải đáp cụ thể mà chỉ có nêu vấn đề nhằm kích thích suy nghĩ, tìm tòi của học sinh. Khi tự học, học sinh có thể tự đặt tình huống có thật để trao đổi với bạn cũng như trong hành động có thể nêu thêm các hành động thiết thực đối với mình (đồng thời bớt các hành động không cần thiết). 
	PPDH tích cực luôn tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, trong nhận thức và hành động. Gây hứng thú học tập cho học sinh là một định hướng quan trọng mà GDCD phải quan tâm, thầy giáo phải làm sao cho học sinh cảm nhận học tập là một hạnh phúc. Cố gắng thực hiện điều đó, PPDH tích cực không chỉ coi trọng nội dung tình huống - vấn đề đạo đức, pháp luật, chuyện kể, các hành động lý thú, hấp dẫn mà còn chú ý khai thác các hình thức học mà chơi, chơi mà học, đố vui, ca hát, kể chuyện theo chủ đề, giải thích ca dao, tục ngữ, danh ngôn (để ghi nhớ), điều tra xã hội theo chủ đề, tham quan thực tế, thăm di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, nghe kể chuyện anh hùng trong chiến đấu, lao động, học tập, sáng tạo.
	Người học tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh: căn cứ vào sự tiếp thu qua học bạn, nhất là kết luận khoa học của thầy giáo, người học tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm của mình với tinh thần cầu thị, trước hết để nhận thức vững vàng kiến thức và học cách học của bạn, của thầy. Thầy giáo căn cứ vào kết quả tự học, tự kiểm tra, tự sửa sai kiến thức của người học để cho điểm. Đánh giá học sinh theo PPDH tích cực không chỉ đơn thuần qua điểm số các bài kiểm tra miệng, viết và cuối kỳ như phương pháp truyền thống. Việc đánh giá đích thực phải đánh giá tổng thể học sinh, ngoài các bài viết còn có các hình thức khác như hồ sơ theo dõi quá trình tiến triển của học sinh, các câu chuyện, các bài tự luận do học sinh viết và các sản phẩm khác phản ánh năng lực học tập thái độ ứng xử, hợp tác và hành vi thực tế của học sinh trong đời sống hàng ngày.
	Nhà giáo - chuyên gia về việc học - là người tổ chức và hướng dẫn quá trình kết hợp cá nhân với xã hội hoá việc học của người học. Thầy chủ động hướng dẫn trò tự học, tìm kiếm kiến thức, bằng suy nghĩ, hành động của họ, khởi xướng và tổ chức mối liên hệ ngang trò - trò, tổ chức các chủ thể hợp tác với nhau, kích thích và can thiệp lại vấn đề, nêu thêm tình huống mới, gợi ý tranh luận hướng tới chân lý khoa học. Đối với PPDH tích cực thầy giáo phải giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, phải tạo ra được sự cộng hưởng kết hợp giữa ngoại lực - dạy với nội lực - tự học, làm tăng năng lực tự học, trò - trò hợp tác làm cho quan hệ ngang, dọc trong lớp được hài hoà, lớp học năng động, linh hoạt, vui tươi, thực sự dân chủ trong quá trình dạy và học. Vai trò của giáo viên là tạo ra điều kiện để từ đó một vấn đề có thể phát triển, có phương tiện và nguồn lực sẵn sàng cho học sinh và giúp học sinh nhận dạng các vấn đề, phát biểu các giả thuyết, chứng minh giả thuyết và rút ra kết luận. Đó là cách dạy tích cực để đảm bảo cho sự thành công của cách học tích cực hoá: tác động dạy của thầy cộng hưởng với năng lực của trò sẽ tạo ra chất lượng giáo dục.
	Như vậy, PPDH tích cực thường bao hàm các phương pháp sau: đặt vấn đề, giải quyết vấn, thảo luận nhóm, kể chuyện, đóng vai, trò chơi mô phỏng, thực hành, đối thoại, đề án, diễn đàn thanh niên... Một điều cần lưu ý thuyết giảng vẫn là một PPDH được sử dụng trong những bài học có nhiều nội dung kiến thức, thông tin mới, cần giải thích diễn giải. Với cách hiểu đúng về việc áp dụng PPDH tích cực trong quá trình dạy học GDCD này, giáo viên sẽ tránh được những thái cực như gạt bỏ hoàn toàn phương pháp thuyết giảng chỉ điều hành học sinh phát huy tính tích cực của cá nhân và thảo luận nhóm còn mình chỉ đứng bên ngoài. Thực tế giảng ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam cho thấy để hoạt động dạy học có hiệu quả người giáo viên phải đủ trình độ và sáng tạo từ khâu nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài soạn đến việc điều hành hoạt động dạy học trên lớp và đánh giá học sinh.	
	Việc đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ với các vấn đề như: đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy môn GDCD; đổi mới sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên, tài liệu tham khảo, đổi mới trang thiết bị dạy học, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật; đổi mới công tác quản lý học sinh, công tác kiểm tra dự giờ môn GDCD; chấn chỉnh tinh thần thái độ học tập của học sinh. Song điều cốt yế

File đính kèm:

  • docDOI MOI PPDH TRONG MON GDCD.doc