Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Lịch sử - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trình bày nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Việc vận dụng nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta hiện nay?

Câu 2 (2,0 điểm)

Nêu chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ giai đoạn (1945-1991) và (1991-2000). Nhận xét về chính sách đối ngoại đó.

Câu 3 (2,0 điểm)

Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng.

Câu 4 (2,0 điểm)

Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy:

a. Phân tích các yếu tố tạo ra thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

b. Rút ra bài học từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 5 (2,0 điểm)

Cho bảng tóm tắt những kiến thức lịch sử sau:

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Lịch sử - Năm học 2015-2016 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai trò của Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng.
Câu 4 (2,0 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy:
a. Phân tích các yếu tố tạo ra thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 
b. Rút ra bài học từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho bảng tóm tắt những kiến thức lịch sử sau:
Năm 1947
Năm 1950
1953 - 1954
- Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc ...
- Ta anh dũng chiến đấu với Pháp và giành thắng lợi.
- Pháp thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve”, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai...
- Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới và giành thắng lợi.
- Pháp thực hiện “Kế hoạch Na-va”..., xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ...
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954..., mở chiến dịch Điện Biên Phủ... cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
a. Nhận xét quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam qua bảng tóm tắt kiến thức trên.
b. Hãy phân tích tác động từ kết cục cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) đến tình hình thế giới.
........................... Hết ...........................
Thí sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
 Số báo danh:............................................... Họ và tên thí sinh:.......................................................
 Giám thị số 1:................................................ Giám thị số 2:.............................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ
Đáp án gồm 05 trang
Hướng dẫn chung
	1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn quy định.
	2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: 
	- Trả lời đúng, có phân tích cụ thể
	- Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả
	3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25
Đáp án và thang điểm
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Việc vận dụng nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta hiện nay? 
Ý
Nội dung
Điểm
1
* Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
0,75
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
0,25
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
0,25
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
0,25
2
* Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc: giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình vào việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
0,25
3
* Việt Nam vận dụng nguyên tắc của Liên hợp quốc vào việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay: (Thí sinh có thể trả lời khác nhau nhưng bài làm phải thể hiện được các ý cơ bản sau)
1,0
+ Đảng và Chính phủ ta đã dùng biện pháp đấu tranh ngoại giao yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ những quy định của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 
0,25
+ Đảng và Chính phủ ta sử dụng những bản đồ, lược đồ có giá trị lịch sử, chứng minh cho thế giới thấy rằng Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam...
0,25
+ Kêu gọi cộng đồng các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế qua các kênh ngoại giao để lên án những hành động sai trái xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông...
0,25
+ Như vậy, Việt Nam đã sử dụng những biện pháp đấu tranh hòa bình với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay là phù hợp với nguyên tắc của Liên hợp quốc, phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam; được đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế ủng hộ...
0,25
Câu 2 (2,0 điểm)
Nêu chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ giai đoạn (1945-1991) và (1991-2000). Nhận xét về chính sách đối ngoại đó.
Ý
Nội dung
Điểm
1 
* Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn (1945-1991) và (1991-2000). 
1,0
- Giai đoạn 1945-1991:
0,75
+ Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
0,25
+ Mĩ đã tiến hành viện trợ, lôi kéo, khống chế các nước đồng minh, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
0,25
+ Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ những Mĩ cũng vấp phải những thất bại nặng nề, nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
0,25
- Giai đoạn 1991- 2000:
0,25
+ Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối, khống chế.
0,25
2
* Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ.
1,0
- Hình thức trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở từng giai đoạn trên là khác nhau.
0,5
- Bản chất chính sách đối ngoại của Mĩ không thay đổi là muốn làm bá chủ thế giới.
0,5
Câu 3 (2,0 điểm): 
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng.
Ý
Nội dung
Điểm
1
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
1,0
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
0,25
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân.
0,25
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản.
0,25
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
0,25
2
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng.
1,0
- Nguyễn Ái Quốc là người chuẩn bị trực tiếp về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
0,25
- Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam đó là thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tiền thân của Đảng ta
0,25
- Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; viết Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và được hội nghị thông qua. 
0,25
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,25
Câu 4 (2,0 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy:
a. Phân tích các yếu tố tạo ra thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. 
b. Rút ra bài học từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ý
Nội dung
Điểm
1
a. Phân tích các yếu tố tạo ra thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
1,0
- Yếu tố chủ quan:
+ Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, Đảng ta ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của ta là phát xít Nhật và phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.
0,25
+ Khoảng giữa tháng 8 -1945, việc chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa đã hoàn tất..., căn cứ địa được mở rộng..., Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đông đảo lực lượng trong cả nước. Toàn dân tộc sẵn sàng đón chờ thời cơ vùng dậy giành chính quyền.
0,25
- Yếu tố khách quan: 
+ Giữa tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương và chính quyền tay sai thân Nhật hoang mang cực độ.
0,25
+ Quân Đồng minh lúc đó chưa kịp vào Đông Dương.
0,25
2
b. Bài học từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
1,0
- Với cách mạng:
+ Phải có Đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn lịch sử; biết tập hợp đông đảo nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất...
0,25
+ Nắm bắt tình hình thế giới và trong nước, chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa; biết phân loại và cô lập kẻ thù; chuẩn bị chu đáo cho cách mạng; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang...
0,25
- Với bản thân: 
+ Tích cực học tập và có phương pháp phù hợp để trang bị kiến thức cho bản thân, biết đoàn kết với mọi người xung quanh...
0,25
+ Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, xác định mục tiêu phấn đấu và chủ động tạo cơ hội cho bản thân...
0,25
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Nhận xét quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam qua bảng tóm tắt kiến thức trên.
b. Hãy phân tích tác động từ kết cục cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) đến tình hình thế giới.
Ý
Nội dung
Điểm
1
a. Nhận xét về cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
1,0
- Năm 1947, Pháp nắm thế chủ động tấn công ta; ta bị động đối phó với Pháp. Thất bại ở Việt Bắc buộc chúng phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
0,25
- Năm 1950, ta chủ động tấn công Pháp; Pháp trong tình thế phải đối phó với ta. Sau thất bại ở Biên giới, Pháp lún sâu vào thế bị động.
0,25
- 1953-1954, ta chủ động tấn công Pháp; Pháp bị động phải phân tán lực lượng đối phó với ta và cố thủ ở Điện Biên Phủ.
0,25
- Như vậy, bảng tóm tắt kiến thức trên phản ánh từng bước thụt lùi và đi đến thất bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
0, 25
2
b. Phân tích tác động từ kết cục cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) đến tình hình thế giới
1,0
- Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) kết thúc đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới.
0, 25
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Ảnh hưởng từ thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã vùng dậy đấu tranh giành độc lập: ví dụ như Mã Lai, An-giê-ri, Cu-ba, Ni-ca-ra-goa...
0, 25
- Hệ thống xã h

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_lich_su.doc
Giáo án liên quan