Đề thi thử đại học lần 2 khối a,b năm học 2013- 2014 môn: hoá học

1: Một ankan X có các tính chất sau:

- Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được dưới 6 mol CO2.

- Tách một phân tử H2 của X với xúc tác thích hợp thu được olefin.

Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

 A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.

Câu 2: Dung dịch X chứa: 0,15 mol Ca2+ ; 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+ ; a mol HCO3- ; 0,4 mol Ba2+. Cô cạn dung dịch X được chất rắn Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 84,2. B. 159,3. C. 79,8. D. 112,8.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là sai? A. Cho K vào dung dịch MgCl2 thấy có khí không màu thoát ra và có kết tủa màu trắng xuất hiện.

B. Cho dung dịch amoni cacbonat vào dung dịch Ba(OH)2 có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa màu xanh xuất hiện.

C. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thì dung dịch bị vẫn đục.

D. Cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng thấy có khí màu nâu đỏ xuất hiện và dung dịch thu được có màu xanh. Câu 4: Có các hợp chất sau: C2H5OH, n-C10H21OH, C6H5OH, C6H5NH2, CH3COOH, n-C6H14,

HOCH2CHOHCH2OH, C6H6 và C6H12O6 (glucozơ). Trong các chất này có x chất tan tốt trong nước, y chất ít tan trong nước và z chất hầu như không tan. Các giá trị x, y, z lần lượt bằng

 A. 3, 3 và 3. B. 3,4 và 2. C. 2, 3 và 4. D. 4, 3 và 2.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 2 khối a,b năm học 2013- 2014 môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o rằng nước bay hơi không đáng kể) 
	A. 11,65 	B. 18,25 	C. 10,304 	D. 22,65 
Câu 20: Cho dung dịch NH3 dư vào 20ml dung dịch X chứa Al2(SO4)3 và CuSO4. Lọc lấy kết tủa và cho vào 
10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết . Cũng 20 ml X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì được 
11,65g kết tủa. Nồng độ mol của Al2(SO4)3 và CuSO4 lần lượt là 
	A. 0,5M và 0,5M 	B. 0,25M và 0,5M 	C. 1M và 2,5M 	D. 0,5M và 1M 
Câu 21: Cho 250 gam dung dịch FeCl3 6,5% vào 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch X. Thêm m gam dung dịch AgNO3 21,25% vào dung dịch X thu được dung dịch Y có nồng độ % cuả NaCl là 1,138 %. Giá trị của m là ? 
	A. 140 gam. 	B. 200 gam. 	C. 160 gam. 	D. 120 gam. 
Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4sx. 
Tổng số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên là 
	A. 10 	B. 9 	C. 11 	D. 12 
Câu 23: Trộn 250 ml dung dịch HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với V ml dung dịch Ba(OH)2 0,06 M. Thu m gam kết tủa và dung dịch có pH = 12. Giá trị của V là 
	A. 25,0ml 	B. 250,0 ml 	C. 125,0 ml 	D. 291,7ml 
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm ankin X và hiđrocacbon Y cần dùng 2,25 lít khí O2 sinh ra 1,5 lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là: 
	A. C3H4 và CH4. 	B. C2H2 và CH4. 	C. C2H2 và C2H4. 	D. C3H4 và C2H6. 
Câu 25: Cho các chất : saccarozơ, fructozơ, mantozơ, anđehit axetic, etyl axetat, glyxin, phenol, khí sunfurơ, khí cacbonic, axit fomic. Có bao nhiêu chất tác dụng được với nước brom? 
	A. 3 	B. 5 	C. 4 	D. 6 
Câu 26: Cho Ba (dư) lần lượt vào các dung dịch sau: CuSO4, (NH4)2SO4, NaHCO3, Al(NO3)3, FeCl2, NaOH. 
Sau khi các phản ứng kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là 
	A. 4 	B. 2 	C. 3 	D. 5 
Câu 27: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng x tác dụng vừa đủ với 31 gam NaOH, thu được 
207,55 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x là 
	A. 7 	B. 5 	C. 8 	D. 10 
Câu 28: Cho Fe dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 0,5M và H2SO4 2,5 M(loãng). Sau khi kết thúc các phản ứng thu được hỗn hợp hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí và dung dịch chỉ chứa hai muối. Khối lượng sắt đã bị hòa tan là 
	A. 8,4 gam 	B. 5,6 gam 	C. 25,2 gam 	D. 22.4 gam 
Câu 29: Cho cân bằng: CO(k) + H2O (k) D CO2 (`k) + H2 (k). 
Ở t0C cân bằng đạt được khi có Kc= 1 và [H2O] = 0,03 M, [ CO2 ] = 0,04 M. Nồng độ ban đầu của CO là 
	A. 7/75 M 	B. 6/75 M 	C. 4/75 M 	D. 5/75 M 
Câu 30: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H16O4 , Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon-6,6. Số công thức cấu tạo thoả mãn là 
	A. 1. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 2. 
Câu 31: Trộn 600 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH x M được 1 lít dung dịch có pH = 1. 
Giá trị của x là 
	A. 0,25. 	B. 0,75. 	C. 1. 	D. 1,25. 
Câu 32: Thuỷ phân hoàn toàn 0,015 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các α-aminoaxit phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 12,81 gam. Số liên kết peptit trong X là 
	A. 15. 	B. 17. 	C. 16. 	D. 14. 
Câu 33: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch 
NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 
(đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là 
	A. 0,6. 	B. 0,3. 	C. 0,8. 	D. 0,2. 
Câu 34: Cho các phản ứng hóa học sau: 
K2SO4 + Ba(OH)2 → 
CuSO4 + Ba(NO3)2 → 
Na2SO4 + BaCl2 → 	 
H2SO4 + BaSO3 → 
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 	 
Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → 
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là 
	A. (3), (4), (5), (6). 	B. (1), (3), (5), (6). 	C. (2), (3), (4), (6). 	D. (1), (2), (3), (6). 
Câu 35: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu được một muối của axit hữu cơ B và một hợp chất hữu cơ D không tác dụng với Na. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn điều kiện trên là 
	A. 7. 	B. 8. 	C. 6. 	D. 10 
Câu 36: Khử hoàn toàn 19,6 gam hỗn hợp gồm một oxit đồng và một oxit sắt thu được 14,8 gam hỗn hợp kim loại. Cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Vậy công thức của các oxit là 
	A. CuO và Fe2O3 	B. CuO và FeO 
	C. CuO và Fe3O4 	D. Cu2O và Fe3O4 
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, Al2O3 . Để hòa tan vừa đủ 29,1 gam hỗn hợp X cần 2,2 lít dung dịch HCl 0,5M. Lấy 0,125 mol hỗn hợp X cho tác dụng hoàn toàn với H2 dư (nung nóng) thu được 3,6 gam H2O. 
Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong X là 
	A. 42,9%. 	B. 45%. 	C. 55%. 	D. 57,1%. 
Câu 38: Hợp chất hữu cơ thơm, đơn chức X có công thức phân tử C8H8O2. Cho 16,32 gam X phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng số công thức cấu tạo có thể có của X thoả điều kiện trên là 
	A. 5 	B. 4 	C. 2 	D. 6 
Câu 39: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: NaAlO2, NaOH dư, Na2SiO3, NaClO, 
C6H5ONa, Ca(HCO3)2, CaCl2. Số phản ứng hoá học đã xảy ra là: 
	A. 7 	B. 6 	C. 5 	D. 8. 
Câu 40: Cho sơ đồ phản ứng: CH2O ¾+¾H2¾(xt,¾to )®X ¾+¾CO¾(xt,¾to )® Y ¾+¾X (¾xt,¾to )® Z. Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ. Công thức phân tử của chất Z là 
	A. C3H6O2 	B. C4H6O2. 	C. C4H8O2. 	D. C3H4O2. 
II. PHẦN RIÊNG (10 câu) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần riêng (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50): 
Câu 41: Hấp thụ 5,6 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 0,375a mol khí . Cho dung dịch Y tác dụng với 1 lượng vừa đủ axit acrylic thu được dung dịch Z chứa m gam chất tan. Giá trị của m là 
	A. 37,280 	B. 35,480 	C. 34,770 	D. 36,190 
Câu 42: Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic không no đơn chức mạch hở có 1 nối đôi C=C và 1 axit cacboxylic no hai chức mạch hở. Đốt 29,6 gam hỗn hợp X cần 19,264 lít oxi (đktc). Mặt khác 29,6 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư (số mol NaOH dư bằng 0,5 lần số mol của axit hai chức ở trên) thu được dung dịch chứa 43,8 gam chất tan. Phần trăm khối lượng axit hai chức trong hỗn hợp X là 
	A. 56,22% 	B. 63,78% 	C. 63,24% 	D. 48,65% 
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe , FeS , FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng dư , giải phóng 8,064 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất ở đtkc ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan hết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư , sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan . Giá trị của a gam là : 
	A.7,92 	B. 8,64 	C.9,76 	D.9,52 
Câu 44: Cho các phản ứng 
Phenol+dung dịch NaOH ¾¾®dung dịch X 
Dung dịch CH3NH3+dung dịch HCl (vừa đủ) ¾¾®dung dịch Y 
Al+ dung dịch HCl (vừa đủ)) ¾¾®dung dịch Z 
SO2+dung dịch KMnO4 ¾¾®dung dịch T 
O3+ dung dịch KI. ¾¾® dung dịch R 
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn ¾¾® dung dịch Q. 
Các dung dịch có pH>7 là? 
	A. X, Y, R 	B. Y, R, Q 	C. X, R, Q 	D. Y, T, Q 
Câu 45: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, tỉ lệ mol là 4:1. Cho 2,56 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì tạo ra 3,66 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo 2 axit là 
	A. HCOOH, CH2=CH-COOH 	B. HCOOH, CH3-CH2-COOH 
	C. CH3COOH, CH2=CH-COOH 	D. HCOOH, CH3COOH 
Câu 46: Cho từ từ khí CO qua ống chứa 6,4g CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn bằng 2,5 lít dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,01M thấy tách ra 2 g kết tủa trắng, đun sôi phần nước lọc lại thấy có vẩn đục. Chất rắn còn lại trong ống được cho vào 500 ml dung dịch HNO3 0,4M thấy thoát ra V lít khí NO 
(đktc). Giá trị của V là 
	A. 0,224 lít 	B. 4,480 lít 	C. 0,280 lít 	D. 0,448 lít 
Câu 47: Monome tạo ra polime –[CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH2-CH(CH3)CH2-CH(CH3)]- là 
CH2=C(CH3)-CH=CH2 
CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3 
CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2 
CH2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2 
Câu 48: Hỗn hợp Z gồm 2 ancol X, Y (đều no, đơn chức, mạch hở, có số mol bằng nhau và MX < MY). Lấy 10,60 gam Z tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, oxi hóa 10,60 gam Z bằng CuO dư rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam kết tủa. Số công thức cấu tạo phù hợp với Y là 
	A. 3. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 5. 
Câu 49: Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân X, Y . Cân ở trạng thái cân bằng. Cho 10 gam CaCO3 vào cốc X và 8,221 gam M2CO3 vào cốc Y . Sau khi hai muối đã tan hết, cân trở lại vị trí cân bằng. 
Kim loại M là 
	A. Li. 	B. Na. 	C. Rb. 	D. K. 
Câu 50: Khẳng định nào sau đây là đúng? 
Bằng phương pháp hoá học không thể phân biệt glucozơ, fructozơ và mantozơ chỉ bằng 1 thuốc thử duy nhất là nước brom 
Từ mỗi chất sau đây : metylamin, canxi cacbua, canxi oxit, axit fomic chỉ bằng 1 phản ứng đều có thể tạo thành khí CO. 
Trong số các chất dưới đây : NaHCO3, H2O, NaF, NH4Cl, Al2O3, ClH3N-CH2-COOH, NH4F, Pb(OH)2 có 4 chất lưỡng tính. 
Metyl amin, glyxin, alanin, Ala-Gly-Lys , anilin khi tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thấp đều tạo ra khí N2. 
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60): 
Câu 51: Cho phản ứng: S2O82- + 2 I- → 2 SO42- + I2 
 Phát biểu nào sao đây là đúng 
SO42- có tính khử, nhưng tính khử yếu hơn I-. 
Số oxi hóa của S trong S2O82- là +6. 
Số oxi hóa của S trong S2O82- là +7. 
Số oxi hóa của oxi trong S2O82- là -2. 
Câu 52: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 
2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch 
X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là 
	A. 13,70 gam. 	B. 12,78 gam. 	C. 14,62 	D. 18,46 gam. 
Câu 53: Để khử hoàn toàn 200 ml dd KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4
(ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là 
	A. 2,240. 	B. 2,688. 	C. 4,480. 	D. 1,344. 
Câu 54: Hỗn hợp X gồm Ca(NO2)2, NaNO2 và NH4Cl trong đó số mol NH4+ bằng tổng số mol NO2–. H

File đính kèm:

  • docDE CHUYEN BEN TRE DA BO BASS.doc