Đề thi thử Đại học môn Sinh vật - Năm học 2009-2010

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu 1. Vùng mã hóa của 1 gen cấu trúc có chức năng là:

A. Tiếp nhận enzim sao mã.

B. Mang tín hiệu khởi động.

C. Kiểm soát phiên mã.

D. Chứa bộ mã của polipeptit.

Câu 2. Mã di truyền là:

A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào.

B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.

C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.

D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng.

Câu 3. Axit amin mở đầu ở chuỗi polipeptit của vi khuẩn là:

A. Foocmin mêtiônin.

B. Valin.

C. Mêtiônin.

D. Alanin.

Câu 4. Đoạn Ôkazaki xuất hiện ở quá trình sinh tổng hợp:

A. ADN.

B. mARN.

C. tARN.

D. rARN.

Câu 5. ADN dài 3400Ao với 20% Ađênin sẽ có số liên kết hyđrô là:

A. 2600.

B. 3400.

C. 1300.

D. 5200.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Sinh vật - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy định tính trạng.
Câu 3. Axit amin mở đầu ở chuỗi polipeptit của vi khuẩn là:
Foocmin mêtiônin.
Valin.
Mêtiônin.
Alanin.
Câu 4. Đoạn Ôkazaki xuất hiện ở quá trình sinh tổng hợp:
ADN.
mARN.
tARN.
rARN.
Câu 5. ADN dài 3400Ao với 20% Ađênin sẽ có số liên kết hyđrô là:
2600.
3400.
1300.
5200.
Câu 6. ADN dài 5100 Ao tự sao 5 lần liên tiếp số nuclêôtit tự do là:
51000.
93000.
46500.
96000.
Câu 7. Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, thì chức năng vận chuyển axit amin là của:
mARN.
tARN.
rARN.
ADN.
Câu 8. Phân tử mARN có một đặc tính là:
Vận chuyển axit amin và có mã đối.
Mang mã phiên và có liên kết hyđrô.
Chứa bản gốc của thông tin di truyền.
Trình tự mã phiên bổ sung với mạch gốc.
Câu 9. Kết quả của giai đoạn dịch mã là:
Tạo ra phân tử mARN mới.
Tạo ra phân tử tARN mới.
Tạo ra phân tử rARN mới.
Tạo ra chuổi pôlipeptit mới.
Câu 10. Nếu mã gốc có đoạn: TAXATGGGXGXTAAA... thì mạch bổ sung là:
ATGTAXGGXGXTAAA...
AUGUAXXXGXGAUUU...
UAXAUGGGXGXUAAA...
ATGTAXXXGXGATTT... 
Câu 11. Hai tiểu đơn vị của ribôxôm sẽ kết hợp thành 1 ribôxôm khi:
Chúng tiếp xúc với bộ ba mở đầu của mARN.
Các rARN vừa tổng hợp xong ra khỏi nhân.
Chúng tiếp xúc với bộ ba mở đầu của gen.
Phân tử tARN chuyển mêtiônin đến ribôxôm.
Câu 12. Một phân tử mARN trưởng thành dài 5100 Ao sẽ mã hóa được chuổi polipeptit hoàn chỉnh có số axit amin là:
498.
499.
500. 
502.
Câu 13. Ôpêrôn Lac ở vi khuẩn E.coli là:
Ôpêrôn điều hòa hàm lượng lactôza.
Các enzim chi phối biến đổi đường lactô.
Cụm gen cùng tổng hợp lactôzơ.
Mọi loại phân tử liên quan tới lactôza.
Câu 14. Trong một ôpêrôn, gen điều hòa có vai trò:
Nơi bám đầu tiên của ARN- pôlymeraza.
Tổng hợp prôtêin “khóa” vùng vận hành.
Tổng hợp ra prôtêin khởi động ôpêrôn.
Nơi bám của chất cảm ứng.
Câu 15. Loại biến dị được coi như cơ sở phát sinh ra các loại biến dị khác, làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là:
Biến dị tổ hợp.
Đột biến.
Thường biến.
Biến dị có lợi.
Câu 16. Đột biến là:
Biến dị xẩy ra đột ngột.
Biến dị của NST.
Biến đổi ở gen.
Biến đổi vật chất di truyền. 
Câu 17. Đột biến làm dịch mã không thực hiện được là đột biến ở:
Mã kết thúc.
Mã mở đầu.
Vùng intrôn.
Vùng êxôn.
Câu 18. Đột biến gen thường gây hậu quả nặng nề nhất là:
Dạng thay thế 1 nuclêôtit không ở bộ ba mở đầu.
Dạng vừa thay lại vừa đảo vài nuclêôtit.
Dạng đảo vị trí hai nuclêôtit.
Dạng thêm hay mất nuclêôtit đầu tiên.
Câu 19. Loại đột biến gen khó bị chọn lọc tự nhiên đào thải là:
Đột biến trung tính.
Đột biến gen có lợi.
Đột biến gen có hại.
Đột biến gen lặn có hại.
Câu 20. Dạng đột biến không truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính là:
Đột biến xôma.
Đột biến tiền phôi.
Đột biến giao tử.
Đột biến gen lặn.
Câu 21. Số liên kết hyđrô của gen sau đột biến làm thay đổi, nhưng chiều dài gen không đổi. Đó là:
Đột biến gen dạng mất 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
Đột biến gen dạng thêm 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
Đột biến gen dạng thay 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
Đột biến gen dạng đảo vị trí 1 hoặc một số cặp nuclêôtit.
Câu 22. Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của NST ở sinh vật nhân thực là:
ADN.
Nuclêôxôm.
Crômatit.
Histôn.
Câu 23. Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng chính:
Lệch bội, đa bội.
Khuyết nhiễm, một nhiễm, ba nhiễm, đa nhiễm.
Mất, thêm, thay hay đảo vị trí gen ở NST.
Mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST.
Câu 24. Dạng đột biến chỉ xẩy ra khi có ít nhất 2 crômatit là:
Chuyển đoạn không tương hỗ.
Chuyển đoạn tương hỗ.
Chuyển đoạn giữa 2 cánh.
Đảo đoạn có cả tâm động.
Câu 25. Cơ chế chung hình thành đột biến số lượng NST là:
NST phân li bất thường ở phân bào.
Ở kì sau I, NST không phân li.
Kết hợp các giao tử có số NST khác thường.
Sự không phân li NST do mất tơ vô sắc.
Câu 26. Cơ thể có tế bào sinh dưỡng thừa 2 chiếc ở cặp NST tương đồng thì gọi là:
Thể không.
Thể một.
Thể hai.
Thể bốn.
Câu 27. Người bị hội chứng Đao thuộc dạng:
Thể không.
Thể một.
Thể ba.
Thể bốn.
Câu 28. Củ cải 2n =18, thì số NST tam bội là:
18.
27.
36.
45.
Câu 29. Phương pháp do Menđen sáng tạo và áp dụng, nhờ đó phát hiện ra các định luật di truyền mang tên ông là:
Phương pháp lai phân tích.
Phương pháp lai và phân tích con lai.
Phương lai kiểm chứng.
Phướng pháp xác suất thống kê. 
Câu 30. Tính di truyền của con lai có đặc điểm nổi bật là:
Mang 2 bộ gen khác nhau.
Hoàn toàn thuần chủng.
Kiểu gen đồng hợp trội.
Dị hợp hoàn toàn.
Câu 31. Để tổng hợp 1 chuổi pôlipeptit có 100 axit amin, thì tối thiểu gen phải có bao nhiêu bộ ba mã hóa?
100.
102.
200.
204.
Câu 32. Các gen alen với nhau phải có đặc tính là:
Như nhau về cấu trúc và vị trí trên NST.
Khác nhau một vài cặp nuclêôtit.
Cùng lôcut, có thể khác nhau một vài nuclêôtit.
Cùng quy định một tính trạng.
Câu 33. Điều kiện chính quy luật phân li của Menđen là:
Gen trội là trội hoàn toàn.
Cặp gen ở 2 NST tương đồng.
Số con lai nhiều.
Hợp tử có sức sống như nhau.
Câu 34. Khi các gen phân li độc lập gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai AaBbCc x aaBBCc có thể tạo ra:
4 kiểu hình và 8 kiểu gen.
4 kiểu hình và 12 kiểu gen.
8 kiểu hình và 27 kiểu gen.
4 kiểu hình và 6 kiểu gen.
Câu 35. Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai AaBbccDdEeff x AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là :
64.
72.
144.
265.
Câu 36. Các gen không alen với nhau có đặc tính là :
Không cùng cặp NST tương đồng.
Không ở cùng 1 NST.
Quy định 2 tính trạng khác nhau.
Có lôcut khác nhau.
Câu 37. Khi một gen chỉ có 2 alen, thì gọi là hiện tượng di truyền :
Đa alen.
Đơn gen.
Tương tác gen.
Gen đa hiệu.
Câu 38. Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ : 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyền có thể là:
Phân ly Menđen.
Tương tác cộng gộp.
Tương tác át chế.
Tương tác bổ sung.
 Câu 39. Có thể nói các tính trạng di truyền liên kết khi thấy hiện tượng là :
Chúng phân li khác quy luật Menđen.
Chúng luôn biểu hiện cùng với nhau.
Chúng biểu hiện cùng nhau và có tái tổ hợp.
Chúng phân li độc lập nhưng có kiểu hình mới.
Câu 40. Các gen liên kết với nhau có đặc tính là:
Cùng cặp tương đồng.
Đều thuộc về 1 ADN.
Thường có cùng biểu hiện.
Có lôcut khác nhau.
Câu 41. Cách thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là:
Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P.
Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1.
Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2.
Dùng phép lai phân tích thay cho F1 tự phối.
 Câu 42. Ở một nòi gà : gen D lôngđen, d lông trắng, D trội không hoàn toàn nên Dd lông đốm. Một quần thể cân bằng gồm 10000 gà này có 100 lông trắng, thì số gà đốm có thể là :
9900.
1800.
9000.
8100.
Câu 43. Ở một quần thể giao phối : gen A có 2 alen, còn gen B có 3 alen. Nếu 2 gen này phân li độc lập, sự thụ tinh và giảm phân xẩy ra bình thường thì đời sau có số loại kiểu gen là:
8.
15.
18.
36.
PHẦN RIÊNG . Thí sinh chi làm 1 trong 2 phần : phần I hoặc phần II
Phần I. Theo chương trình chuẩn (7 câu, từ câu 44 đến câu 50):
Câu 44. Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò gì ?
Tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào.
Tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào.
Tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân.
Tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. 
Câu 45. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ là:
A. cộng sinh	
B. hội sinh	
C. hợp tác	
D. kí sinh-vật chủ
Câu 46. Dựa vào đâu để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa ?
Dựa vào cấu trúc của gen.
Dựa vào kiểu tác động của gen.
Dựa vào sự biểu hiện kiểu hình của gen.
Dựa vào chức năng sản phẩm của gen.
Câu 47. Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là . Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là
A. 0,2	
B. 2,0	
C. 0,5	
D. 5,0
Câu 48. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó một loại gen trội vừa xác định 1 kiểu hình riêng biệt vừa có vai trò át loại gen trội khác, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
9 : 3 : 4.
9 : 7.
13 : 3.
12 : 3 : 1.
Câu 49. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là :
Những tính trạng số lượng.
Những tính trạng giới tính.
Những tính trạng chất lượng.
Những tính trạng liên kết giới tính.
Câu 50. Phương pháp tính tần số alen trong quần thể với trường hợp trội không hoàn toàn là :
Dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.
Chỉ dựa vào kiểu hình trội.
Chỉ dựa vào kiều hình lặn.
Chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian.
Phần II. Theo chương trình nâng cao (7 câu, từ câu 51 đến câu 57) :
Câu 51. Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 109 cặp nuclêôtit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
18 × 109 cặp nuclêôtit.
 6 × 109 cặp nuclêôtit.
24 × 109 cặp nuclêôtit.
12 × 109 cặp nuclêôtit.
Câu 52. Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối làm nó có tiềm năng thích nghi là :
Giao phối ngẫu nhiên.
Tần số alen luôn thay đổi.
Đột biến gen lặn tiềm ẩn.
Tính đa hình cân bằng.
Câu 53. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b qui định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ : 310 cây thân cao, quả tròn: 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là:
A. 12%
B. 36%	
C. 24%	
D. 6%
Câu 54. Loại tác động nào của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là:
Tác động bổ trợ giữa 2 loại gen trội.
Tác động cộng gộp.
Tác động đa hiệu.
Tác động át chế giữa các gen không alen.
Câu 55. Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền the

File đính kèm:

  • docDe thi thu dai hoc lan 1.doc