Đề thi thử Đại học môn Sinh học Lớp 12
1. Trong kỹ thuật cấy gen người ta dùng vi khuẩn E. coli làm tế bào nhận vì:
a. Vi khuẩn này sinh sản rất nhanh
b. Số lượng cá thể nhiều
c. Dễ làm
d. Cấu tạo cơ thể đơn giản
2. NST bình thường NST bị đột biến
A B C D E x F G H M N O C D E x F G H
→ M N O P Q x R A B P Q x R
Đột biến trên thuộc dạng gì?
a. Lặp đoạn NST
b. Chuyển đoạn NST tương hỗ
c. Chuyển đoạn NST không tương hỗ
d. Chuyển đoạn trên 1 NST
3. Đột biến mất 1cặp nuclêotit trong gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu
và kết thúc) sẽ làm
a. mất một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm mất 1 axit amin tương ứng
b. thêm một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thêm 1 axit amin tương ứng
c. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thay đổi các axit amin
tương ứng
d. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối
gen, do đó làm thay đối các axit amin tương ứng
4. Động vật có vú xuất hiện vào kỉ:
a. Than đá
b. Pecmơ
c. Tam điệp
d. Giura
5. Vai trò của chọn lọc nhân tạo là:
a. Hình thành nòi mới, thứ mới
b. Hình thành loài mới
c. Động lực tiến hóa của vật nuôi và các thứ cây trồng
d. Động lực tiến hóa của sinh giới
6. Trong chọn giống gia súc, phương pháp nào đem lại hiệu quả cao?
tạo sự đa dạng cho loài? a. Mất đoạn NST b. Lặp đoạn NST c. Đảo đoạn NST d. Chuyển đoạn NST 108. Cách li nào chưa dẫn đến hình thành loài mới? a. Cách li địa lí b. Cách li địa lí và cách li sinh thái c. Cách li sinh sản d. Cách li di truyền 109. Ở cây giao phấn, khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có hiện tượng a. Chống chịu kém b. sinh trưởng và phát triển chậm c. Thoái hóa d. Năng suất giảm 110. Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổỉ bật trong giai doạn tiến hóa tiền sinh học? a. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic b. Sự xuất hiện các enzim c. Sự tạo thành côaxecva d. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép 111. Một đột biến mất 3 cặp nuclêôtit số 13,14, 15 trong gen cấu trúc sẽ làm cho prôtêin tương ứng bị: a. mất 1 axit amin số 3 b. mất 1 axit amin số 4 c. mất 1 axit amin số 5 d. mất axit amin thứ 13, 14, 15 112. Ưu thế nổi bật của phương pháp chọn lọc hàng loạt là gì? a. Kết hợp được việc chọn lọc dựa vào kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen b. Có hiệu qủa đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp c. Ngoài việc duy trì củng cố giống ban đầu còn có tác dụng tạo ra giống mới d. Đơn giản, dễ làm, áp dụng rộng rãi 113. Ở người, thể dị bội nào sau đây có thể gây chết ở giai đoạn hợp tử? a. OX b. OY c. XXY d. XX 114. Ở thực vật, những thể 3n được tạo ra bằng cách: a. Dùng cônsixin tác động trực tiếp lên cơ thể thực vật b. Dùng cônsixin tác động trực tiếp lên hợp tử c. Lai 2 cây bố mẹ 3n với nhau d. Lai cây bố mẹ 2n với 4n 115. Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở a. tế bào sinh tinh b. tế bào sinh trứng c. những lần nguyên phân đầu tiên (lần 1, 2, 3) của hợp tử d. Tế bào xôma 116. Đặc điểm nào sau đây khác nhau giữa thường biến và đột biến? a. Thường biến di truyền. Đột biến không di truyền b. Thường biến không di truyền. Đột biến di truyền c. Thường biến xảy ra không đồng loạt. Đột biến xảy ra đồng loạt d. Thường biến có hại cho sinh vật. Đột biến có lợi cho sinh vật 117. Trong thực tiễn chọn giống ở cây lúa, người nông dân đã áp dụng phương pháp nào sau đây? a. Chon lọc cá thể nhiều lần b. Chọn lọc cá thể một lần c. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần d. Chọn lọc hàng loạt một lấn 118. Xét cấu trúc di truyền của các quần thể sau đây: P1 = 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. P2 = 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = l. P3 = 070AA + 0,30Aa + 0,l0aa = 1. Quần thể nào đã cân bằng? a. P1, P2, P3 b. P1, P2 c. P2, P3 d. P1, P3 119. Phương pháp nghiên cứu tế bào là phương pháp: a. Theo dõi sự di truyền của tính trạng qua nhiều thế hệ để xác định quy luật di truyền của tính trạng đó b. Theo dõi sự di truyền của tính trạng qua nhiều thế hệ để xác định các tính trạng do đột biến gen c. Phân tích thành phần cấu trúc ADN để xác định vị trí, chức năng của gen trên nhiễm sắc thể d. Nghiên cứu cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể để phát hiện các bệnh và dị tật liên quan với các đột biến nhiễm sắc thể 120. Đột biến gen trội xảy ra ở một giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. độtt biến này sẽ a. ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể b. ở trạng thái dị hợp và biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể c. ở trạng thái đồng hợp trội và biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể d. ở trạng thái đồng hợp trội và không biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể 121. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại hợp chất hữu cơ là: a. Lipit và prôtêin b. Axit nuclêic và prôtêin c. Saccarit và lipit d. Axit nuclêic và lipit 122. Nội dung thuyết tiến hóa của Kimura là: a. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài: Chi, họ, bộ, lớp, ngành b. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể bao gồm: Phát sinh đột biến, phát sinh đột biến qua giao phối, chọn lọc các đột biến có lợi, cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi và quần thể gốc c. Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan gì đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên d. Bao gồm 2 mặt song song vừa tích lũy biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho sinh vật 123. Vì sao loài người sẽ không biến đối thành một loài nào khác? a. Vì điều kiện tự nhiên hiện nay không giống điều kiện tự nhiên trong lịch sử b. Vì con người không còn phát sinh đột biến c. Vì con người không còn chịu tác động của các nhân tố sinh học d. Vì con người có khả năng thích nghi một cách chủ động với mọi điều kiên sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí 124. Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa của thực vât người ta sử dụng phương pháp a. Lai cải tiến b. Phương pháp nuôi cấy mô c. Thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài d. Gây đột biến đa bội chẵn 125. Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng: a. Có kiểu hình tương tự ở các nòi sinh vật cùng loài b. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những loài khác nhau, những nhóm phân loại khác nhau c. Tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau có chung nguồn gốc d. Các nhóm phân loại trên loài đã hình thành theo con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ một loài tổ tiên 126. Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến ở giao tử? a. Hạt khô b. Hạt nảy mầm c. Hạt phấn, bầu nhụy d. Đỉnh sinh trưởng của thân 127. Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên: a. Vốn gen của quần thể b. Kiểu gen của quần thể c. Kiểu hình của quần thể d. Tính đặc trưng trong vật chất di truyề của loài 128. Bệnh bạch cầu ác tính ở người là do đột biến: a. 3 nhiễm sắc thề ở cặp 21 b. Nhiễm sắc thể 13 – 15 c. Mất đoạn ở cặp nhiễm sắc thể 21 hoặc 22 d. 3 nhiễm sắc thể 16 – 18 129. Ứng dụng đột biến nhân tạo người ta đã tạo được giống lúa MT1 có đặc điểm? a. Chín sớm, thân thấp, cứng cây, chịu phèn, năng suất tăng 15 đến 25% so với dạng gốc b. Năng suất cao, chống bệnh bạc lá, kháng rầy, chất lượng gạo trung bình c. Chín sớm, năng suất cao, không kháng rầy, chất lượng gạo cao, thân cao d. Năng suất cao, thân thấp, không chịu phèn, không kháng rầy 130. Tác nhân gây đột biến nào gây kích thích nhưng không gây lon hoá? a. Tia phóng xạ b. Tia tử ngoạii c. Sốc nhiệt d. 5-Brôm uraxin 131. Tại vùng thượng lưu sông Amour có nòi chim sẻ ngô châu Âu và nòi chim sẻ ngô Trung Quốc song song tồn tại nhưng không có dạng lai. Đây là giai đoạn chuyển từ dạng nào sang loài mới? a. Nòi địa lí b. Nòi sinh thái c. Nòi sinh học d. Quần thể 132. Trong chọn giống hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhất để chọn lọc là: a. Đột biến gen b. Đột biến cấu trúc NST c. Đột biến số lượng NST d. Biến dị tổ hợp 133. Đại Trung sinh có 3 kỉ theo thứ tự từ xưa đến nay là: a. Tam điệp – Giura – Phấn trắng b. Tam điệp – Phấn trắng – Giura c. Phấn trắng – Giura – Tam điệp d. Giura – Phấn trắng – Tam điệp 134. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau: a. Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen lặn có hại được biểu hiện b. Tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen lặn có hại được biểu hiện c. Tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm, các gen trội có hại được biểu hiện d. Tỉ lệ thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, các gen trội có hại được biểu hiện 135. Ở cà chua 2n = 24, thể tam bội có số nhiễm sắc thể là a. 12 b. 24 c. 36 d. 48 136. Ở thuốc lá, cặp gen aa qui định khả năng chịu lạnh tới 10oC, AA qui định khả năng chịu nóng đến 35oC, cây dị hợp Aa chịu được nhiệt độ từ 10oC đến 35oC. Đặc điểm này được giải thích bằng giả thuyết: a. Về tác động của hiện tượng trội không hoàn toàn b. Về trạng thái dị hợp c. Về tác động cộng gộp của các gen trội có lợi d. Siêu trội 137. Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa của thực vật và động vật bậc thấp là: a. Chúng có khả năng tự biến đổi dưới tác dụng của ngoại cảnh b. Do thay đổi tập quán hoạt động c. Do sự biến đổi các cơ quan bộ phận tương ứng d. Do chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật 138. Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đa nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, bô NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo thành a. Cơ thể tam bội b. Cơ thể tứ bội c. Cành cây (ngay chỗ đột biến) tam bội d. Cành cây (ngay chỗ đột biến) tứ bội 139. Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là a. 1 hoặc một số cặp nuclêôtit b. 1 hoặc 1 số ADN c. 1 hoặc một số nhiễm sắc thể d. 1 hoặc một số axit amin 140. Trong chọn giống thực vật, lai xa kèm theo ...... đã tạo ra được những giống lúa mì, khoai tây đa bội, có sản lượng cao, chống bệnh giỏi. Điần vào chỗ trống (......) cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa? a. Chọn lọc b. Đa bội hóa c. Lai cải tiến d. Gây đột biến 141. Nghiên cứu tế bào của một bệnh nhân, người ta phát hiện cặp nhiễm sắc thể 21 bị mất đoạn. Trường hợp trên là nguyên nhân của bệnh: a. Bạch tạng b. Máu khó đông c. Tiểu đường d. Ung thư máu 142. Một trong những nguyên nhân nào sau đây gây đột biến nhân tạo khó áp dụng cho động vật? a. Động vật bậc cao có hệ hô hấp phát triển, phan ứng rất nhạy b. Động vật bậc cao có cơ quan sinh dục phát triển, phản ứng rất nhạy c. Động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triền. phản ứng rất nhạy d. Động vật bậc cao có hệ tuần hoàn phát triển, phản ứng rất nhạy 143. Đột biến nào sau đây gây hậu quả ít nhất a. mất l cặp nuclêôtit thứ 1 trong bộ ba mã hóa thứ l b. mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ 2 c. Mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong bộ ba mã hóa thứ 3 d. Mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong bộ ba mã hóa thứ 2 và 3 144. Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong chọn giống: a. Vi sinh vật b. Cây trồng c. Vật nuôi d. Vật nuôi và cây trồng 145. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong q
File đính kèm:
- dethi_sinh_250.pdf
- dapan_sinh_250.pdf