Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2014 môn: Sinh học; khối B - Mã đề thi 426

Câu 1:Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử

dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Sửdụng tiết kiệm nguồn nước.

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

(3) Xây dựng hệthống các khu bảo tồn thiên nhiên.

(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 2: Đểtạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tửvềtất cảcác cặp gen, người ta sửdụng phương

pháp nào sau đây?

A. Lai khác dòng. B. Công nghệgen.

C. Lai tếbào xôma khác loài. D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.

pdf7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2014 môn: Sinh học; khối B - Mã đề thi 426, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở 
động vật? 
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. 
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. 
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. 
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 16: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài. 
B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. 
C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả 
năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. 
Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng 
quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, 
quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, 
thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá 
trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết 
luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên? 
(1) F2 có 9 loại kiểu gen. 
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn. 
(3) Ở F2 , số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%. 
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. 
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 
Câu 18: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn 
thịt, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. 
B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. 
C. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. 
D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. 
Câu 19: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong 
cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? 
(1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. 
(3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã. 
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4). 
Câu 20: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? 
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. 
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết. 
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. 
A. (1), (4). B. (2), (3). C. (1), (2). D. (2), (4). 
Câu 21: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc 
thể giới tính. 
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. 
C. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể. 
 Trang 3/7 - Mã đề 426 
 Trang 4/7 - Mã đề 426 
Câu 22: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là 
A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. 
C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 
Câu 23: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của 
quần thể? 
A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. 
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. 
C. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li. 
D. Đột biến và di - nhập gen. 
Câu 24: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là 
A. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen. 
B. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 
C. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu. 
D. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu. 
Câu 25: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau 
cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau: 
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố 
không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn 
với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu 
được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa 
trắng chiếm tỉ lệ 
A. 37/64. B. 7/16. C. 9/16. D. 9/64. 
Câu 26: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào. 
B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. 
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. 
D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. 
Câu 27: Phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở 
một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn 
ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép 
lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? 
A. 56. B. 42. C. 18. D. 24. 
Câu 28: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần 
kiểu gen của quần thể. 
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của 
các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không 
xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. 
Câu 29: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào 
chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình 
nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy 
ra với alen B là 
A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. 
C. mất một cặp A - T. D. mất một cặp G - X. 
Câu 30: Một quần xã có các sinh vật sau: 
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu. (4) Tôm. 
Gen M Gen L
Enzim K 
Gen K 
Enzim L Enzim M 
Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố vàng Sắc tố đỏ 
 Trang 5/7 - Mã đề 426 
(5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng. (7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ. 
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là: 
A. (1), (2), (6), (8). B. (2), (4), (5), (6). C. (3), (4), (7), (8). D. (1), (3), (5), (7). 
Câu 31: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương 
ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội 
và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không 
còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là 
A. 3/4. B. 8/9. C. 1/3. D. 1/9. 
Câu 32: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát 
tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở 
loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng 
một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm 
phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. 
Đây là ví dụ về hình thành loài mới 
A. bằng cách li sinh thái. B. bằng tự đa bội. 
C. bằng lai xa và đa bội hoá. D. bằng cách li địa lí. 
Câu 33: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của 
một gen quy định. 
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng 
không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là 
A. 4/9. B. 29/30. C. 7/15. D. 3/5. 
Câu 34: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào 
sau đây? 
(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải. 
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. 
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. 
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. 
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. 
A. (1), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (2), (4). 
Câu 35: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn 
của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn 
rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là 
thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ 
lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: 
A. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. 
B. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn 
gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. 
C. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. 
D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái 
trùng nhau hoàn toàn. 
Câu 36: Cho câ

File đính kèm:

  • pdfSINH_DH_B_CT_14_426.pdf