Đề thi thử Đại học lần thứ 1 - Môn Sinh học

A. PHẦN CHUNG( dùng chung cho tất cả các thí sinh - gồm 40 câu)

Câu 1: Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là

A. mù màu và máu khó đông. B. bạch tạng và ung thư máu.

C. ung thư máu và máu khó đông. D. bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm.

Câu 2: Các bệnh ở người:

1- Mèo kêu; 2- Ung thư máu; 3- Bạch tạng; 4- Hồng cầu hình liềm; 5- Tơcnơ

 Bệnh phát sinh do đột biến gen là:

A. 2, 4 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 2

Câu 3: Trong môi trường nước, lí do cơ bản làm cho thực vật chủ yếu phân bố ở lớp nước bề mặt là

A. Nồng độ các chất dinh dưỡng cao hơn; B. Cường độ ánh sáng giảm dần khi độ sâu tăng lên

C. Lượng CO2 lớp nước mặt cao hơn; D. Nhiệt độ cao hơn làm tốc độ của các quá trình sinh lí tăng

Câu 4: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có sự

A. tạo thành các côaxecva theo phương thức hóa học.

B. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.

C. xuất hiện các enzim theo phương thức hoá học.

D. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học.

Câu 5: Một quần thể thực vật, xét 1 gen có hai alen A: Hoa đỏ là trội so với a: Hoa trắng. Quần thể ban đầu có 1000 cây trong đó có 40 cây hoa trắng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể là:

A. 0,5 và 0,5 B. 0,6 và 0,4 C. 0,4 và 0,6 D. 0,8 và 0,2

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học lần thứ 1 - Môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành loài bằng con đường địa lý , phát biểu nào dưới đây là không đúng
A. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật
B. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn
C. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
D. Trong những điều kiện sống khác nhau , chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới
Câu 14: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen
A. AaBb x AABB.	B. AaBB x aaBb.	C. Aabb x AaBB.	D. AaBb x Aabb.
Câu 15: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây. Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là
A. IAIA hoặcIAIO (máu A).	B. IBIB hoặc IBIO(máu B).	C. IAIB (máu AB).	D. IOIO (máu O).
Câu 16: Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng tiến hoá cơ bản nhất là:
A. Hướng tăng tính đa dạng và phức tạp hoá tổ chức	B. Tổ chức ngày càng cao, phức tạp
C. Ngày càng đa dạng và phong phú	D. Thích nghi ngày càng hợp lí
Câu 17: Quan sát tế bào sinh dưỡng của một con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST của:
A. Châu chấu cái.	B. Châu chấu đực.
C. Châu chấu mang đột biến thể 1 nhiễm.	D. Châu chấu mang bộ NST thể lệch bội.
Câu 18: Những ảnh hưởng trực tiếp theo một hướng xác định của điều kiện sống lên cơ thể có thể tạo ra biến dị
A. không di truyền.	B. tổ hợp.	C. di truyền	D. đột biến.
Câu 19: Trong phép lai một cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1:1: 1: 1 thì quy luật di truyền chi phối cho phép lai là:
A. Phân li độc lập	B. Hoán vị gen	C. Tương tác gen	D. Gen đa hiệu
Câu 20: Sự di-nhập gen giữa các quần thể dẫn đến
A. quần thể tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi	B. quần thể dễ xảy ra đột biến.
C. quần thể được củng cố do tăng thêm alen mới.	D. quần thể mất trạng thái cân bằng di truyền.
Câu 21: Quần thể ban đầu (P) có 100% cá thể có kiểu gen Aa. Nếu giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) và không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền ở thế hệ ngẫu phối:
A. Thứ 2	B. Quần thể này đã cân bằng di truyền ngay ở thế hệ xuất phát ( P )	C. Thứ 3	D. Thứ 1
Câu 22: Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự
A. tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể.
C. phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
D. tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Câu 23: Lí do cá mè trong ao nổi đầu trong những ngày hè oi nóng là
A. Kiếm được nhiều mồi hơn	B. Tăng cường lấy O2 cho cơ thể
C. Tìm bạn tình	D. Để cơ thể mát hơn
Câu 24: Một gen 225 A và có 525 G nhân đôi 3 đợtt liên tiếp tạo ra số gen con chứa tất cả 1800 A và 4201 G. Tỉ lệ gen đột biến trên tổng số gen được tạo ra là:
A. 12,5%	B. 18,75%	C. 6,25%	D. 25%
Câu 25: Cây ưa sáng có đặc điểm
A. Lá dày, màu xanh nhạt	B. Lá dày, màu xanh đậm
C. Lá mỏng, màu xanh nhạt	D. Là mỏng, màu xanh đậm
Câu 26: Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình giống nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng
A. nằm ở ngoài nhân.	B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. nằm trên nhiễm sắc thể thường.	D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Câu 27: Nguồn nguyên liệu nào sau đây được xem là nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá?
A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể	B. Đột biến đa bội thể
C. Đột biến gen	D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 28: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.	B. tổng hợp ADN, dịch mã.
C. tự sao, tổng hợp ARN	D. tổng hợp ADN, ARN.
Câu 29: Ở một loài sinh vật số nhóm liên kết gen bằng 10; Do đột biến NST bộ NST có 22 chiếc. Cơ thể mang đột biến đó là:
A. Thể tứ nhiễm hoặc thể tam nhiễm B. Thể tứ nhiễm hoặc thể tam nhiễm kép C. Thể tứ nhiễm	D. thể đa bội
Câu 30: Hiện tượng các loài khác nhau trong điều kiện sống giống nhau mang những đặc điểm giống nhau được gọi là:
A. Sự đồng qui tính trạng B. Sự phân li tính trạng C. Sự phân hoá tính trạng	 D. Sự tương đồng tính trạng
Câu 31: Cho một đoạn ADN chứa các bazơnitric ở mạch khuôn như sau:
TAGAGGTAXGGAAAG.... Giả sử trong quá trình đột biến, bazơnitric thứ 10 ( Tính từ trái sang phải) bị mất hẳn. Trình tự axitamin bị thay đổi ở phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đột biến là:
A. Từ axit amin thứ 3 trở đi trong chuỗi polipetit đều có thể bị thay đổi
B. Axit amin thứ 13 trong chuỗi Polipeptit có thể bị thay đổi
C. trình tự sắp xếp tất cả các axit amin trong chuỗi Polipeptit có thể bị thay đổi
D. Từ axit amin thứ 4 trở đi trong chuỗi Polipeptit đều có thể bị thay đổi
Câu 32: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người
A. tiến hoá theo hai hướng khác nhau.	B. vượn người là tổ tiên của loài người.
C. tiến hoá theo cùng một hướng.	D. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
Câu 33: Động lực của chọn lọc tự nhiên là:
A. Các tác nhân của môi trường tự nhiên	B. Đấu tranh sinh tồn ở mỗi cơ thể sống
C. Sự đào thải các biến dị không có lợi	D. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người
Câu 34: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ
A. Máu khó đông. B. Hồng cầu hình liềm. C. Đao.	 D. Claiphentơ.
Câu 35: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng
A. 3 thế hệ.	B. 5 thế hệ.	C. 4 thế hệ.	D. 6 thế hệ
Câu 36: Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là:
A. Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen. B. Dùng hoóc môn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào.
C. Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện.
D. Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipít, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 37: Khi lai 2 cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cho cây F1 tự thụ phấn thụ được F2 có tỉ lệ 75% cây thân cao, hoa đỏ, lá dài: 25% cây thân thấp, hoa trắng, lá ngắn. Cơ chế di truyền chi phối 3 tính trạng trên có thể là:
A. Liến kết gen	B. Hoán vị gen	C. Tương tác gen	D. Phân li độc lập.
Câu 38: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa hơn. Yếu tố chủ yếu tạo ra sự sai khác ở hai loài mao lương nói trên là:
A. Yếu tố địa lí	B. Yếu tố sinh thái	C. Yếu tố sinh lí	D. Yếu tố hoá sinh
Câu 39: Chiều dài của 1 gen cấu trúc là 2397 Ao. Do đột biến thay thế một cặp Nu tại vị trí thứ 400 tính từ Nu đầu tiên, tính từ mã mở đầu làm cho bộ ba mã hóa tại đây trở thành mã không quy định amin nào. Loại đột biến này đã ảnh hưởng tới bao nhiêu a.amin nếu không kể đến mã mở đầu? 
A. Mất 1 a.amin trong chuỗi polipeptit.	B. Mất 100 a.amin trong chuỗi polipeptit.
C. Có 1 a.amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit	D. Mất 101 a.amin trong chuỗi polipeptit.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn?
A. Tạo ra quá trình phân li tính trạng	B. Nguyên nhân hoàn thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật
C. Tạo ra các đơn vị phân loại trên loài ở sinh vật	D. Động lực tiến hoá của sinh vật trong tự nhiên
B. PHẦN RIÊNG (Mỗi thí sinh chỉ được làm 10 câu của một phần tùy chọn)
 I. Phần riêng dành cho thí sinh thi theo chương trình cơ bản ( từ câu 41 đến 50) 
Câu 41: Tạp giao các cây đậu F1 thu được kết quả sau:140 cây cao, quả tròn; 40 cây thấp, quả bầu dục; 10 cây cao, quả bầu dục; 10 cây thấp, quả tròn. Biết mỗi gen xác định một tính trạng nằm trên NST thường. F1 có kiểu gen là:
A. AABb x aabb.	B. , tần số hoán vị gen: 20%, xảy ra ở một giới.
C. , tần số hoán vị gen là 20%, xảy ra ở một giới.	D. , tần số hoán vị gen: 20%, xảy ra ở một giới.
Câu 42: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.	B. đột biến G-X" A-T.
C. sự sai hỏng ngẫu nhiên	D. đột biến A-T"G-X.
Câu 43: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là
A. làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng.	B. làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể.
C. thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến.
D. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.
Câu 44: Điểm thành công nhất của học thuyết Đác-Uyn là:
A. Chứng minh được toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
B. Giải thích được tính đa dạng của sinh vật.
C. Nêu được vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.	D. Giải thích đựợc tính thích nghi của sinh vật.
Câu 45: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 33 cao: 3 thấp.	B. 27 cao: 9 thấp.	C. 11 cao: 1 thấp.	D. 35 cao: 1 thấp.
Câu 46: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế:
A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.	B. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
C. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.	D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 47: Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhất là
A. nghiên cứu trẻ đồng sinh.	B. nghiên cứu di truyền phân tử.
C. nghiên cứu phả hệ.	D. nghiên cứu di truyền tế bào.
Câu 48: Khí quyển nguyên thủy chưa có khí:
A. O2.	B. NH3.	C. CH4, H2O	D. N2, O2.
Câu 49: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do
A. thực hiện cá

File đính kèm:

  • docDE THI THU DAI HOC(2).doc