Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn đợt 1 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

 “.Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

 - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại.”

 (Ngữ văn 9, tập 1)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn văn viết về nhân vật nào?

b) Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn?

c) Dấu chấm lửng trong câu văn: “Hay là chỉ lại.” có tác dụng gì?

Câu 2. (3,0 điểm)

 Vấn đề an toàn giao thông.

Câu 3. (5,0 điểm)

 Vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn đợt 1 - Năm học 2016-2017 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút
Ngày thi: 26/2/2016
(Đề thi gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
 “...Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
	- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...”
 (Ngữ văn 9, tập 1)
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn văn viết về nhân vật nào? 
b) Em hãy tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn?
c) Dấu chấm lửng trong câu văn: “Hay là chỉ lại...” có tác dụng gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
 	Vấn đề an toàn giao thông.
Câu 3. (5,0 điểm)
 	Vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
	................................. Hết ...................................
Họ và tên thí sinh: ...............Số báo danh: .........
Chữ ký của giám thị 1 .......Chữ ký của giám thị 2.............
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT- ĐỢT 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và phát triển được năng lực của học sinh.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. 
	Lưu ý: Điểm bài thi lẻ đến 0,25 điểm. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung đạt được 
Điểm
 Câu 1 (2,0 đ)
a. (1,0đ)
+ Mức tối đa: Trích trong văn bản Làng (0,25đ), của Kim Lân (0,25 điểm). Đoạn văn viết về nhân vật ông Hai (0,25đ), người nông dân ở làng Chợ Dầu (0,25đ).
+ Mức chưa tối đa: Chỉ trả lời tên tác giả, tác phẩm hoặc trả lời đúng tên nhân vật.(Sai, thiếu mỗi ý trừ 0,25 đ)
+ Mức không đạt: Trả lời sai hoàn cảnh sáng tác, sai tên nhân vật hoặc không làm bài.
1,0
0,25-0,75
0,0
b.( 0,5đ)
+ Mức tối đa:
Thành phần biệt lập là thành phần tình thái (0,25đ): tưởng như (0,25đ). 
+ Mức chưa tối đa: Chỉ trả lời đúng tên thành phần tình thái, không chỉ ra từ ngữ thể hiện thành phần tình thái hoặc ngược lại 
+ Mức không đạt: Trả lời sai tên thành phần biệt lập hoặc không làm bài.
0,5
0,25
0,0
c.(0,5đ)
+ Mức tối đa: Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của nhân vật ông Hai. Qua đó thể hiện tâm trạng hoài nghi, ngờ ngợ của ông Hai trước cái tin làng Chợ Dầu theo Tây.
+ Mức chưa tối đa: Chỉ trả lời đúng 1 trong hai ý trên
+ Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.
0,5 
0,25 
0,0
 Câu 2 (3,0 đ)
a. Tiêu chí về hình thức: (0,5đ)
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
b. Tiêu chí về nội dung:
a. Mở bài: (0,25đ)
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Vấn đề an toàn giao thông
b. Thân bài: (2,0đ)
* Nêu thực trạng của tình hình giao thông:
- Số lượng các vụ tạn nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trong cả nước.
- Tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số lượng người chết và bị thương.
- Số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất là lĩnh vực giao thông đường bộ, chủ yếu là xe máy và ô tô.
* Nguyên nhân:
- Do sự hiểu biết của người dân về an toàn giao thông, về quy định giao thông còn hạn chế.
- Do ý thức chấp hành luật giao thông còn kém; không sử dụng mũ bảo hiểm. Do người dân sử dụng rượu bia, nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép.
- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn; biển báo giao thông còn thiếu. Do sự tắc trách của cơ quan xây dựng khiến cho chất lượng đường xá kém
- Do sự ích kỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng của người đi đường..
* Hậu quả:
- Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần.
* Đánh giá: Đây là hiện tượng đáng lo ngại của mọi người và toàn xã hội khi tham gia giao thông.
* Biện pháp khắc phục:
- Bản thân mỗi người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông đến mọi người dân.
- Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy khi tham gia giao thông.
- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật giao thông.
- Nâng cao chất lượng các công trình giao thông; đặt thêm các biển báo chỉ dẫn giao thông.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông.
c. Kết bài: (0,25đ)
- Kết luận; khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề an toàn giao thông.
- Liên hệ bản thân.
- Mức tối đa (3,0 đ): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên.
- Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 - 2,5- 2,25- 2,0 -1,75-1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp.
Câu 3 (5,0 đ)
*Tiêu chí về nội dung các phần bài viết: (4,0 điểm)
a. Mở bài: (0,5 đ)
- Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay/tạo ấn tượng.
- Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. (0,25đ)
- Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài. (0đ)
b. Thân bài (3,0 đ)
 Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe Trường Sơn:
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” khẳng định giọng điệu thơ riêng của Phạm Tiến Duật: Sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch, đậm chất lính, giàu suy tưởng.
- Thông qua việc sáng tạo một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của những người lính lái xe Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đó là:
+ Tư thế ung dung, hiên ngang, dũng cảm, sẵn sàng nhìn thẳng vào khó khăn, hi sinh, thái độ coi thường gian khổ, bất chấp hiểm nguy; trên những chiếc xe không kính, người lính lái xe phải đối diện với bao khó khăn, thử thách nhưng họ không hề nao núng mà dũng cảm, bình tĩnh chấp nhận như một tất yếu.
+ Trong cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng tâm hồn những chiến sĩ lái xe luôn trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, yêu đời.
+ Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Đánh giá vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.
- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ cũng là vẻ đẹp, phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. 
- Qua cách miêu tả, nhà thơ thể hiện niềm tự hào, thái độ trân trọng, ngợi ca những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+ Mức chưa tối đa: Nếu thiếu 1 trong các ý trên trừ điểm cho hợp lí.
+ Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai. (0đ) 
c.Kết bài . (0,5 đ) 
+ Mức tối đa:
- Khái quát chung về vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ.
- Nêu cảm nghĩ, liên hệ. 
+ Mức chưa tối đa: Thiếu 1 trong 2 ý trên trừ điểm cho hợp lí.
+ Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm sai. (0đ)
* Các tiêu chí khác (1,0 đ) 
a. Hình thức: (0,5đ) 
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát.
- Mức chưa tối đa: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. (0,25đ)
- Mức không đạt: Bài làm không có bố cục, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. (0đ)
b. Sáng tạo (0,5đ)
- Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.
- Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được 2 đến 3 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt. (0,25đ)
- Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài. (0đ)
------------------------Hết-----------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_dot_1_nam_hoc_2016_20.doc
Giáo án liên quan