Đề tư liệu thi học sinh giỏi huyện môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm)

a. Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.

b. Tính góc nhập xạ vào lúc 12 giờ ngày Hạ chí tại các điểm có vĩ độ: 21013' và 33035'.

Câu 2: (2 điểm)

Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chỉ ra đặc điểm khác biệt lớn nhất về mùa đông giữa vùng Đông Bắc Bắc Bộ và vùng Tây Bắc Bắc Bộ của nước ta? Giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó?

Câu 3: (1 điểm)

Dựa vào Át-lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: (2 điểm)

Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày thế mạnh và hạn chế về tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tư liệu thi học sinh giỏi huyện môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ TƯ LIỆU THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 05 câu, 01 trang)
Câu 1: (2 điểm)
a. Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.
b. Tính góc nhập xạ vào lúc 12 giờ ngày Hạ chí tại các điểm có vĩ độ: 21013' và 33035'.
Câu 2: (2 điểm)
Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chỉ ra đặc điểm khác biệt lớn nhất về mùa đông giữa vùng Đông Bắc Bắc Bộ và vùng Tây Bắc Bắc Bộ của nước ta? Giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó?
Câu 3: (1 điểm)
Dựa vào Át-lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: (2 điểm)
Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày thế mạnh và hạn chế về tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5: (3 điểm) 
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của Việt Nam (nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
890,6
728,5
162,1
1994
1465,0
1120,9
344,1
1998
1782,0
1357,0
425,0
2002
2647,4
1802,6
844,8
a. Vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990 - 2002.
b. Giải thích tại sao đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng có ngành thuỷ sản phát triển nhất nước ta?
------ Hết ------
PGD - ĐT CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
a.
Do trục Trái đất nghiêng (66033’) với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt trời nên trục Trái đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau.
- Vào ngày Hạ chí: Nửa cầu Bắc chúc về phía mặt trời, đường phân chia sáng tối ở sau trục Trái đất, cung được chiếu sáng dài hơn cung bị tối dẫn đến đêm ngắn ngày dài.
- Vào ngày Đông chí: Nửa cầu Bắc xa mặt trời, đường phân chia sáng tối ở trước trục Trái đất, cung được chiếu sáng ngắn hơn cung bị tối nên đêm dài ngày ngắn.
- Độ dài ngày đêm ở xích đạo bằng nhau.
- Càng xa xích đạo độ chệch ngày đêm càng lớn.
+ Vào 22.6: Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc: toàn là ngày.
 Từ vòng cực Nam đến cực Nam: toàn là đêm.
+ Vào ngày 22.12: Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc: toàn là đêm.
 Từ vòng cực Nam đến cực Nam: toàn là ngày.
- Ở hai cực ngày và đêm dài suốt 6 tháng.
- Vào ngày Xuân phân và Thu phân, tia mặt trời vuông góc với xích đạo, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau.
b.
- Góc nhập xạ vào ngày Hạ chí tại điểm có vĩ độ 21013' B là:
900 - (23027' - 21013') = 87046'
- Góc nhập xạ vào ngày Hạ chí tại điểm có vĩ độ 21013' N là:
900 - (23027' + 21013') = 45020'
- Góc nhập xạ vào ngày Hạ chí tại điểm có vĩ độ 33035'B là:
900 - (33035' - 23027') = 79052'
- Góc nhập xạ vào ngày Hạ chí tại điểm có vĩ độ 33035'N là:
900 - (33035' + 23027') = 32058'
(1đ)
0.25đ
0.25đ
0.5đ
(1đ)
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
2
(2 điểm)
* Điểm khác biệt:
- Mùa đông ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ đến sớm và kết thúc muộn.
- Mùa đông ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ đến muộn và kết thúc sớm.
* Giải thích:
- Miền Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh chính là do hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Cường độ hoạt động, thời gian hoạt động của gió mùa Đông bắc quyết định đến đặc điểm và thời gian của mùa đông ở Việt Nam.	
- Đặc điểm khác biệt của mùa đông giữa hai vùng do nhiều nguyên nhân tạo ra, song chủ yếu là do tác động của địa hình:
+ Vùng Đông Bắc Bắc Bộ: địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, hướng chính là hướng vòng cung, (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) các cánh cung mở rộng về phía bắc, chụm đầu lại ở dãy Tam Đảo => gió mùa Đông bắc dễ dàng xâm nhập.	
+ Vùng Tây Bắc Bắc Bộ: địa hình cao nhất nước, hướng chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam, đặc biệt có dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ => ngăn cản hoạt động của gió mùa Đông Bắc xâm nhập vào vùng.
- Đầu mùa đông, cường độ hoạt động của gió mùa Đông bắc còn yếu nên chỉ hoạt động và tạo ra mùa đông ở vùng Đông Bắc, chưa đủ lực để vượt dãy Hoàng Liên Sơn tràn sang Tây Bắc. Đến giữa mùa đông, những trận gió mùa Đông Bắc mạnh hơn mới vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn và tạo ra mùa đông ở Tây Bắc. 
=> Mùa đông ở Đông Bắc đến sớm hơn Tây Bắc.	
- Cuối mùa đông, cường độ của gió mùa Đông bắc yếu dần, nên nhanh chóng rút ra khỏi địa phận của vùng Tây Bắc và chỉ hoạt động ở vùng Đông Bắc.
=> Mùa đông ở Tây Bắc kết thúc sớm hơn Đông Bắc.	
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
(1 điểm)
* Khái quát:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích nhỏ (gồm 10 tỉnh), nằm ở hạ lưu sông Hồng với địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 200m.
* Đặc điểm phân bố dân cư:
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất so với 7 vùng trong cả nước (năm 2002 là 1179 người/km2).
- Do vùng có diện tích nhỏ nhưng lại có số dân đông nhất cả nước (năm 2002 là 17,5 triệu người). Đây là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm ở nước ta. Với đặc điểm là vùng đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày, nguồn nước dồi dào, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sinh vật phong phú; đồng thời cũng là vùng có nền văn minh lúa nước từ rất sớm nên dân cư đã tập trung đông đúc tại vùng này.
- Trong vùng cũng có sự phân bố dân cư không đều thể hiện qua các cấp phân bố.
+ Thủ đô Hà Nội là khu vực có mật độ dân số cao nhất, hơn 2000 người/km2. Do thành phố Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn nhất miền Bắc vừa là cơ quan đầu não của cả nước (trung tâm văn hóa, chính trị); hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện; các hoạt động kinh tế ở đây diễn ra rất sôi động nên mức độ tập trung dân số cao nhất.
+ Phần lớn các tỉnh có mật độ dân số cao từ 1001 - 2000 người/km2 (Hải Dương, Hà Tây cũ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình). Đây là các tỉnh đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, hoạt động nông nghiệp phát triển sớm; hiện nay lại đang trong quá trình công nghiệp hóa nên mức độ tập trung dân số khá cao.
+ Một số tỉnh còn có những khu vực có mật độ dân số ở mức 501 - 1000 người/km2 hoặc thấp hơn từ 201 - 500 người/km2 như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đó là những khu vực ở rìa trung du hoặc những vùng phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
4
(2 điểm)
Đây là vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta.
1. Khoáng sản
a. Thế mạnh:
* Khoáng sản nhiên liệu:
- Than tập trung ở bể than Đông Bắc (6,5 tỉ tấn)
+ Than antraxit: trữ lượng lớn, các mỏ Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Mạo Khê (Quảng Ninh). Năm 2005 khai thác được 32,6 triệu tấn (chủ yếu khai thác ở Quảng Ninh). Một phần than khai thác được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc. Xuất khẩu 17,9 triệu tấn than đá.
+ Than nâu: Na Dương (Lạng Sơn).
+ Than mỡ dùng để luyện cốc: Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quỳnh Nhai (Điện Biên), Sơn Dương (Tuyên Quang).
* Khoáng sản kim loại:
- Kim loại đen: 
+ Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Quý Xa (Yên Bái), Trại Cau (Thái Nguyên).
+ Măng gan: Tốc Tát (Cao Bằng), Tuyên Quang. 
+ Ti tan: Sơn Dương (Tuyên Quang).
- Kim loại màu:
+ Chì - kẽm: Chợ Đồn, Chợ Điền (Bắc Kạn).
+ Thiếc - vonfram: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang). 
+ Đồng - vàng: Sinh Quyền (Lào Cai), Tạ Khoa (Sơn La).
+ Vàng: Na Rì (Bắc Cạn).
+ Bôxit: Cao Bằng, Lạng Sơn.
+ Đất hiếm: Lai Châu .
* Khoáng sản phi kim loại:
- Apatit: Cam Đường (Lào Cai). Mỗi năm sản xuất 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
- Pirit: Phú Thọ.
- Phốtphorit: Hữu Lũng (Lạng Sơn).
- Đá quý: Lục Yên (Yên Bái).
- Đá vôi phân bố rộng khắp.
b. Hạn chế:
- Phần lớn là các mỏ quy mô nhỏ, ý nghĩa địa phương.
- Phân bố ở những nơi giao thông chưa phát triển. 
- Địa hình hiểm trở, xa đường giao thông.
- Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất, khi khai thác đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí sản xuất cao.
- Công nghệ khai thác lạc hậu dễ bị lãng phí tài nguyên, giá thành khai thác cao. 
2. Thuỷ điện
a. Thế mạnh:
- Tập trung ở hệ thống sông Hồng: công suất 11 triệu KW (chiếm 37 % dự trữ thuỷ điện cả nước), riêng sông Đà là 6 triệu KW (19% dự trữ thuỷ điện cả nước). 
- Các nhà máy thủy điện hiện nay đã xây dựng:
+ Thuỷ điện Thác Bà, trên sông Chảy, công suất 110 nghìn KW.
+ Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà, công suất 1,92 triệu KW.
- Đang xây dựng:
+ Thuỷ điện Sơn La, thượng lưu sông Đà, công suất 2,4 triệu KW. 
+ Thuỷ điện Tuyên Quang, trên sông Gâm, công suất 300 nghìn KW.
- Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ được xây dựng ở phụ lưu các con sông.
* Khó khăn:
- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện lớn sẽ gây ngập lụt cả một vùng rộng lớn. Vì thế phải chú ý đến vấn đề môi trường và khai thác tổng hợp tài nguyên nước.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
5
(3 điểm)
a. Vẽ biểu đồ:
- Tính đúng tốc độ tăng sản lượng thủy sản (đơn vị: %):
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
100
100
100
1994
164,5
153,9
212,3
1998
200
186,3
262,2
2002
297,3
247,4
521,2
- Vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn.
- Vẽ đúng, đảm bảo tính chuẩn xác về tỉ lệ, có chú thích và tên biểu đồ chính xác.
b. Đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng có ngành thuỷ sản phát triển nhất nước ta là do những nguyên nhân sau:
- Có ba mặt giáp biển (đường bờ biển dài).
- Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn, trữ lượng cá biển chiếm 1/2 cả nước.
- Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho sự phát triển nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt gần như không có bão nên tàu thuyền đánh bắt cá có thể hoạt động quanh năm.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày, nhiều bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản.
- Dân cư có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
(2đ)
0.5đ
1.5đ
(1đ)
0.5đ
0.5đ
Bài viết được điểm tối đa cho từng ý phải là bài viết trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, có dẫn chứng, liên hệ hoặc sáng tạo. GV căn cứ vào mức độ hoàn thành của HS để thưởng hoặc trừ điểm (nếu sai) cho phù hợp (số điểm thưởng hoặc trừ không vượt quá số điểm của từng ý).

File đính kèm:

  • docde_tu_lieu_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_dia_li_lop_9_truong_t.doc