Đề thi trắc nghiệm môn hóa học thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa cặp chất nào sau đây?
A. HOOC- (CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6- NH2
B. HOOC-(CH2)4-NH2 và H2N-(CH2)6- COOH.
C. HOOC- (CH2)4-COOH và H2N-(CH2)4- NH2
D. HOOC- (CH2)6-COOH và H2N-(CH2)6- NH2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG Trường THCS và THPT Ngô Gia Tự ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Hóa học Thời gian làm bài: 60 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... I. PHẦN CHUNG : Câu 1: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa cặp chất nào sau đây? A. HOOC- (CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6- NH2 B. HOOC-(CH2)4-NH2 và H2N-(CH2)6- COOH. C. HOOC- (CH2)4-COOH và H2N-(CH2)4- NH2 D. HOOC- (CH2)6-COOH và H2N-(CH2)6- NH2 Câu 2: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm A. 1,51 gam. B. 1,3 gam. C. 0,755 gam. D. 0,65 gam. Câu 3: Phương pháp nào dùng để điều chế Al(OH)3? A. Cho dd Al3+ pư với dd NH3. B. Điện phân dd muối nhôm clorua C. Cho dd HCl dư vào dd NaAlO2 D. Cho bột Al vào nước Câu 4: Khi cho kim loại Ba vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ba với nước trong dung dịch? A. Ba + dd NaOH vừa đủ B. Ba +H2O C. Ba + dd CuSO4 vừa đủ D. Ba + dd HCl vừa đủ Câu 5: Hiện tượng mưa axit gây nên chủ yếu bởi các khí nào sau đây ? A. CO2 , CO B. NH3 , NO C. SO2 , NO2 D. CH4, CO2 Câu 6: Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được 4 chất rắn Na, Mg, Al2O3, Al ? A. Dung dịch HCl B. H2O C. Dung dịch HNO3 D. Dung dịch NaOH Câu 7: Có thể dùng những bình bằng nhôm để đựng: A. Dung dịch giấm. B. Dung dịch HNO3 đặc ( đã làm lạnh). C. Dung dịch nước vôi. D. Dung dịch xô đa. Câu 8: Phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm là : A. Tác dụng với axit B. Tác dụng với dung dịch muối C. Tác dụng với nước D. Tác dụng với dung dịch kiềm Câu 9: Các chất nào sau đây đều có chung cấu hình electron là 1s22s2 2p6 A. Na+ ; Ne ; Ca2+ B. Al3+ ; Ne+ ; K+ C. Ar ; K+ ; Mg2+ D. Mg2+ ; Na+; Ne Câu 10: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi quỳ tím ? A. CH3NH2. B. NH2CH2COOH C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. CH3COONa. Câu 11: 7,6 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ 200ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là: A. 11,15 gam B. 11,25 gam C. 81,5 gam D. 12,95 gam Câu 12: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng A. 24Cr2+: (Ar)3d4. B. 24Cr3+: (Ar)3d3. C. 24Cr: (Ar)3d44s2. D. 24Cr: (Ar)3d54s1. Câu 13: Tính bazo giảm dần theo thứ tự A. (CH3)2NH ; CH3NH2 ; NH3 ; C6H5NH2 B. C6H5NH2 ; NH3 ; CH3NH2 ; (CH3)2NH C. NH3 ; CH3NH2 ; (CH3)2NH ;C6H5NH2 D. CH3NH2 ; NH3 ; C6H5NH2 ; (CH3)2NH Câu 14: Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3 ; Cu(NO3)2 và Pb(NO3)3, các kim loại lần lượt xuất hiện ở Katot theo thứ tự là: A. Ag – Cu – Pb B. Cu – Ag – Pb C. Pb – Ag – Cu D. Pb – Cu – Ag Câu 15: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4? A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ B. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh D. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu Câu 16: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic,mantozơ, glixerol, etilenglicol, axetilen, fructozơ.Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là : A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 17: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm có dạng: A. ns1 B. 2s2 C. 2s1 D. ns2 Câu 18: Thổi 22,4 lit khí CO2 (đkc) vào 200ml dung dịch NaOH 0,75M. sau phản ứng hoàn toàn thu được những muối nào ? A. NaHCO3 và Na2CO3 B. NaHCO3 và NaOH C. NaHCO3 D. Na2CO3 Câu 19: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dung dịch : glucozơ; glixerol; ancol etylic và axit fomic. A. Cu(OH)2. B. nước brom. C. Na . D. AgNO3/NH3. Câu 20: Để trung hòa 28g một chất béo cần dung 35 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là: A. 8 B. 6 C. 9 D. 7 Câu 21: Thủy phân xenlulozo thu được sản phẩm cuối cùng là : A. mantozo B. glucozo C. Saccarozo D. frutozo Câu 22: Công thức phân tử C4H9O2N có bao nhiêu đồng phân aminoaxit ở vị trí α A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 23: Cho 25 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 15,68lit khí H2 (đkc) thoát ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ? A. 45,85g. B. 60,25g. C. 55,65g. D. 49,85g. Câu 24: FeO thể hiện tính khử qua phản ứng nào? A. FeO + CO à Fe+ CO2 B. FeO + 2HCl à FeCl2 + H2O C. 2Al + 3FeO à Al2O3 + 3Fe D. FeO + 4HNO3 à Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O Câu 25: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H9N B. C2H5N C. CH5N D. C3H7N Câu 26: Khi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hòan tòan. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm A. Al, Fe, Cu, Mg B. Al2O3, Fe2O3, CuO, Mg C. Al, Fe, Cu, MgO D. Al2O3, Fe, Cu, MgO Câu 27: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic ( hiệu suất phản ứng đạt 81 %). Toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hết vào nước vôi trong dư được 60 gam kết tủa. Giá trị m là A. 30g. B. 40g . C. 20g . D. 60g . Câu 28: Nguyên tắc làm mềm nước cứng: A. Khử các iôn Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng B. Giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng C. Cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion D. Oxi hóa các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng Câu 29: Hoà tan hết 1,2 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6m gam muối khan. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 30: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr. Câu 31: Một este có công thức phân tử C3H6O2, có phản ứng tráng gương với AgNO3/NH3. CTCT của este đó là: A. HCOOC3H7 B. CH3COOCH3 C. HCOOC2H5 D. C2H5COOCH3 Câu 32: Axit amino axetic không phản ứng được với A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. C2H5OH. II. PHẦN RIÊNG: (Thí sinh chọn một trong hai phần sau) 1. Theo chương trình chuẩn : Câu 33: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm gì giống nhau? A. Đều tham gia phản ứng tráng gương B. Đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam C. Đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt” D. Đều được lấy từ củ cải đường Câu 34: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là A. este. B. β- amino axit. C. α- amino axit. D. axit cacboxylic. Câu 35: Hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe ; Cu ; Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng Ag ban đầu có thể dùng hóa chất nào ? A. DdHCl B. DdAgNO3 C. DdFeCl3 D. DdHNO3 Câu 36: Nối dây bằng sắt vào kim loại nào thì Fe không bị ăn mòn điện hóa: A. Cu B. Ag C. Ni D. Al Câu 37: Khi phân tích cao su thiên nhiên ta được monome nào sau đây: A. Isopren B. Butadien-1,3 C. Butilen D. Propilen Câu 38: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. Na2SO4, KOH. B. KCl, NaNO3. C. NaCl, H2SO4. D. NaOH, HCl Câu 39: Nguyên tắc sản xuất gang là: A. Dùng than cốc để khử quặng oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò cao B. Dùng khí H2 để khử oxit sắt ở nhiệt độ cao cao trong lò cao C. Dùng oxi để oxi hoá các tạp chất trong sắt oxit D. Loại ra khỏi sắt oxit một lượng lớn C, Mn, Si, P, S Câu 40: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là: A. 12,0g B. 8,0g C. 20,0g D. 16,0g 2. Theo chương trình nâng cao Câu 41: Trong các loại tơ dưới đây, loại nào là tơ nhân tạo ? A. Tơ tằm B. Tơ visco C. Tơ capron D. Nilon-6,6 Câu 42: Amino axit X có chứa một nhóm chức amino và mọt nhóm chức cacboxyl trong phân tử. Cho 15 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam muối khan. Chất X là: A. H2N – C3H6 – COOH B. H2N – C2H4 – COOH C. H2N – CH2 – COOH D. H2N – C4H8 – COOH Câu 43: Để phân biệt 2 khí SO2 và khí CO2 ta dùng A. quì tím B. Dung dịch Ca(OH)2 C. dung dịch nước brom D. Dung dịch AgNO3. Câu 44: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là (Cho H = 1; C = 12; O = 16) A. 360 gam B. 270 gam C. 300 gam D. 250 gam. Câu 45: Chuẩn độ 25ml dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 32,0 ml dung dịch NaOH 0,15 M. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là: A. 0,096M B. 0,107M C. 0,214M D. 0,126M Câu 46: Thứ tự nào sau đây thể hiện tính oxi hoá giảm dần ? A. Ag+>Cu2+>Pb2+>Fe2+>Ni2+. B. Fe2+ >Ni2+>Pb2+>Cu2+>Ag+ C. Fe2+ >Pb2+>Ni2+>Cu2+>Ag+ D. Ag+>Cu2+>Pb2+>Ni2+>Fe2+; Câu 47: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 6,72 lít khí NO2 ( đkc). Giá trị của m là: A. 5,6 gam B. 11,2 gam C. 8,4 gam D. 2,8 gam Câu 48: Cho Cu vào dung dịch chứa KNO3 và HCl sẽ giải phóng khí A không màu hóa nâu ngoài không khí. Khí A là: A. N2 B. N2O C. NO2 D. NO ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de thi tham khao 2011.doc