Đề trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12

1. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá.

2. Gen phân mảnh có

A. có vùng mã hoá liên tục. B. chỉ có đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục. D. chỉ có exôn.

3. Ở sinh vật nhân thực

A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.

C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

4. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì

A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, đư¬ợc đọc một chiều liên tục từ 5’ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.

B. đư¬ợc đọc một chiều liên tục từ 5’ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.

C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.

D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.

5. Quá trình phiên mã tạo ra

A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. tARNm, mARN, rARN.

6. Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi

A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế. C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.

7. Sinh vật nhân thực sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra

A. ở giai đoạn trước phiên mã. B. ở giai đoạn phiên mã. C. ở giai đoạn dịch mã. D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.

8. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến

A. gen. B. tiền phôi. C. xô ma. D. giao tử.

9. Đột biến thành gen trội biểu hiện

A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. ở phần lớn cơ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: 	ĐỀ 2
GEN – MÃ DT – NHÂN ĐÔI ADN – PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN – CẤU TRÚC NST – ĐB GEN, NST
1. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng 
A. khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc. C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá.
2. Gen phân mảnh có 
A. có vùng mã hoá liên tục.	B. chỉ có đoạn intrôn. 	C. vùng không mã hoá liên tục.	D. chỉ có exôn.
3. Ở sinh vật nhân thực
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.	B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.	D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
4. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
B. được đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
5. Quá trình phiên mã tạo ra 
A. tARN.	B. mARN.	C. rARN.	D. tARNm, mARN, rARN.
6. Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi
A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế.	C. cơ chế điều hoà cảm ứng.	D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng.
7. Sinh vật nhân thực sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra 
A. ở giai đoạn trước phiên mã.	B. ở giai đoạn phiên mã. C. ở giai đoạn dịch mã.	D. từ trước phiên mã đến sau dịch mã.
8. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến
A. gen.	B. tiền phôi.	C. xô ma.	D. giao tử.
9. Đột biến thành gen trội biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.	B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.	D. ở phần lớn cơ thể.
10. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen
 A. có thể làm cho gen có chiều dài không đổi	B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu..
 C. tách thành hai gen mới	D. không thay đổi cấu trúc gen.
11. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.	B. đột biến A-T"G-X.
C. đột biến G-X" A-T.	D. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
12.Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. đột biến thêm A.	B. đột biến mất A.
C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau.	D. đột biến A-T"G-X.
13. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau về axit amin thứ 80. Gen cấu trúc đã bị đột biến dạng
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác hoặc đảo vị trí ở bộ ba thứ 80.	B. đảo vị trí cặp nuclêôtit ở vị trí 80.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit vào vị trí 80.	D. mất cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
14. Một nuclêôxôm gồm
A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
15. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể.	B. số lượng , hình thái nhiễm sắc thể.
C. số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể.	D. số lượng không đổi.
16. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là
A. sợi cơ bản, đường kính 10 nm.	B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
C. siêu xoắn, đường kính 300 nm.	D. crômatít, đường kính 700 nm.
17. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về cấu trúc của
A. ADN.	B. nhiễm sắc thể.	C. gen.	D. các nuclêôtit.
18. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, chuyển đoạn. 	D. chuyển đoạn.
19. Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng
A. mất đoạn nhỏ. 	B. đảo đoạn.	C. lặp đoạn.	D. chuyển đoạn lớn.
20. Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động.	B. đảo đoạn có tâm động. C. chuyển đoạn không tương hỗ.	D. chuyển đoạn tương hỗ.
21.Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ADCBEDEFGH. Dạng đột biến đó là
A. đảo đoạn.	B. lặp đoạn.	C. chuyển đoạn tương hỗ.	D. chuyển đoạn không hỗ.
22. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A. ung thư máu. 	B. bạch Đao.	C. máu khó đông.	D. hồng cầu hình lưỡi liềm.
23. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là
A. thể lệch bội.	B. đa bội thể lẻ.	C. thể tam bội. 	D. thể tứ bội.
24. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của một loài có 22 nhiễm sắc thể, trong tế bào cá thể A có số nhiễm sắc thể ở cặp thứ 2 có 3 chiếc, cá thể đó là thể
A. ba.	B. tam bội.	C. đa bội lẻ.	D. đơn bội lệch.
25. Ở người, các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và thường vô sinh là hậu quả của đột biến
A. lệch bội ở cặp nhiễm sắc thể số 21.	B. mất đoạn nhiễm sắc thể số 21.
C. dị bội thể ở cặp nhiễm săc thể giới tính.	D. chuyển đoạn nhỏ ở nhiễm sắc thể số 21.
26. Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY khi nhiễm sắc thể kép XX không phân ly là 
A. XX, XY và 0.	B. XX , Yvà 0.	C. XY và 0.	D. X, YY và 0.	
27. Thể đa bội được hình thành do trong phân bào
A. một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.	B. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
C. một cặp nhiễm sắc thể không phân ly.	D. một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly.
28. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba kép là
A. 18.	B. 10.	C. 7.	D. 12.
29. Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên
A. cành tứ bội trên cây lưỡng bội	B. cành đa bội lệch.	C. thể tứ bội.	D. thể bốn nhiễm.
30. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa giao phấn với cây có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp.	B. 33 cao: 3 thấp.	C. 27 cao: 9 thấp.	D. 11 cao: 1 thấp.
31. Trong trường hợp giảm phân xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen Aaa là
A. A, Aa, a, aa.	B. A, AA, Aa, aa.	C. AA, Aa, a, aa.	D. A, AA, a, aa.	
32. Tính phổ biến của mã bộ ba có nghĩa là
A. một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin .	
B. mỗi bộ ba mã hóa cho một axit amin nhất định .
C. mỗi aa được mã hóa bởi một hoặc nhiều bộ ba khác nhau 
D. các loài sinh vật khác nhau đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ trường hợp ngoại lệ.
32. Côđon nào dưới đây mã hóa cho axit amin mở đầu?
A. 5’AUG 3’ 	 B. 3’AUG 5’ C. UAA D. UAG
33. Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên 
A. mạch khuôn có chiều 3’à 5’. 	B. mạch khuôn có chiều 5’à 3’. 
C. cả 2 mạch. 	D. Mạch khuôn có chiều 5’à 3’ hoặc 3’à 5’
34. Các prôtêin được tổng hợp trong TB nhân sơ đều
A. bắt đầu bằng axitamin Met (met- tARN). 	B. bắt đầu bằng foocmin- Met.
C. kết thúc bằng Met. 	D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN.
35. Một đoạn ADN nhân đôi trong MT chứa toàn bộ các Nu tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Cuối qt đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch không đánh dấu. Mạch không đánh dấu thứ nhất chứa 600T và 150X, mạch không đánh dấu thứ hai chứa 450T và 300X. Số lần nhân đôi của đoạn ADN là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
36. Một pt ADN ở SV nhân thực có số Nu loại A chiếm 20% tổng số Nu. Tỉ lệ số Nu loại G trong pt ADN này là
A. 20%	B. 10%	C. 30%	D. 40%
37. Các thể tự đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng chống chịu tốt, tế bào to,là do 
A. có số loại NST tăng lên gấp bội. B. số loại alen tăng lên gấp bội. 
C. hàm lượng ADN tăng gấp bội. D. số lượng tế bào tăng lên gấp bội.
38. Cho các thể đột biến có kí hiệu như sau : Ung thư máu ở người (1) ; Máu khó đông ở người (2) ; Hồng cầu lưỡi liềm ở người (3) ; Hội chứng Tơcnơ (4) ; Bạch tạng ở người (5) ; Thể mắt dẹt ở ruồi giấm (6) ; Hội chứng Đao (7) ; Hội chứng Claiphentơ (8) ; Mù màu ở người (9) ; Dính ngón tay thứ 2 và 3 ở người (10). Các thể đột biến cấu trúc NST gồm: 
A. (1), (6). B. (1), (6), (10). C. (2), (3), (5), (9) và (10). D. (4), (7) và (8).
39. Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaaBBBBDDDdEEee Bộ NST của cá thể này gọi là 
A. thể bốn. 	B. thể tứ bội. 	C. thể tứ bội hoặc thể bốn. 	D. thể bốn kép
40. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trong 1 đoạn prôtêin như sau: Mêtiônin – lơxin- alanin - lizin - valin -. Nếu xảy ra đột biến điểm tạo alen mới làm chuỗi polipeptit không được tổng hợp do hình thành bộ ba kết thúc ngay sau bộ ba mở đầu. Tính từ bộ ba mở đầu thì đột biến xảy ra là 
A. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở vị trí thứ 4. 	B. thay thế cặp A-T bằng cặp T - A ở vị trí thứ 4. 
C. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X ở vị trí thứ 5. 	D. thay thế cặp A - T bằng cặp T - A ở vị trí thứ 5.
Đáp án
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 – 10
11 – 20
21 – 30
31 - 40

File đính kèm:

  • docde trac nghiem sinh 12 bien di.doc