Đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 môn: hóa học; khối a mã đề thi 825

Câu 1:Liên kết hóa học giữa các nguyên tửtrong phân tửNH3là liên kết

A. cộng hóa trịphân cực. B. ion.

C. hiđro. D. cộng hóa trịkhông cực.

Câu 2:Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu

được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trịcủa V là

A. 20. B. 40. C. 30. D. 10.

Câu 3:Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dưdung dịch AgNO3

trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị

của a là

A. 0,46. B. 0,22. C. 0,34. D. 0,32.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 môn: hóa học; khối a mã đề thi 825, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong Z là 
A. 40,0 gam. B. 38,2 gam. C. 42,2 gam. D. 34,2 gam. 
Câu 6: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ 
gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch 
NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 
6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị 
của m là 
A. 32,65. B. 31,57. C. 32,11. D. 10,80. 
Câu 7: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được 
hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít 
khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, 
thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất 
của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
A. 6,29. B. 6,48. C. 6,96. D. 5,04. 
Câu 8: Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 
0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là 
A. 2,36. B. 2,40. C. 3,32. D. 3,28. 
Câu 9: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là 
A. N2. B. O2. C. CO2. D. H2. 
Trang 1/5 – Mã đề 825 
Trang 2/5 – Mã đề 825 
Câu 10: Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N? 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. 
Câu 11: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ? 
A. Nilon-6,6. B. Polibutađien. C. Poli(vinyl clorua). D. Polietilen. 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. 
B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì. 
C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. 
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. 
Câu 13: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là 
A. tinh bột. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ. 
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt 
khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là 
A. 0,20. B. 0,30. C. 0,18. D. 0,15. 
Câu 15: Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì 
A. phản ứng ngừng lại. B. tốc độ thoát khí tăng. 
C. tốc độ thoát khí giảm. D. tốc độ thoát khí không đổi. 
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit có công 
thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân 
hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là 
A. 6,53. B. 7,25. C. 5,06. D. 8,25. 
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. 
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. 
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. 
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. 
Câu 18: Trung hòa 10,4 gam axit cacboxylic X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,8 gam muối. Công 
thức của X là 
A. C2H5COOH. B. HOOC-CH2-COOH. 
C. C3H7COOH. D. HOOC-COOH. 
Câu 19: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng 
với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là 
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. 
Câu 20: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, 
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời 
gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu 
suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là 
A. 0,15. B. 0,18. C. 0,24. D. 0,26. 
Câu 21: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? 
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. 
B. CaO + CO2 → CaCO3. 
C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. 
D. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 
Câu 22: Chất X có công thức: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là 
A. 2-metylbut-3-en. B. 3-metylbut-1-in. C. 3-metylbut-1-en. D. 2-metylbut-3-in. 
Câu 23: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là 
A. m = 2n + 1. B. m = 2n - 2. C. m = 2n. D. m = 2n + 2. 
Câu 24: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 
1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp 
khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 
dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần 
giá trị nào nhất sau đây? 
A. 9,5. B. 8,5. C. 8,0. D. 9,0. 
Câu 25: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên 
nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện 
thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào 
sau đây đúng? 
A. t1 = t2 = t3. B. t1 < t2 < t3. C. t2 < t1 < t3. D. t3 < t2 < t1. 
Câu 26: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các 
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là 
A. Al (Z=13). B. Cl (Z=17). C. O (Z=8). D. Si (Z=14). 
Câu 27: Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng 
bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là 
A. HCOO-CH=CHCH3. B. HCOO-CH2CHO. 
C. HCOO-CH=CH2. D. CH3COO-CH=CH2. 
Câu 28: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là 
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. 
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và 
glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y 
gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung 
dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch 
KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có 
khối lượng là 
A. 18,68 gam. B. 19,04 gam. C. 14,44 gam. D. 13,32 gam. 
Câu 30: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol 
AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: 
Trang 3/5 – Mã đề 825 
 số mol Al(OH)3 
 Tỉ lệ a : b là 
A. 4 : 3. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 2 : 1. 
Câu 31: Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá 
trình điều chế là 80%)? 
A. 64 lít. B. 100 lít. C. 40 lít. D. 80 lít. 
Câu 32: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol . Đun dung dịch 
X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là 
−
3HCO
A. 23,2 gam. B. 49,4 gam. C. 37,4 gam. D. 28,6 gam. 
Câu 33: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, 
Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là 
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. 
 số mol NaOH 
0,4 
0 0,8 2,0 2,8 
Câu 34: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số 
nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp 
E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 
11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng 
lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là 
A. 5,44 gam. B. 5,04 gam. C. 5,80 gam. D. 4,68 gam. 
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng 
(dư), tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là: 
A. Fe, Fe2O3. B. Fe, FeO. C. Fe3O4, Fe2O3. D. FeO, Fe3O4. 
Câu 36: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, 
sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 
a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là 
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,3. 
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr3+. 
B. CrO3 là một oxit axit. 
C. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH. 
D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa thành . 2CrO− 24CrO −
Câu 38: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), 
(2), (3). 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO. 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO. 
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều 
kiện. So sánh nào sau đây đúng? 
A. V2 = 3V1. B. V2 = V1. C. V2 = 2V1. D. 2V2 = V1. 
Câu 39: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị 
của x là 
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,1. 
Câu 40: Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 
2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị 
của m là 
A. 21,6. B. 16,2. C. 10,8. D. 5,4. 
Câu 41: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: 
 CO (k) + H2O (k) ⎯⎯→←⎯ CO2 (k) + H2 (k) ; ∆H < 0 
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi 
A. cho chất xúc tác vào hệ. B. thêm khí H2 vào hệ. 
C. tăng áp suất chung của hệ. D. giảm nhiệt độ của hệ. 
Câu 42: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom? 
A. Axit propanoic. B. Axit metacrylic. 
C. Axit 2-metylpropanoic. D. Axit acrylic. 
Câu 43: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? 
A. Al. B. Mg. C. Na. D. Cu. 
Câu 44: Khí X làm đục nước vôi trong

File đính kèm:

  • pdfHOA_DH_A_CT_14_825.pdf