Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Tân Dân (Có đáp án)

 Có ý kiến cho rằng “Truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long đẹp như một bài thơ bởi chất trữ tình thấm đượm”. Em hãy chứng minh bằng một bài văn ngắn.

Câu 2 ( 2.5 điểm )

 An toàn giao thông - một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội

Câu 3 ( 5.0 điểm)

 Nhận xét về đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình.

 Em hãy phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận xét trên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Tân Dân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện rõ phong cách riêng, có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt và chính tả. 
Câu 3 ( 5.0 điểm)
A. Yêu cầu kỹ năng:
Người viết cần vận dụng kiến thức đã học từ văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”và kiến thực nghị luận một tác phẩm văn học ( hoặc một đoạn trích ) để phân tích làm rõ ngòi bút tả cảnh ngụ tình tinh tế của Nguyễn Du.
Phạm vi: Tám câu cuối văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
B. Yêu cầu về kiến thức:
*) Bài viết cần phân tích làm rõ Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện :“ cảnh trong tình, tình trong cảnh”. Cảnh được miêu tả từ viễn cảnh đến cận cảnh, từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động, lấy ngoại cảnh để phô diễn tâm cảnh, mỗi cảnh là môt ẩn dụ cho một tâm trạng của Thuý Kiều. Sử dụng điệp ngữ “ buồn trông” tạo nên trường liên tưởng bi thương liên tiếp, không dứt 
+ Cảnh “ Buồn trông..cánh buồm xa xa”: không gian mênh mông của cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn, cô đơn vô định, nỗi nhớ quê hương gịa đình, niềm khao khát sum họp
+ Cảnh cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa (.) gợi thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định.
+ Cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông gợi sự úa tàn, buồn bã chán chường vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt cô đơn không biết đến bao giờ kết thúc, Kiều cảm thấy tương lai mờ mịt. 
+ Cảnh kết thúc đoạn thơ: âm thanh dữ dộibáo trước sóng gió, bão tố cuộc đời lại tiếp tục ập xuống đầu Kiều- Kiều trong tâm trạng kinh hoàng sợ hãi
*) Đoạn thơ được đánh giá là tuyệt bút của bút pháp tả cảnh ngụ tình. 
C. Biểu điểm: 
Điểm 5 : Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết có sáng tạo, giàu cảm xúc.Diễn đạt trôi chảy, không mất lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, ngữ pháp.
 Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên, diễn đạt
 tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ trong diễn đạt và chính tả. 
 Điểm 3 : Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, có thể còn mắc một số sai sót nhỏ hoặc triển khai một vài ý chưa sâu .
Điểm 2 : Còn thiếu một vài ý nhỏ hoặc đủ ý song có ý triển khai còn chưa sâu : văn viết chưa có phong cách riêng, còn mắc một số lỗi diễn đạt và lỗi chính tả thông thường. 
*) Các thang điểm khác giám khảo linh hoạt vận dụng cho điểm. 
TRƯỜNG THCS TÂN DÂN
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
(ĐỢT: 01 NGÀY 11 THÁNG 04 NĂM 2010)
Môn: Ngữ Văn( Thời gian: 120’- Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2điểm ) 
	Phân tích ý nghĩa của hình ảnh thơ sau: “ Đầu súng trăng treo”- (Đồng chí -Chính Hữu”.
Câu 2 ( 3 điểm ) 
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
 	Suy nghĩ của em về lời khuyên đạo lý trong câu ca dao trên 
Câu 3 ( 5.0 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về ước nguyện của nhà thơ trong đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải )
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu 1 ( 2. điểm ) 
 A. Yêu cầu hình thức:
- Viết được đoạn văn có câu mở đoạn và kết đoạn. Bố cục cân đối, hợp lí; lời văn trong sáng, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, lô gíc; không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
B. Yêu cầu về nội dung:
Phân tích được ý nghĩa của hình ảnh thơ:
+Nghĩa tả thực: Là cảm nhận của chính tác giả trong những đêm hành quân phục kích chờ giặc. Suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần có lúc như treo lơ lửng ở đầu mũi súng...
+Nghĩa biểu tượng: Súng và trăng như gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, người chiến sĩ và thi sĩ Đó là tất cả các mặt bổ sung hài hoà cho nhau tạo nên biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ..
	C. Biểu điểm: 
Điểm 1,5- 2: Nội dung đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên - văn viết giàu cảm xúc, có sáng tạo ; các ý được trình bày mạch lạc, sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
Điểm 1 :
	Thể hiện được các yêu cầu cơ bản; văn viết chưa thể hiện rõ phong cách riêng, có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt và chính tả. 
 *) Các thang điểm khác giám khảo linh hoạt vận dụng cho điểm
Câu 2 ( 3 điểm ) 
A. Yêu cầu hình thức:
- Vận dụng kiến thức của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý để viết bài văn có bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ. Biết kết hợp giải thích với chứng minh.
- Diễn đạt mạch lạc. Câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các thao tác lập luận.
- Chữ viết đúng chính tả, dễ đọc. Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.Câu văn đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ.
B. Yêu cầu về nội dung:
Đây là vấn đề nghị luận rất gần gũi nên cần đưa ra những lý lẽ chặt chẽ, xác đáng, dẫn chứng hợp lý, toàn diệndeer người đọc hiểu thấu đáo về vấn đề tình anh em.
Bài viết có thể gồm các ý sau:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:
- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay
+ Tay- chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người, có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mị hoạt động.
+ So sánh cho thấy quan hệ gắn bó anh em.
Rách, lành: là hình ảnh tượng trưng cho bất hạnh, nghèo khó và thuận lợi đầy đủ.
Dở, hay: tượng trưng cho trí tuệ và tính cách đần độn, hư hỏng hay thông minh khéo léo 
 Từ đó câu ca dao khuyên: giữ gìn tình cảm anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống đổi thay.
	* Vì sao phải giữ gìn tình cảm anh em?
- Anh em cùng cha mẹ sinh ra, dễ dàng thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.
- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.
- Là trách nhiệm bổn phận của mỗi người.
- Là truyền thống dân tộc.
	* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?
- Quan tâm đến nhau từ lúc nhỏ đến lúc lớn.
- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: vật chất tinh thần.
- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc bất đồng.
- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh em mắc sai lầm.
C. Biểu điểm: 
Điểm 2 – 3: Nội dung đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên - văn viết giàu cảm xúc, có sáng tạo ; các ý được trình bày mạch lạc, sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
Điểm 1-1,5 :
	Thể hiện được các yêu cầu cơ bản; văn viết chưa thể hiện rõ phong cách riêng, có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt và chính tả. 
*) Các thang điểm khác giám khảo linh hoạt vận dụng cho điểm
Câu 3 ( 5.0 điểm)
Yêu cầu hình thức:
 Viết đúng hình thức bài nghị luận về một đoạn thơ. Bài văn có bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ. 
- Diễn đạt mạch lạc. Câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các thao tác lập luận.
- Chữ viết đúng chính tả, dễ đọc. Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.Câu văn đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ.
Yêu cầu về nội dung:
 Đảm bảo các ý cơ bản sau:
	- Tóm tắt vị trí của đoạn thơ trong bài thơ.
	- Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên đất trời, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm mùa xuân dâng hiến cho cuộc đời.
	1. Đó là ước nguyện sống đẹp, có ích cho đời.
	Muốn làm con chim cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca =>Phân tích các hình ảnh này để thấy được vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.
	2. Ước nguyện ấy thể hiện một cách chân thành, giản dị khiêm nhường.
	-Nguyện làm những vật bình thường có ích cho đời.
Ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.
Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung.
Sự thay đổi cách xưng hô: từ “tôi” sang “ ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
Hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc
Ước nguyện dâng hiến ấy lặng lẽ dài lâu và trọn đời
 Qua đó ta hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
 C. Biểu điểm: 
Điểm 5 : Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết có sáng tạo, giàu cảm xúc.Diễn đạt trôi chảy, không mất lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, ngữ pháp.
 Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên, diễn đạt
 tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ trong diễn đạt và chính tả. 
 Điểm 3 : Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, có thể còn mắc một số sai sót nhỏ hoặc triển khai một vài ý chưa sâu .
Điểm 2 : Còn thiếu một vài ý nhỏ hoặc đủ ý song có ý triển khai còn chưa sâu : văn viết chưa có phong cách riêng, còn mắc một số lỗi diễn đạt và lỗi chính tả thông thường. 
*) Các thang điểm khác giám khảo linh hoạt vận dụng cho điểm. 
TRƯỜNG THCS TÂN DÂN
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
(ĐỢT: 02 NGÀY 17 THÁNG 05 NĂM 2011)
Môn: Ngữ Văn ( Thời gian: 120’) 
Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2.0 điểm ) 
a. Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: 
 “ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của bọn thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắn hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.”
b.Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”. 
 ( Sang thu- Hữu Thỉnh)
Câu 2 ( 3.0 điểm ) 
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
 	Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu tục ngữ trên 
Câu 3 ( 5.0 điểm)
Phẩm chất và số phận nhân vật người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Hết.
 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM. MÔN NGỮ VĂN 9 
Câu 1 ( 2.0 điểm ) 
 a.- Phép lặp: Cụm từ “trường học của chúng ta” và “ trường học” ở câu 1 được lặp lại ở câu 2 có tác dụng liên kết câu 1 và câu 2: (0,5đ’)
 - Phép thế: Cụm từ “muốn được như thế” ở câu 3 thay thế cho câu 2 có tác dụng liên kết câu 2 với câu 3:(0,5đ’)
b.Xác định được phép tu từ ẩn dụ: ( 0,5đ’)
- Phân tích được tác dụng, ý nghĩa: (0,5đ’ ) 
Câu 2 ( 3 điểm ) 
A. Yêu cầu hình thức:
- Vận dụng kiến thức của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý để viết bài văn có bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ. Biết kết hợp giải thích với chứng minh.
- Diễn đạt mạch lạc. Câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các th

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_tan_dan_c.doc
Giáo án liên quan