Đề thi trắc nghiệm học kì 2 môn hoá học 12 (ban cơ bản) thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Dùng dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch nào?
A. NaCl, CaCl2, MgCl2. B. NaCl, CaCl2, AlCl3
C. NaCl, MgCl2, BaCl2 D. A,B,C đều đúng.
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ 2 MÔN HOÁ HỌC 12 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài: 45 phút (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 139 Họ, tên thí sinh:..........................................................................Lớp 12 Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Dùng dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch nào? A. NaCl, CaCl2, MgCl2. B. NaCl, CaCl2, AlCl3 C. NaCl, MgCl2, BaCl2 D. A,B,C đều đúng. Câu 2: Dd A có chứa Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl- ; 0,3 mol NO3-. Thêm dần dần dd Na2CO3 1M vào cho đến khi thu được lương kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích V đã thêm là bao nhiêu? A. 200 ml B. 300 ml. C. 250 ml D. 150 ml Câu 3: Khi cho các chất Ag, Cu, CuO,Al, Fe vào dd axit HCl dư thì các chất nào sau đây tan. A. Cu, Ag, Fe B. Cu, Al, Fe C. CuO, Al, Fe D. Al, Fe,Ag Câu 4: Hoà tan hoàn tàn 9,6g kim loại R trong H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc). R là kim loại nào sau đây: A. Fe B. Cu C. Al D. Ca Câu 5: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, bột Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết thì có thể ngâm hỗn hợp bột vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào? A. HCl B. AgNO3 C. H2SO4 D. NaOH Câu 6: Cặp chất nào chứa hai chất đều có khả năng là mềm nước có độ cứng tạm thời? A. Ca(OH)2 , Na2CO3. B. HCl, Ca(OH)2 C. NaHCO3, Na2CO3 D. NaCl và Na3PO4 Câu 7: Từ các chất cho sau: Cu, Cl2, dd HCl, dd HgCl2, dd FeCl3. Có thể biến đổi trực tiếp từ Cu thành CuCl2 bằng mấy cách khác nhau. A. 1 cách B. 2 cách C. 3 cách D. 4 cách Câu 8: Cho một bản kẽm ( lấy dư) đã đánh sạch bề mặt vào dd Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toan, thấy khối lượng là kẽm giảm đi 0.01 gam. Hỏi khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong dd là bao nhiêu? A. , 0.01g B. 1.88 gam C. gần bằng 0.29 gam D. giá trị khác. Câu 9: Cặp nào gồm hai kim loại mà mỗi kim loại đều không tan trong dd HNO3 đặc nguội. A. Fe và Al B. Cu và Al C. Ag và Fe D. Zn và Fe Câu 10: Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng KL có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất nào. A. Dung dịch muối B. Oxit kim loại C. Hiđrôxit kim loại. D. Muối ở dạng nóng chảy. Câu 11: Khi cho Fe vàođung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe khử các ion KL theo thứ tự nào( ion đặt trước sẽ bị khử trước). A. Pb2+, Ag+, Cu2+. B. Ag+, Pb2+, Cu2+. C. Cu2+, Ag+. Pb2+ D. Ag+, Cu+, Pb2+. Câu 12: Cu tác dụng với dd AgNO3 theo phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag+ ® 2Ag + Cu2+. Kết luận nào sau đây sai. A. Ag+ có tính oxi hoá yếu hơn Cu2+. B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. C. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+. D. Ag có tính khử yếu hơn Cu. Câu 13: Ngâm một lá sắt vào dd axit HCl sẽ có hiện tượng sủi bọt khí H2. Bọt khí thoát ra nhanh nhất thì thêm vào chất nào? A. dd CuSO4 B. Nước C. dd NaCl D. dd ZnCl2 Câu 14: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của các KL và ion KL như thế nào? A. Kim loại là chất khử B. Kim loại là chất oxi hoá C. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hay chất khử. D. đều là chất khử Câu 15: Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm hai Kim loại Al và Mg dạng bột tác dụng hết với O2 thu được hỗn hợp oxit B có khối lượng 9,1 gam. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu mol HCl để hoà tan hoàn toàn B? A. 2 mol B. 1 mol C. 0.5mol D. Giá trị khác. Câu 16: Sục CO2 vào nước vôi trong chứa 0.15 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Hỏi số mol CO2 cần dùng là bao nhiêu? A. 0,10 mol B. 0,15 mol C. 0,10 mol và 0,15 mol. D. 0,10 và 0,20 mol Câu 17: Cho một luồng khí H2 vào các ống sứ đựng: (1)CaO – (2)CuO – (3)Al2O3 – (4)Fe2O3 - (5)Na2O. Ở ống nào có phản ứng xảy ra. A. (2), (3), (4) B. (2),(4) C. (2),(4),(5). D. (1),(2),(3) Câu 18: Cho 50.2 gam hỗn hợp Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi bằng 2 ( đứng trước hidrô trong dãy điện hoá). Chia A thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng vơí dd HCl dư thấy có 0.4 mol H2. Cho phần 2 tác dụng hết với dd HNO3 loãng đun nóng thì thấy thoát ra 0.3 mol khí NO duy nhất. Hỏi M là KL nào? A. Ni B. Sn C. Mg D. Zn Câu 19: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dd Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2, Zn(NO3)2 được đánh số thứ tự là ống 1,2,3. Nhúng 3 lá kẽm giống hệt nhau X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng của mối lá kẽm thay đổi như thế nào? A. X tăng, Y giảmm Z không đổi. B. X tăng, Y tăng, Z không đổi C. X giảm, Y tăng và Z không đổi. D. X giảm, Y giảm và Z không đổi. Câu 20: Cho dd CuSO4 chảy chậm qua lớp mạt Fe rồi chảy vào một bình thuỷ tinh. Hiện tượng nào sau đây là không đúng: A. Kim loại màu đỏ xuất hiện bám trên mạt Fe B. Dung dịch trong bình thuỷ tinh có màu lục nhạt. C. Lượng mạt Fe giảm D. Dung dịch trong bình thuỷ tinh có màu vàng. Câu 21: Hoà tan kim loại M vào dd HNO3 loãng không thấy khí thoát ra. Hỏi kim loại M là KL nào trong số các KL sau đây? A. Mg B. Ag C. Cu D. Pb Câu 22: Để một hợp kim tạo nên từ hai chất cho duới đây trong không khí ẩm. Hợp kim sẽ bị ăn mòn điện hoá khi hai chất đó là: A. Fe và Cu B. Tất cả đúng. C. Fe và C D. Fe và Fe3C Câu 23: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí năng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m. A. 0,224 lít và 14,48 gam B. 0,672 lít và 18,46 gam C. 0,112 lít và 12,28 gam D. 0,448 lít và 16,48 gam Câu 24: Đi từ chất nào sau đây có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy. A. Na2O B. Na2CO3 C. NaOH D. NaNO3 Câu 25: M là KL. Phương trình sau đây : Mn+ + ne " M Biễu diễn : A. tính chất hoá học chung của kim loại. B. Nguyên tắc điều chế kim loại. C. Sư khử kim loại. D. Sự oxi hoá kim loại. ( Cho Mg = 24; Ba = 137, Ca = 40; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; N = 14; H = 1; Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; Zn = 65; Ni = 59; Sn = 119 ) ---------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- 139.doc