Đề thi trắc nghiệm môn hoá học-Lớp 12 cơ bản-học kì II thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Cho 24 gam hỗn hợp bột kim lọai gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 81,6. B. 18,6. C. 45,3. D. 66,6.
Câu 2: Có 4 kim loại Ba, Al, Mg, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể phân biệt được bao nhiêu kim loại?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LONG AN TRƯỜNG T.H.P.T. NGUYỄN THÔNG ------------------------------------------------ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC-LỚP 12CƠ BẢN-HKII Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh: ............................................................................................... Số báo danh: ......................................... Lớp: .................. Số thứ tự ............... Cho: Cl=35,5, Be=9, Mg=24, Ca=40, Sr=88, Ba=137, Cu=64, Fe=56, Zn=65, O=16, N=14, H=1 Câu 1: Cho 24 gam hỗn hợp bột kim lọai gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 81,6. B. 18,6. C. 45,3. D. 66,6. Câu 2: Có 4 kim loại Ba, Al, Mg, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể phân biệt được bao nhiêu kim loại? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3: Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. Cu + AgNO3. B. Zn + Fe(NO3)2. C. Ag + Cu(NO3)2. D. Fe + Cu(NO3)2. Câu 4: Người ta thường cho phèn chua vào nước nhằm mục đích: A. Làm mềm nước. B. Làm trong nước. C. Khử mùi. D. Diệt khuẩn. Câu 5: Hoøa tan 4,5 gam hoãn hôïp goàm 2 kim loaïi thuoäc nhoùm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong dung dịch HCl dö, thu ñöôïc 6,72 lít khí (đktc). Hai kim loaïi treân laø: A. Ca vaø Sr. B. Ca vaø Ba. C. Mg vaø Ca. D. Be vaø Mg. Câu 6: Chất nào sau đây tan được trong dung dịch NH3? A. Fe(OH)3. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 7: Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ? A. Dung dịch Na2SO4. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaOH dư. Câu 8: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A. Fe(NO3)3. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 9: Nguyên tử của các nguyên tố nào sau đây có cấu hình electron bất thường? A. Mg, Fe. B. Zn, Cu. C. Ca, Cr. D. Cu, Cr. Câu 10: Cho Na dư vào dung dịch CuSO4, sản phẩm thu được (hợp chất) là: A. Na2SO4, Cu(OH)2 và NaOH. B. Cu, Na2SO4 và NaOH. C. Cu và Na2SO4. D. Na2SO4 và Cu(OH)2. Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) là: A. ns2np1. B. ns2. C. np2. D. ns1. Câu 12: Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là: A. Na2CO3, NaHCO3, CO2. B. Na2SO4, AlCl3, CaCl2. C. KCl, KHSO4, NaHCO3. D. Ca(HCO3)2, CuSO4, Al. Câu 13: Một hỗn hợp gồm 6,5 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 67,2 lit. B. 2,24 lit. C. 6,72 lit. D. 4,48 lit. Câu 14: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3 ? A. Dung dịch CuCl2. B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl. Câu 15: Cho 21,9 gam hỗn hợp 3 kim loại nhóm IIA, tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,3 mol khí và m gam muối. Giá trị m là: A. 32,55 gam. B. 43,2 gam. C. 64,50 gam. D. 50,7 gam. Câu 16: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là: A. HCl và AlCl3. B. CuSO4 và ZnCl2. C. CuSO4 và HCl. D. ZnCl2 và FeCl3. Câu 17: Cho 12,8 gam Cu tác dung hết với dung dịch HNO3,, khí NO thu được đem hấp thụ vào nước cùng với dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là: A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. Câu 18: Để tinh chế Ag trong hỗn hợp (Fe, Cu, Ag) sao cho khối lượng Ag không đổi so với ban đầu thì có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Fe(NO3)3. B. HCl. C. AgNO3. D. H2SO4 đặc nóng. Câu 19: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần? A. Pb, Sn, Ni, Zn. B. Pb, Ni, Sn, Zn. C. Ni, Zn, Pb, Sn. D. Ni, Sn, Zn, Pb. Câu 20: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+? A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3. Câu 21: Sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)? A. CuSO4. B. HNO3 loãng. C. HCl đậm đặc. D. H2SO4 loãng. Câu 22: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là: A. Fe, Zn, Cr. B. Fe, Al, Cr. C. Fe, Al, Cu. D. Fe, Al, Ag. Câu 23: Chất không có khả năng làm xanh giấy quỳ tím là: A. KHCO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaOH. Câu 24: Để khử hoàn toàn 58,4 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 22,4 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là: A. 42,4 gam. B. 37,2 gam. C. 74,4 gam. D. 21,2 gam. Câu 25: Các kim loại dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuSO4 ? A. Ba, Mg, Hg. B. Fe, Na, Mg. C. Na, Ba, Ag. D. Na, Mg, Ag. Câu 26: Ion kim loại nào sau đây làm giảm tính tẩy rửa của xà phòng? A. Na+ và K+. B. Be2+ và Ca2+. C. Mg2+ và Na+. D. Ca2+ và Mg2+. Câu 27: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là: A. +2, +3, +6. B. +2; +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 28: Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể nào sau đây? A. Lăng trụ lục giác đều. B. Lục phương. C. Lập phương tâm diện. D. Lập phương tâm khối. Câu 29: Cho 28,8 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lit khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là: A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 30: Dãy hoá chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng tạm thời? A. Ca(OH)2, Na3PO4, NaCl. B. Na2CO3, HCl, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, Na3PO4, Na2CO3. D. Na3PO4, Na2CO3, HCl. Câu 31: Một loại nước có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 gọi là: A. Nước cứng tạm thời. B. Nước mềm. C. Nước cứng toàn phần. D. Nước cứng vĩnh cửu. Câu 32: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, có thể dùng chất nào dưới đây có thể loại bỏ được tạp chất ? A. Bột Fe dư. B. Na dư. C. Bột Al dư. D. Bột Cu dư. Câu 33: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 loãng là: A. 10. B. 11. C. 20. D. 9. Câu 34: Cho Fe lần lượt vào các dung dịch FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc, nóng dư. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 35: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3 ? A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu. B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa. C. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3. D. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa, sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt. Câu 36: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb? A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Ni(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 37: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ? A. Sn. B. Zn. C. Cr. D. Ni. Câu 38: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là: A. Sắt và đồng. B. Bạc và đồng. C. Đồng và bạc. D. Đồng và sắt. Câu 39: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 40: Hoà tan 8,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 6,72. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)
File đính kèm:
- DETHIHKII12CB485.doc