Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn: Hoá học 9

Câu I: (2 điểm)

1) Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân 11+, có 3 lớp e, và có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết:

 a) Vị trí của nguyên tố A trong bảng hệ thống tuần hoàn.

 b) So sánh khả năng hoạt động của nguyên tố A so với các nguyên tố lân cận.

Câu II: (3 điểm)

1-Viết các phương trình hoá học để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau (ghi đủ các điều kiện phản ứng nếu có):

 Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al

 NaAlO2

2- Cho các chất: C2H4; Br2; C2H2; C2H5OH; Zn; CH3COOH có bao nhiêu cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hoá học .

Câu III: (2.5 điểm)

1- Có 6 lọ chứa các dung dịch không màu KCl, KOH, HCl, Ba(OH)2, H2SO4, MgSO4 .Không dùng thêm thuốc thử nào khác,hãy nhận biết các dung dịch đó bàng phương háp hoá học.

2- Cho hai nguyên tố X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp và ở hai nhóm liên tiếp, có tổng số điện tích hạt nhân là 19, X và Y có thể tạo nên hợp chất

a- X và Y là nguyên tố nào?

b- Cho biết cấu tạo và dự đoán tính chất của X và Y

 

doc4 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn: Hoá học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục&Đào tạo
Việt Yên
Đề thi thử vào lớp 10 thp Năm học 2011 - 2012
Môn: Hoá học 
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu I: (2 điểm)
1) Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân 11+, có 3 lớp e, và có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết: 
 a) Vị trí của nguyên tố A trong bảng hệ thống tuần hoàn.
 b) So sánh khả năng hoạt động của nguyên tố A so với các nguyên tố lân cận.
Câu II: (3 điểm)
1-Viết các phương trình hoá học để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau (ghi đủ các điều kiện phản ứng nếu có):
7
 Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al 
6
8
 NaAlO2
2- Cho các chất: C2H4; Br2; C2H2; C2H5OH; Zn; CH3COOH có bao nhiêu cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hoá học .
Câu III: (2.5 điểm)
1- Có 6 lọ chứa các dung dịch không màu KCl, KOH, HCl, Ba(OH)2, H2SO4, MgSO4 .Không dùng thêm thuốc thử nào khác,hãy nhận biết các dung dịch đó bàng phương háp hoá học. 
2- Cho hai nguyên tố X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp và ở hai nhóm liên tiếp, có tổng số điện tích hạt nhân là 19, X và Y có thể tạo nên hợp chất
a- X và Y là nguyên tố nào?
b- Cho biết cấu tạo và dự đoán tính chất của X và Y
Câu IV: (2,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn12g một hợp chất hữu cơ A tạo ra 8,96 lít khí CO2(ĐKTC) và 7,2g H2O.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A. Biết A tan trong nước và tác dụng với Na2CO3. Tỉ khối hơi của A so với khí hiđro là 30.
b) Cho 120g dung dịch A 10% tác dụng với CaCO3 vừa đủ. Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng. ( Cho C = 12; O = 16; H = 1; Ca = 40)
Chú ý: Học sinh được sử dụng máy tính và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Phòng Giáo dục&Đào tạo
Việt Yên
Hớng dẫn chấm
 thi thử vào lớp 10 thpT Năm học 2011 - 2012
Môn: Hoá học
Câu I: (2 điểm)
1) a) Nêu đúng vị trí của nguyên tố A trong bảng hệ thống tuần hoàn (0,5đ)
Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân 11+, có 3 lớp e, và có 1e ở lớp ngoài cùng nên A ở ô số 11, chu kì 3, nhóm I, là một kim loại.
 b) So sánh khả năng hoạt động của nguyên tố A so với các nguyên tố lân cận đúng(0,5đ)
A là Na. Tính kim loại của nguyên tố Na so với các nguyên tố lân cận:
Na > Mg; Li < Na < K
Câu II
3điểm
 ý1- Viết đúng mỗi PTHH cho 0,25 đ x8,
Các PTHH từ 1 đến 5 viết lần lợt còn các PTHH sau:
Al NaAlO2
Al NaAlO2
Al(OH)3 NaAlO2
Học sinh có thể viết phơng trình nào trớc cũng đợc
2đ
 ý1- Viết đúng mỗi PTHH cho 0,25 đ x4
1đ
Câu III
ý1(1,25 đ)
- kẻ bảng, phân tích tìm ra ba nhóm chất 
- Nhóm I: Khi đổ vào các chất còn lại không có dấu hiệu gì là HCl và KCl.
- Nhóm II: Tạo một lần kết tủa với các chất còn lại là KOH và H2SO4
- Nhóm III: Tạo hai lần kết tủa với các chất còn lại là Ba(OH)2, và MgSO4
-Lấy Các sản phẩm kết tủa ở mẫu II nhiệt phân hoàn toàn , nếu thấy khối lợng giảm thì đó là sản phẩm của của KOH và đó là kết tủa Mg(OH)2, nếu khối lợng không đổi là sản phẩm của H2SO4
- Lấy Mg(OH)2 cho vào hai chất trong nhóm I : Nếu tan thì đó là HCl, không tan là KCl.
- Lấy HCl vừa tìm đợc đổ vào kết tủa các mẫu ở nhóm III, nếu kết tủa tan hết thi đó là sản phẩm của MgSO4 , nếu tan một phần lá sản phẩm của Ba(OH)2
Viết đầy đủ các phản ứng 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0.25 đ
0,25đ
ý2 ; 1,25 đ
- Gọi số hiệu của A và B lần lợt là ZA và ZB (ZB >ZA)
- Do A và B ở hai chu kì liên tiếp và hai nhóm liên tiếp nên có các trờng hợp sau 
T.h 1: ZA + ZB = 19 và ZB - ZA = 9 suy ra ZB = 14 ( B là Si) 
ZA = 5 ( A là Bo)
T.h 2: ZA + ZB = 19 và ZB - ZA = 7 suy ra ZB = 13 ( B là Al) 
ZA = 6 ( A là Cacbon).
Theo giả thiết A và B tạo nên hợp chất nên A là Cacbon, B là Nhôm-Nêu đủ cấu tạo và tính chất cơ bản của mỗi nguyên tố 
0,25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0,25x2
Câu IV: (2,5 điểm)
a, MA = 60(g)
nCO2 = 0,4(mol) à nC = 0,4(mol) à mC = 4,8(g).
nH2O = 0,4(mol) à nH = 0,8(mol) à mH = 0,8(g).
mC + mH = 4,8 + 0,8 = 5,6 < 12.
Trong A có nguyên tố C, H, và O. 
mO = 6,4(g) à nO = 0,4(mol) (0,25đ)
Công thức tổng quát: CxHyOz x : y : z = 0,4 : 0,8 : 0,4 = 1 : 2 : 1
Công thức đơn giản: C H2O (0,25đ)
Công thức phân tử: C2 H4O2 (0,25đ)
Công thức cấu tạo : CH3 COOH (0,25đ) 
b) mCH3COOH = 12(g)
PTHH: 2CH3COOH + CaCO3 đ (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 ( 0,25đ)
 Tỉ lệ mol: 2 1 1 1 1
 Tỉ lệ g: 120 100 158 18 44
 Đề ra(g): 12 ? ? ?
 m(CH3COO)2Ca = 15,8(g); m CaCO3 = 10(g); m CO2 = 4,4(g). ( 0,25đ)
 mdd = 120 + 10 - 4,4 = 125,6 (g) ( 0,25đ)
 C%(CH3COO)2Ca = 12,58(%) ( 0,25đ)

File đính kèm:

  • docDE THI THU HOA 9 20102011.doc
Giáo án liên quan