Đề thi trắc nghiệm học kỳ I năm học: 2011 - 2012 môn : hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:
( C= 12, H = 1, N = 14)
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA TRƯỜNG THPT TÔNG LỆNH (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2011 - 2012 MÔN : HÓA HỌC K12 Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm)07/12/2011 Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... LỚP :... .12A Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đ.A PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là: ( C= 12, H = 1, N = 14) A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N Câu 2: Cho 4 dung dịch: Al(NO3)3 ; Fe(NO3)3 ; Cu(NO3)2 ; ZnSO4. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch trên là A. dd NaOH dư B. dd Ba(NO3)2 dư C. dd Ba(OH)2 dư D. Quì tím Câu 3: Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở C4H8O2 có tổng số đồng phân axit và este là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 4: Cho 19,2 gam 1 kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thu được 4,48 lit NO (đktc). Vậy kim loại M là: A. Zn (65) B. Mg(24) C. Cu (64) D. Fe (56) Câu 5: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH người ta cho dd glucozơ phản ứng với A. dd AgNO3 / NH3 B. kim loại Kali C. CH3COOH D. Cu(OH)2 Câu 6: Một lá kim loại Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe chất trên bề mặt lá Au bằng dung dịch: A. CuSO4 dư B. FeSO4 dư C. FeCl3 dư D. ZnSO4 dư Câu 7: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy cây đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8g. Nồng độ của CuSO4 trong dung dịch là : (Fe= 56, Cu = 64) A. 0,3M B. 0,35M C. 0,4M D. 0,5M Câu 8: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brôm vào : A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic. Câu 9: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,2g một este đơn chức (E) thu được 6,16g CO2 và 2,52g H2O. Công thức của (E) là: (C=12, H=1, O =16) A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5 Câu 11: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H5. Câu 12: Tính chất vật lí chung của kim loại là A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Câu 13: Cho 5,5g hỗn hợp bột Al và Fe ( trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 33,95g B. 35,20g C. 39,35g D. 35,39g Câu 14: Dãy gồm các chất đều tác dụng với NaOH là A. CH3COOH, C6H5NH2 , CH3COOC2H5. B. CH3COOH, C6H5CH2OH, CH3COOC2H5. C. CH3COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5. D. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5. Câu 15: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng A. Xà phòng hóa B. Hidrat hóa C. Crackinh D. Sự lên men Câu 16: Trong sự ăn mòn tấm tôn (sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì A. Sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ. B. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá. C. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương. D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá. Câu 17: Sự sắp xếp nào theo trật tự tăng dần lực bazơ của các hợp chất sau đây đúng ? A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 <C6H5NH2 B. (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < C2H5NH2 C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH D. NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2 Câu 18: Vị trí của nguyên tử Fe(Z = 26) trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB. D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. Câu 19: Cho khí CO dư đi qua hh CuO, Al2O3, MgO (nung nóng) khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm A. Cu,Al,Mg B. Cu,Al2O3,Mg C. Cu,Al,MgO D. Cu,Al2O3,MgO Câu 20: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch bị mất nhãn gồm: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng.(dụng cụ thí nghiệm xem như đủ) A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/OH- D. HNO3 Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6g khí H2 bay ra và thu được m gam muối .Giá trị m là (Mg =24 ; Zn =65) A. 35,7. B. 36,7. C. 63,7. D. 53,7. Câu 22: Ứng với công thức C4H11N có số đồng phân amin bậc 1 là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 23: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch cùa dãy chất : A. NaOH, HCl. B. HCl , Na2CO3. C. HCl , Br2. D. NaOH, Br2. Câu 24: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là (C =12; H= 1, O =16, N=14, Na=23) A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH Câu 25: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- K12 HOC KỲ I (2011)_123_485.doc