Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Cho hai câu thơ:

 “ .Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

 (Ngữ văn 9, tập 2)

 a. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?

 b. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ? Hãy phân tích ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ đó?

Câu 2. (3,0 điểm)

Lời cảm ơn và xin lỗi trong xã hội hiện nay.

Câu 3. (5,0 điểm)

 Vẻ đẹp bình dị của nhân vật chính - anh thanh niên - trong đoạn trích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút
Ngày thi: 14/4/2016
(Đề thi gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
 Cho hai câu thơ:
 “ ...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
 (Ngữ văn 9, tập 2)
 	a. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
 	b. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ? Hãy phân tích ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Câu 2. (3,0 điểm)
Lời cảm ơn và xin lỗi trong xã hội hiện nay.
Câu 3. (5,0 điểm)
 Vẻ đẹp bình dị của nhân vật chính - anh thanh niên - trong đoạn trích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
................................. Hết ...................................
Họ và tên thí sinh: ...............Số báo danh: .............
Chữ ký của giám thị 1 .......Chữ ký của giám thị 2.................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT- ĐỢT 2
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và phát triển được năng lực của học sinh.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. 
	Lưu ý: Điểm bài thi lẻ đến 0,25 điểm. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung đạt được 
Điểm
Câu 1 (2,0 điểm)
a. (0,5 điểm)
+ Mức tối đa (0,5 điểm):
 Trích trong bài thơ Viếng lăng Bác (0,25 điểm), của Viễn Phương (0,25 điểm).
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời đúng tên bài thơ, hoặc tên tác giả và ngược lại. 
+ Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.
b. (1,5 điểm)
+ Mức tối đa (1,5 điểm):
- Ở câu thơ thứ nhất tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Hình ảnh mặt trời chuyển động làm cho câu thơ sinh động và có sức gợi cảm hơn.
- Trong câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ mặt trời được so sánh ngầm với Bác Hồ. Bác như mặt trời - mặt trời cách mạng - đem đến ánh sáng hạnh phúc cho cuộc đời của nhân dân.
- Hình ảnh ẩn dụ đó đã nói lên sự vĩ đại, lớn lao, sự kì diệu và sức tỏa sáng của vị lãnh tụ vĩ đại; đồng thời còn thể hiện lòng tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác kính yêu.
+ Mức chưa tối đa: Căn cứ số ý học sinh trả lời được để cho điểm phù hợp.
+ Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài
Câu 2
(3,0 điểm)
a. Tiêu chí về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
b. Tiêu chí về nội dung:
a. Mở bài: (0,25 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Lời cảm ơn, xin lỗi trong xã hội hiện nay. 
b. Thân bài: (2,5 điểm)
* Giải thích “cảm ơn”, “xin lỗi”:
+ “Cảm ơn”: là lời nói bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước những lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của ai đó đối với mình.
+ “Xin lỗi”: là những lời nói bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những lời nói, hành động sai lầm của mình với mọi người xung quanh.
* Bàn luận, đánh giá:
 + Những lời cảm ơn, xin lỗi có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Vì:
- Khi được ơn thì phải biết ơn, thể hiện thái độ chân thành, tri ân khi nhận được sự giúp đỡ của người khác;
- Lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên gắn bó, thân thiện hơn...
- Lời cảm ơn thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử của con người. Đó là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc Việt Nam.
- Lời xin lỗi giúp xóa đi sự mặc cảm, thù hận, đau khổ.
- Biết xin lỗi thể hiện thái độ tự trọng, dũng cảm của người mắc lỗi.
+ Nếu không biết cảm ơn và xin lỗi, con người sẽ trở thành vô cảm, kém văn hóa, làm xã hội thiếu văn minh lịch sự.
+ Trong xã hội hiện nay còn thiếu những lời cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. Có những người được ơn không biết nói lời cảm ơn. Có những người mắc lỗi không biết nói lời xin lỗi, thậm chí còn có hành động, lời nói xúc phạm đến người khác. Những hành động đó cần lên án, phê phán.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Cần thể hiện lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ.
- Hãy để hai từ “cảm ơn”, “xin lỗi” trở thành ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống hiện nay.
c. Kết bài: (0,25 điểm)
- Kết luận: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của lời cảm ơn, xin lỗi.
- Liên hệ bản thân.
- Mức tối đa (3,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.
- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 - 2,5- 2,25- 2,0 -1,75-1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp.
Câu 3
(5,0 điểm)
* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vấn đề nghị luận hay/tạo ấn tượng.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài.
b. Thân bài: (3,0 điểm)
+ Mức tối đa:
* Khái quát cốt truyện, tình huống, nhân vật.
* Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên- nhân vật chính- người mang vẻ đẹp bình dị tiêu biểu, điển hình cho những người lao động nói chung trong công cuộc xây dựng đất nước:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc khó khăn, gian khổ khắc nghiệt nhưng anh thanh niên đã đối mặt và vượt qua bằng nghị lực phi thường.
+ Vẻ đẹp bình dị từ lòng yêu nghề sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, sống có lí tưởng cao đẹp, khao khát cống hiến.
+ Vẻ đẹp bình dị toát lên từ tâm hồn: yêu đời, yêu cuộc sống, biết tổ chức sắp xếp cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, đẩy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
+ Vẻ đẹp bình dị toát lên từ lòng hiếu khách, cởi mở; quan tâm, chu đáo với mọi người; khiêm tốn, thành thực.
* Đánh giá vẻ đẹp của nhân vật: Vẻ đẹp bình dị của nhân vật anh thanh niên - người lao động mới - rất đáng quý, đáng trân trọng; bình dị mà sâu xa, cao đẹp. Vẻ đẹp của anh thanh niên có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
* Vài nét về nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật: cốt truyện, xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, ...
+ Mức chưa tối đa: Nếu thiếu 1 trong các ý trên trừ điểm cho hợp lí.
+ Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
c. Kết bài: (0,5 điểm)
+ Mức tối đa:
 - Khái quát vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quí, nhân vật không chỉ góp phần làm đẹp cho cuộc sống mà còn giúp cho mọi người có những nhận thức, suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, có niềm tin vào cuộc đời. 
- Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay và bản thân.
+ Mức chưa tối đa: Thiếu 1 trong 2 ý trên.
+ Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai.
0,5 
0,25 
* Các tiêu chí khác (1,0 điểm): 
a. Hình thức:
- Mức tối đa: (0,5 điểm) HS viết được một bài văn với bố cục ba phần; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ, câu, chính tả; diễn đạt lưu loát.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết hay các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Mức không đạt: Bài làm không có bố cục, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
b. Sáng tạo 
- Mức tối đa: (0,5 điểm) Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về nội dung trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
- Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) Học sinh đạt được 2 đến 3 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài.
...........................Hết.............................

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2016_2017_pho.doc
Giáo án liên quan