Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (Đề dự bị) - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

Cho câu thơ sau trong sách Ngữ văn 9, tập 1: “Từ hồi về thành phố”

a. Hãy chép lại theo trí nhớ 3 dòng thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác?

b. Xác định nội dung chủ yếu của đoạn thơ. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về đoạn thơ đó?

Câu 2 (3,0 điểm)

Suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn.

Câu 3 (5,0 điểm)

 Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao là điển hình cho vẻ đẹp của những người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

 (Theo Ngữ văn 9, tập 1)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (Đề dự bị) - Năm học 2016-2017 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho câu thơ sau trong sách Ngữ văn 9, tập 1: “Từ hồi về thành phố”
a. Hãy chép lại theo trí nhớ 3 dòng thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác?
b. Xác định nội dung chủ yếu của đoạn thơ. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về đoạn thơ đó?
Câu 2 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn.
Câu 3 (5,0 điểm)
 Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao là điển hình cho vẻ đẹp của những người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
 (Theo Ngữ văn 9, tập 1)
	Phân tích nhân vật anh thanh niên để làm rõ nhận định trên.
 ...........................Hết .............................
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:.......................
Chữ kí của giám thị 1:.................................Chữ kí của giám thị 2:......................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề thi gồm: 03 trang)
YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm chắc hướng dẫn chấm để đánh giá thật chính xác, khách quan, đầy đủ kết quả của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Trong qua trình chấm thi, bám sát hướng dẫn chấm song cần vận dụng một cách linh hoạt nhất là đối với những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1(2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
a.
- Ba dòng thơ tiếp: quen ánh điện, cửa gương / vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường
- Tác phẩm: Ánh trăng.
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
0,5
0,25
0,25
b.
- Nội dung đoạn thơ: câu thơ mượn hình ảnh ánh điện, cửa gương và vầng trăng để phản ánh một hiện thực: môi trường sống thay đổi làm con người cũng thay đổi theo, những gì trong quá khứ dễ trở thành người dưng, không quen biết.
- Hình ảnh vừa thực vừa có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống hiện đại và quá khứ hồn nhiên. 4 dòng thơ là lời nhắc nhở về lối sống thủy chung, tình nghĩa. 
0,5
0,5
Câu 2(3,0 điểm)
Về kỹ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức
Học sinh cần làm rõ các ý sau: 
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0,25
2
Giải thích vấn đề
- Khiêm tốn: Là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, cho mình là hơn người.
- Khiêm tốn là đức tình cần hình thành và thể hiện của mỗi người.
0,5
3
Phân tích, đánh giá vấn đề
- Cơ sở hình thành đức tính khiêm tốn 
Con người từ khi sinh ra không ai là đã hoàn thiện, toàn năng, kể cả những người được coi là thần đồng. 
Sự hiểu biết, biết mình, biết người, biết khả năng cũng như giới hạn của bản thân.
Ý thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân. 
- Vai trò của khiêm tốn trong cuộc sống
Là đức tính đáng quý, đáng trọng. 
Giúp con người chủ động rèn luyện, tu dưỡng, học tập để hoàn thiện bản thân, từ nhân cách, trình độ, năng lực,...
Giúp con người loại bỏ hay ít nhất cũng thu hẹp khoảng cách giữa mình và mọi người: giúp hòa nhập với cộng đồng, tạo mối quan hệ thân thiện, dễ hợp tác,...
Giúp con người có cách nhìn nhận, đánh giá người khác một cách thân thiện.
Mở ra những cơ hội để học hỏi người khác, là cách tốt nhất để hoàn thiện bản thân.
0,5
0,75
4
Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Phân biệt đức tính khiêm tốn với tự ti: tự ti là tự đánh giá mình thấp hơn khả năng, năng lực vốn có của bản thân. Nếu tự ti, con người sẽ bị mặc cảm thua kém người khác, nhút nhát, không dám làm kể cả những việc không quá khả năng của bản thân.
- Khiêm tốn trong thái độ, ứng xử song vẫn cần ý thức đầy đủ về khả năng, giá trị của bản thân để mạnh dạn khẳng định mình, tự tin đề đạt ý kiến cá nhân, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm.
- Phê phán những người kiêu căng, tự cao, tự đại và những người tự ti, nhút nhát. 
(Học sinh cần có dẫn chứng cụ thể, xác thực trong đời sống để minh họa cho từng luận điểm)
0,5
Khẳng định ý nghĩa của đức tính khiêm tốn
Liên hệ bản thân
0,5
Câu 3 (5,0 điểm)
a. Về kỹ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một nhân vật.
- Kết hợp tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh. 
- Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức
Học sinh cần làm rõ các ý sau: 
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu khái quát về Nguyễn Thành Long, truyện Lặng lẽ Sa Pa và vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên. 
0,5
2
2.1. Giới thiệu nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính: tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống và làm việc. Hoàn cảnh sống đặc biệt (người cô độc nhất thế gian) là cơ sở để bộc lộ vẻ đẹp của những người lao động lặng lẽ, âm thầm.
0,5
2.2. Vẻ đẹp của lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nghề, say mê và rất trách nhiệm với công việc được giao
- Tình nguyện lên công tác trên đỉnh Yên Sơn: môi trường sống gian khổ, khắc nghiệt, cô đơn,.
- Ý thức về công việc và ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng: cảm thấy hạnh phúc khi công việc có ích; suy nghĩ sâu sắc về công việc: khi ta làm việc, ta với công việc là hai, vất vả, đơn điệu nhưng không cảm thấy buồn chán,
- Say mê đọc sách, nghiên cứu, chấp hành nghiêm giờ giấc: không bỏ giờ ốp bao giờ,
- Hạnh phúc khi được góp sức mình vào việc bắn rơi máy bay Mỹ. 
1,25
2.3. Vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm: chân tình, cởi mở, hiếu khách, lạc quan, yêu cuộc sống
- Khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người: lăn khúc gỗ, chặn xe, trân trọng từng phút trò chuyện với cô kỹ sư, ông hoạ sĩ.
- Quan tâm, chăm sóc mọi người, dù chỉ là người mới gặp lần đầu: tặng tam thất cho vợ bác lái xe, tặng trứng, hoa cho ông hoạ sĩ, cô kỹ sư,...
- Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, nuôi gà, trồng hoa,
1,0
2.4. Vẻ đẹp của đức tính khiêm tốn 
- Ít nói về mình.
- Từ chối không để họa sĩ vẽ mình. 
0,5
3
 Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện hấp dẫn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Sáng tạo những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. 
0,75
4
Khẳng định vẻ đẹp lí tưởng của anh thanh niên, tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người lao động, đặc biệt là những người làm công việc thầm lặng. 
0,5
Lưu ý: Học sinh có thể không tách riêng mà kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật nên khi chấm, giám khảo cần linh hoạt trong cách cho điểm. 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_ngu_van.doc
Giáo án liên quan