Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn: Hoá Học

Câu 1: (3 điểm)

1. Cho các chất: CaCO3; AgNO3; ZnSO4; Cr(OH)3; MnO2 những chất nào có thể phản ứng với dd HCl ? Viết PTHH.

2. Đốt quặng pirit ta thu được khí A, nhiệt phân muối kali clorat ta thu được khí B, khi làm mất nước rượu etylic ta thu được khí C, khi cho axit clohiđric tác dụng với muối sắt ta thu được khí D có mùi trứng thối.

Biết rằng A và C đều tác dụng với dd Brom.

Khí B tác dụng với khí D trong các điều kiện khác nhau ta thu được các sản phẩm khác nhau: Trường hợp thứ nhất cho ta khí A; trường hợp thứ hai cho ta chất kết tủa màu vàng C.

Hãy viết PT phản ứng xảy ra. Xác định A, B, C, D, G

Câu 2: (2 điểm)

1. Trên các bao bì phân bón NPK thường kí hiệu bằng những chữ số như 25.12.12 hoặc 15.10.10. Kí hiệu này cho ta biết điều gì ? Từ kí hiệu này có thể tính được tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố N, P, K hay không ? Áp dụng tính với trường hợp phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10

2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các gói đựng các oxit mất nhãn sau: Fe2O3; CuO; MgO; Na2O

Câu 3: (1,5 điểm)

Có các chất hữu cơ A, B, D trong CTPT đều chứa C, H, O

Biết A tác dụng với B cho ta chất D có CTPT là C4H8O2, khi oxi hoá A dưới tác dụng của men giấm cho ta B

A, B đều tác dụng với kim loại natri; B tác dụng với dd natri hiđroxit ở nhiệt độ thường, còn D tác dụng với dd natri hiđroxit khi đun nóng.

Tìm CTPT, CTCT của A, B, D và viết các PTHH.

 

 

doc1 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn: Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
 MÔN: HOÁ HỌC
 (Năm học 2005 – 2006, thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1: (3 điểm)
1. Cho các chất: CaCO3; AgNO3; ZnSO4; Cr(OH)3; MnO2 những chất nào có thể phản ứng với dd HCl ? Viết PTHH.
2. Đốt quặng pirit ta thu được khí A, nhiệt phân muối kali clorat ta thu được khí B, khi làm mất nước rượu etylic ta thu được khí C, khi cho axit clohiđric tác dụng với muối sắt ta thu được khí D có mùi trứng thối.
Biết rằng A và C đều tác dụng với dd Brom.
Khí B tác dụng với khí D trong các điều kiện khác nhau ta thu được các sản phẩm khác nhau: Trường hợp thứ nhất cho ta khí A; trường hợp thứ hai cho ta chất kết tủa màu vàng C.
Hãy viết PT phản ứng xảy ra. Xác định A, B, C, D, G
Câu 2: (2 điểm)
1. Trên các bao bì phân bón NPK thường kí hiệu bằng những chữ số như 25.12.12 hoặc 15.10.10. Kí hiệu này cho ta biết điều gì ? Từ kí hiệu này có thể tính được tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố N, P, K hay không ? Áp dụng tính với trường hợp phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10
2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các gói đựng các oxit mất nhãn sau: Fe2O3; CuO; MgO; Na2O
Câu 3: (1,5 điểm)
Có các chất hữu cơ A, B, D trong CTPT đều chứa C, H, O
Biết A tác dụng với B cho ta chất D có CTPT là C4H8O2, khi oxi hoá A dưới tác dụng của men giấm cho ta B
A, B đều tác dụng với kim loại natri; B tác dụng với dd natri hiđroxit ở nhiệt độ thường, còn D tác dụng với dd natri hiđroxit khi đun nóng. 
Tìm CTPT, CTCT của A, B, D và viết các PTHH.
Câu 4: (1,5 điểm)
Hoà tan 4,2g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R (hóa trị II) vào dd HCl thu được 2,24 lít H2 (đktc), Nếu khi hòa tan 5,5g kim loại R thì dùng không hết 500ml dd HCl 1M. Xác định kim loại R và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 
Câu 5: (2,0 điểm)
Cho 100ml dd A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại (hoá trị I) dễ tan trong nước của axit đó tác dụng với 60ml dd Ba(OH)2 0,25M, sau phản ứng thu được dd B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B cần cho thêm 3,65g dd HCl 15%. Mặt khác, khi cho 100ml dd A tác dụng với H2SO4 dư, đun nóng thu được hơi axit hữu cơ trên có thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g oxi đo ở cùng điều kiện. Tính nồng độ mol của các chất trong A.

File đính kèm:

  • docDe thi thu mon hoa L10 chuyen.doc