Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007 môn thi: hoá thời gian làm bài 90 phút

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở

đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X

đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là (cho H = 1, N = 14, O = 16, Fe = 56, Cu = 64)

A. 3,36.

B. 2,24.

C. 5,60.

D. 4,48.

 

doc189 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007 môn thi: hoá thời gian làm bài 90 phút, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m không có khí thoát ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Phần trăm số mol Zn có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
	A. 66,67%.	B. 33,33%.	C. 16,66%.	D. 93,34%.
Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (to) tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương?
	A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Biết thành phần % khối lượng P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Tinh thể muối ngậm nước đó có số phân tử H2O là
	A. 9.	B. 10.	C. 11.	D. 12.
Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O?
	A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Cu có trong hỗn hợp X là
	A. 17%.	B. 16%.	C. 71%.	D. 32%.
Đốt cháy hoàn toàn một ete đơn chức thu được H2O và CO2 theo tỉ lệ số mol 4 : 3. Ete này có thể được điều chế từ ancol nào dưới đây bằng một phương trình hóa học?
	A. CH3OH và CH3CH2CH2OH.	B. CH3OH và CH3CH(CH3)OH.
	C. CH3OH và CH3CH2OH.	D. C2H5OH và CH3CH2CH2OH.
Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VA = 3VB. Công thức của X là
	A. C3H4.	B. C3H8.	C. C2H2.	D. C2H4.
Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, MgO, ZnO bằng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được lượng muối sunfat khan là
	A. 5,51 gam.	B. 5,15 gam.	C. 5,21 gam.	D. 5,69 gam.
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H11N?
	A. 8.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bằng một lượng vừa đủ oxi. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua H2SO4 đặc thì thể tích khí giảm hơn một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng
	A. ankin.	B. anken.	C. ankan.	D. ankađien.
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
	A. Số khối bằng hoặc xấp xỉ khối lượng của hạt nhân nguyên tử tính ra u (đvC).
	B. Số khối là số nguyên?
	C. Số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.
	D. Số khối kí hiệu là A.
Để tách khí CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước có thể cho hỗn hợp lần lượt đi qua các bình
	A. NaOH và H2SO4.	B. Na2CO3 và P2O5.
	C. H2SO4 và KOH.	D. NaHCO3 và P2O5.
Cho sơ đồ biến hóa sau:
Trong 6 phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử?
	A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6.
Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước, người ta thường dùng thuốc thử là chất nào sau đây?
	A. CuSO4 khan.	B. Na kim loại.	C. benzen.	D. CuO.
CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
	A. Đám cháy do xăng, dầu.
	B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.
	C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.
	D. Đám cháy do khí ga.
Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentanol-3 bằng phản ứng hiđrat hóa là
	A. 3-etylpenten-2.	B. 3-etylpenten-1.
	C. 3-etylpenten-3.	D. 3,3-đimetylpenten-2.
Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp A gồm propylclorua và phenylclorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenylclorua có trong hỗn hợp A là
	A. 2,0 gam.	B. 1,57 gam.	C. 1,0 gam.	2,57 gam.
Cho các mệnh đề dưới đây:
a) Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hóa từ -1 đến +7.
b) Flo là chất chỉ có tính oxi hóa.
c) F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl.
d) Tính axit của các hợp chất với hiđro của các halogen tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI.
Các mệnh đề luôn đúng là
	A. a, b, c.	B. b, d.	C. b, c.	D. a, b, d.
Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của A là
	A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro là RH3 trong oxit cao nhất của R có 56,34% oxi về khối lượng thì R là
	A. S.	B. P.	C. N.	D. Cl.
Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của 3 axit: C6H5OH (X), CH3COOH (Y), H2CO3 (Z) là
	A. X, Y, Z.	B. X, Z, Y.	C. Z, X, Y.	D. Z, Y, X.
Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH?
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan?
	A. 2,66 gam.	B. 22,6 gam.	C. 26,6 gam.	D. 6,26 gam.
A là hợp chất hữu cơ có mạch cacbon không phân nhánh có công thức phân tử C6H10O4, cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon gấp đôi nhau. Công thức cấu tạo của A là
	A. CH3COOCH2CH2COOCH3.	B. CH3CH2OOCCH2OOCCH3.
	C. CH3COOCH2CH2OOCCH3.	D. CH3CH2OOCCH2COOCH3.
Tỉ khối hơi của anđehit X so với H2 bằng 29. Biết 2,9 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH2=CH-CHO.	B. CH3-CH2-CHO.
	C. OHC-CHO.	D. CH2=CH-CH2-CHO.
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi chung là
	A. sự ăn mòn kim loại.	B. sự ăn mòn hóa học.
	C. sự khử kim loại.	D. sự ăn mòn điện hóa.
Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là
	A. 22,4 gam.	B. 11,2 gam.	C. 20,8 gam.	D. 16,8 gam.
Tính chất nào sau đây không phải của CH2=C(CH3)-COOH?
	A. Tính axit.
	B. Tham gia phản ứng cộng hợp.
	C. Tham gia phản ứng tráng gương.
	D. Tham gia phản ứng trùng hợp.
Trong 1 cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc V ml dung dịch NaOH, nồng độ a M ta thu được một kết tủa, đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổithì được 5,1 gam chất rắn. Nếu V = 200ml thì a có giá trị nào sau đây?
	A. 2,5M hay 3M.	B. 1,5M hay 7,5M.
	C. 3,5M hay 0,5M.	D. 1,5M hay 2M.
Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2 gam ancol đơn chức C. Cho toàn bộ ancol C bay hơi ở 127oC và 600 mmHg sẽ chiếm thể tích 8,32 lít.
	Công thức phân tử của chất X là
	A. CH(COOCH3)3.	B. H3C-OOC-CH2-CH2-COO-CH3.
	B. C2H5-OOC-COO-C2H5.	D. H5C3-OOC-COO-C3H5.
Điện phân một dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl, CuCl2, NaCl với điện cực trơ có màng ngăng. Kết luận nào dưới đây là không đúng?
	A. Kết thúc điện phân, pH của dung dịch tăng so với ban đầu.
	B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl2, HCl, (NaCl và H2O).
	C. Quá trình điện phân NaCl đi kèm với sự tăng pH của dung dịch.
	D. Quá trình điện phân HCl đi kèm với sự giảm pH của dung dịch.
A có CTPT là C4H6O2 và phù hợp với dãy biến hóa sau:
A B C cao su Buna.
Số CTCT hợp lý có thể có của A là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Cho 100 ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là
	A. (H2N)2C2H3COOH.	B. H2NC2H3(COOH)2.
	C. (H2N)2C2H2(COOH)2.	D. H2NC3H5(COOH)2.
Polietilen được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280 gam polietilen đã được trùng hợp từ bao nhiêu phân tử etilen?
	A. 5´6,02.1023. 	B. 10´6,02.1023.
	C. 15´6,02.1023.	D. Không xác định được.
Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancoletylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì giá trị m là
	A. 949,2 gam.	B. 945,0 gam.	C. 950,5 gam.	D. 1000 gam.
Cho phản ứng thuận nghịch:
N2 + 3H2 2NH3.
Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi tăng thể tích bình phản ứng lên 2 lần (nhiệt độ bình không thay đổi)?
	A. Tăng lên 4 lần.	B. Giảm xuống 4 lần.
	C. Tăng lên 16 lần.	D. Giảm xuống 16 lần.
17,7 gam một ankyl amin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankyl amin là
	A. CH5N.	B. C4H9NH2.	C. C3H9N.	D. C2H5NH2.
Dung dịch AlCl3 trong nước bị thủy phân nếu thêm vào dung dịch các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thủy phân của AlCl3?
	A. NH4Cl.	B. Na2CO3.
	C. ZnSO4.	D. Không có chất nào cả.
Sử dụng giả thiết sau để trả lời câu hỏi 44 và 45?
Chia 2,29 gam hỗn hợp 3 kim loại: Zn, Mg, Al thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 hòa tan hoàn toàn trong dụng dịch HCl giải phóng 1,456 lít H2 (đktc) và tạo ra m gam hỗn hợp muối clorua; Phần 2 bị oxi hóa hoàn toàn thu được m¢ gam hỗn hợp 3 oxit.
Khối lượng m có giá trị là
	A. 4,42 gam.	B. 3,355 gam.	C. 2,21 gam.	D. 5,76 gam.
Khối lượng m¢ có giá trị là
	A. 2,185 gam.	B. 4,37 gam.	C. 3,225 gam.	D. 4,15 gam.
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng:
FeO + HNO3 ¾® Fe(NO3)3 + NO + H2O
là bao nhiêu?
	A. 1 : 3.	B. 1 : 10.	C. 1 : 9.	D. 1 : 2.
Khi đốt cháy đồng đẳng của rượu đơn chức ta thấy tỉ lệ số mol CO2 và nước tăng dần theo số cacbon. Rượu trên thuộc dãy đồng đẳng
	A. rượu thơm.	B. rượu no.
	C. rượu không no.	D. không xác định được.
Để thu được 6,72 lít O2 (đktc) cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể KClO3.5H2O (khi có MnO2 xúc tác)?
	A. 21,25 gam.	B. 42,50 gam.	C. 63,75 gam.	D. 85,0 gam.
Trong bình kín dung tích không đổi chứa đầy không khí ở 25 oC và 2 atm. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra.N2 + O2 2NO.Áp suất p và khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp sau phản ứng ở 25 oC là sẽ có giá trị 
	A. p = 2 atm, = 29 g/mol.	B. p = 2 atm, > 29 g/mol.
	C. p = 2 atm, < 29 g/mol.	B. p = 1 atm, = 29 g/mol.
Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktct) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là
	A. Na2SO3, NaOH, H2O.	B. NaHSO3, H2O.
	C. Na2SO3, H2O.	D. Na2SO3, NaHSO3, H2O.
ĐÁP ÁN ĐỀ 17:
1. C
6. A
11. C
16. A
21. A
26. B
31. A
36. D
41. D
46. C
2. C
7. B
12. C
17. D
22. A
27. C
32. A
37. C
42. C
47. C
3. D
8. D
13. C
18. A
23. B
28. C
33. C
38. A
43. 

File đính kèm:

  • docTT de thi DH mon Hoa HotTuan AnhNga Dien.doc