Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi môn Hóa học - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4 (2 điểm)

 Cho m gam Al cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm Ag2SO4 và CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lọc chất rắn ra khỏi dung dịch thu được 33,3 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B thành hai phần bằng nhau, cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư thu được chất rắn D và 1,68 lít (đktc) khí. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được khối lượng chất rắn tăng 16 % so với khối lượng D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch C thu được dung dịch E và không thấy kết tủa xuất hiện. Nhúng thanh sắt vào dung dịch E đến khi dung dịch mất màu xanh và có 0,448 lít (đktc) khí thoát ra, khối lượng thanh sắt giảm 1,088 gam so với khối lượng thanh sắt ban đầu (giả sử kim loại thoát ra bám hết lên thanh sắt).

1. Tính nồng độ mol/lít các chất trong A.

2. Cho phần 2 chất rắn B vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc, chất khử duy nhất). Tính V?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi môn Hóa học - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
---------------
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm: 02 trang)
Câu 1 (2 điểm)
1. Cho hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, Fe và Fe3O4 vào dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp chất rắn B, dung dịch C và khí D. Cho khí D (dư) qua hỗn hợp A nung nóng được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) dư thu được dung dịch F, khí G. Cho Fe dư vào dung dịch F thu được dung dịch H. 
 Xác định thành phần các chất trong A, B, C, D, E, F, G, H. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
a. Hỗn hợp X gồm các chất Fe2O3, Al2O3, CuO. Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng từng chất.
b. Xác định các chất tương ứng với các chữ cái A, B, D, E, F, G, H, I, K, L, M, N, P, Q và hoàn thành các phương trình phản ứng.
(1) FeS2 + O2 ® A + B 
(2) B + D ® E + F
 (vàng)
(3) A + G ® H + F
(4) H + I ® K + L
(5) H + M ® N
(6) N + I ® P + L 
(7) P + F + Q ® K 
(8) K + G + M ® N + F
Câu 2 (2 điểm)
a. Chỉ được dùng thêm nước, nước vôi trong, nước brom, đá vôi hãy trình bày phương pháp nhận ra từng chất đựng trong 6 lọ riêng biệt không màu, mất nhãn sau: metan, etilen, benzen, khí cacbonic, rượu etylic, axit axetic.
b. Viết các phương trình phản ứng thực hiện các chuyển đổi hoá học sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Biết X, Y, Z là các muối; D là chất được dùng để kích thích quả mau chín và trong phân tử có chứa một liên kết kém bền.
D
(2)
(7)
(6)
(5)
(4)
(9)
(8)
(3)
(10)
E
CH3COOH
X
Y
Z
A
B
(1)
Thực hiện phản ứng thế Cl2 vào phân tử polivinyl clorua (PVC) thu được một sản phẩm có chứa 66,67% Cl về khối lượng. Trung bình một phân tử Cl2 phản ứng thế với k mắt xích trong PVC. Tính k.
Câu 3 (2 điểm)
1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (có tỉ lệ khối lượng theo thứ tự 3:7) vào 110 gam dung dịch H2SO4 98% (đặc, nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 0,75m gam chất rắn (không chứa S), dung dịch Y và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí SO2, H2S.
a. Tính m
b. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 7,8 gam kết tủa. Tính V
2. Hỗn hợp khí A gồm C2H6, C3H6, C4H6 có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 22,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư và bình 2 chứa 470 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sau phản ứng khối lượng bình 1 tăng m1 gam, bình 2 có m2 gam kết tủa xuất hiện. Tính m1, m2. 
Câu 4 (2 điểm)
	Cho m gam Al cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm Ag2SO4 và CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lọc chất rắn ra khỏi dung dịch thu được 33,3 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B thành hai phần bằng nhau, cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư thu được chất rắn D và 1,68 lít (đktc) khí. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được khối lượng chất rắn tăng 16 % so với khối lượng D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch C thu được dung dịch E và không thấy kết tủa xuất hiện. Nhúng thanh sắt vào dung dịch E đến khi dung dịch mất màu xanh và có 0,448 lít (đktc) khí thoát ra, khối lượng thanh sắt giảm 1,088 gam so với khối lượng thanh sắt ban đầu (giả sử kim loại thoát ra bám hết lên thanh sắt).
Tính nồng độ mol/lít các chất trong A.
Cho phần 2 chất rắn B vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc, chất khử duy nhất). Tính V?
Câu 5 (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất), thu được 10,8 gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc).
Tìm công thức phân tử X.
Cho 19,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp hai rượu đơn chức và 19,4 gam một muối (mạch cacbon không phân nhánh). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên trong O2 dư thu được 10,6 gam Na2CO3. Lấy 7,68 gam X cho tác dụng với Na (dư) thu được 0,896 lít H2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo X.
Cho biết: C = 12; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; S = 32; Na = 23; Cu = 64; Ag = 108; Al = 27; Fe = 56; Ba = 137. 
------------------------------ Hết -------------------------------
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 
Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_hoa_hoc.doc
  • doc2-DAP AN- CHUYEN HOA-2014-2015.doc