Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Sinh học năm 2009 (50 câu theo cấu trúc của đề thi 2009)

Câu 1: Trong một quần thể giao phối, cân bằng di truyền xét một gen có hai alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp các cá thể đồng hợp lặn nhiều gấp 6 lần các cá thể dị hợp, tần số tương đối của các alen A và a tương ứng là:

A. 0,08 và 0,92 B. 0 và 1 C. 0,013 và 0,987 D. 0,92 và 0,08

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tật có túm lông tai ở người là đúng:

A. Chỉ xuất hiện ở nữ B. Xuất hiện chủ yếu ở nam

C. Xuất hiện ở cả nam và nữ với tần số như nhau D. Chỉ xuất hiện ở nam

Câu 3: Người ta chuyển gen mã hoá cho hoocmôn somatôstatin ở người vào vi khuẩn E. coli nhờ vi khuẩn này sản xuất hoocmôn sômatôstatin. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Hoocmôn này có sai khác chút ít so với hoocmon sômatôstatin ở người, nhưng vẫn dùng được cho người

B. Hoocmôn này hoàn toàn khác so với hoocmôn sômatôstatin ở người

C. Hoocmôn này hoàn toàn giống như hoocmôn sômatôstatin do cơ thể người sản xuất

D. Hoocmôn này cần được loại bỏ một số axit amin trước khi cho người dùng

Câu 4: Thứ tự hoạt động của các enzym trong tổng hợp mỗi đoạn Okazaki ở E. coli là:

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Sinh học năm 2009 (50 câu theo cấu trúc của đề thi 2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương đối của các alen từ đó nhanh chóng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
D. Quá trình đột biến là một nhân tố tiến hóa có tác dụng không định hướng trong việc làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 11: Thể đa nhiễm ( thể bốn), 2n+2 được tạo ra do sự kết hợp giữa các loại giao tử nào sau đây:
A. Giao tử n với giao tử n+2
B. Giao tử n với giao tử n+2 và giao tử n+1 với giao tử n+1
C. Giao tử n với giao tử n+2 hoặc giao tử n+1 với giao tử n+1
D. Giao tử n+1 với giao tử n+1
Câu 12: Nếu như tỷ lệ A+G/T+X ở một sợi của ADN là 0,2 thì tỷ lệ đó ở sợi bổ sung là:
A. 0,2.                                   B. 5.                                      C. 0,5.                                   D. 0,4.
Câu 13: Khẳng định nào sau đây về hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết là sai:
A. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn làm cho các đột biến gen lặn nhanh biểu hiện thành kiểu hình
B. Tốc độ xuất hiện các đột biến lặn ở các dòng tự phối thường nhanh hơn ở các dòng giao phối kể cả giao phối cận huyết
C. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống
D. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn phân hoá quần thể thành nhiều dòng thuần khác nhau
Câu 14: Một phép lai giữa hai giống đậu hoa tím và hoa trắng cho tất cả con lai hoa tím. Ở thế hệ F2 thu được 133 hoa trắng và 395 hoa tím. Trong trường hợp 1gen quy định một tính trạng, nhận xét nào sau đây là không thoả đáng?
A. tỷ lệ KG và KH ở F2 tương ứng là 1:2:1 và 3:1                 B. gen trên NST thường và có tác động gây chết
C. P thuần chủng và F2 phân ly theo tỷ lệ Mendel                  D. F1 là đồng tính và tím là trội hoàn toàn
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phản ảnh đúng đối với bệnh thiếu máu hình liềm (đồng hợp)?
A. các tế bào máu đỏ có dạng liềm                                       B. tác hại đến nhiều mô (đa hiệu)
C. phổ biến ở người sống ở vùng cao                                    D. đột biến gen thuộc NST thường
Câu 16: Triệu chứng chính của bệnh phenylxeton niệu (phenylketonuria) không phải là:
A. chết ở tuổi thơ ấu                                                             B. kích thước đầu nhỏ, trì độn
C. tóc hơi sáng nhạt                                                              D. sự tích luỹ phenylalanine trong máu
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mã di truyền?
A. Các codon không gối nhau                                               B. Một codon dài ba nucleotit
C. Một axit amin có nhiều hơn một codon                             D. Một codon xác định vài axit amin
Câu 18: Theo quan điểm hiện đại đối tượng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là:
A. Quần thể                            B. Cá thể                               C. Cá thể và quần thể             D. Trên cá thể.
Câu 19: Đặc tính nào của mã di truyền làm cho prôtêin của gen bình thường và gen đột biến giống nhau:
A. Tính thoái hoá                    B. Tính mã hoá                       C. Tính phổ biến                     D. Tính đặc thù
Câu 20: F1 dị hợp hai cặp gen lai với một cơ thể khác, ở thế hệ tiếp theo thấy xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu hình 6 đen:1 xám:1 nâu. Quy luật di truyền chi phối phép lai đó là:
A. Cộng gộp 15:1                   B. Át chế 12:3:1                     C. Át chế 13:3                        D. Bổ sung 9:6:1
Câu 21: Màu sắc vỏ ốc sen châu Âu được kiểm soát bởi ba alen ở một locus đơn: CB ( nâu), CP ( Hồng), CY ( Vàng). Alen nâu là trội hoàn toàn so với hồng và vàng; alen hồng là trội hoàn toàn so với vàng; alen vàng là lặn hoàn toàn. Trong một quần thể ốc sên các màu sắc được phân bố như sau: 0,75 nâu : 0,21 hồng : 0,04 vàng. Nếu như quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của các alen là:
A. CB = 0,45    ; CP = 0.35  ; CY = 0,2                                B. CB = 0,4     ; CP = 0.4     ; CY = 0,2
C. CB = 0,5     ; CP = 0.3     ; CY = 0,2                                D. CB = 0,3     ; CP = 0.5     ; CY = 0,2
Câu 22: Chứng mù màu ở người do một alen lặn m liên kết trên X gây ra. Cứ mười người nam có một người mắc chứng mù màu. Tỷ lệ đó ở nữ giới là bao nhiêu?
A. 1/100                                B. 1/10                                  C. 99/100                              D. 1/1000
Câu 23: Điều kiện quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối thân thuộc là:
A. Khác nhau về điều kiện sinh thái                                       B. Cách li sinh sản trong điều kiện tự nhiên
C. Khác nhau về địa lí                                                           D. Khác nhau về hình thái
Câu 24: Hợp chất hữu cơ đầu tiên xuất hiện trên trái đất là:
A. Cacbua hiđrô                     B. Prôtêin                               C. Lipit                                   D. Saccarit
Câu 25: Loại enzim được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen là:
A. Restrictaza và nuclêaza       B. Primaza và ligaza                C. Restrictaza và lipaza           D. Restrictaza và ligaza
Câu 26: Bạch tạng và phenylketonuria là hai bệnh lặn đơn gen thuộc các NST thường khác nhau. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai tính trạng, thì nguy cơ đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh là:
A. 12,5%.                              B. 6,25%.                              C. 25%.                                 D. 37.5%.
Câu 27: Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ quan tương tự ở sinh vật ?
A. Tay người và chân mèo                                                    B. Chân mèo và cánh chim
C. Tay người và cánh dơi                                                      D. Vây cá voi và vây cá chép
Câu 28: Với phép lai giữa các kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu A-B-D- là:
A. 12,5%                               B. 37,5%                               C. 56,25%                             D. 28.125%
Câu 29: Tiêu chuẩn nào được sử dụng chủ yếu để phân biệt 2 loài vi khuẩn:
A. Tiêu chuẩn hoá sinh            B. Tiêu chuẩn sinh thái            C. Tiêu chuẩn di truyền           D. Tiêu chuẩn hình thái
Câu 30: Thực hiện phép lai phân tích AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb đối với một tính trạng, nếu thu được tỷ lệ kiểu hình 1:2:1 chứng tỏ tính trạng KHÔNG tuân theo quy luật tương tác gen thuộc kiểu:
A. bổ trợ 9:3:3:1                     B. át chế lặn 9:3:4                   C. át chế trội 12:3:1                D. bổ trợ 9:6:1
Câu 31: Tất cả các điều sau đây chứng tỏ bệnh do một allele lặn NST thường, ngoại trừ:
A. khi một trong hai bố mẹ bị bệnh, có thể 1/2 con cái bị bệnh
B. hai bố mẹ bị bệnh chắc chắn tất cả con cái bị bệnh
C. hai bố mẹ bệnh có thể sinh con không mắc bệnh
D. tính trạng thường xuất hiện do kết hôn họ hàng gần
Câu 32: Khẳng định nào sau đây về plasmit là đúng:
A. Có ở virut và nấm men                                                     B. Chỉ có ở vi khuẩn
C. Chỉ có ở nấm men                                                            D. Có ở vi khuẩn và nấm men
Câu 33: Intron là:
A. đoạn ADN và ARN tương ứng không mã hoá protein      B. đoạn ADN không mã hoá nên không được phiên mã
C. đoạn ADN vận động chèn vào trong một gen                   D. đoạn ADN ngoại lai được xen vào trong gen
Câu 34: Về sự di truyền các bệnh tật ở người, đặc điểm nào dưới đây cho thấy tính trạng là trội liên quan nhiễm sắc thể thường?
A. Xác suất mà một đứa trẻ tiếp theo mắc bệnh là 1/4
B. Hai bố mẹ bị bệnh có thể sinh con không mắc bệnh
C. Tính trạng thường xuất hiện do kết hôn cận huyết
D. Hai bố mẹ mắc bệnh không thể có con cái không bệnh
Câu 35: Kết quả của lai phân tích một thể dị hợp về 3 cặp gen (Mm, Nn và Pp) nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng được cho như sau:
MNP = 3         mNP + Mnp = 10        MNp + mnP = 16        MnP + mNp = 71 (cá thể)
Tất cả các nhận định sau đây dựa trên số liệu thực tế là đúng, ngoại trừ:
A. khoảng cách 2 gen N và M là 19%                                  B. trật tự ba gen là: M-P-N
C. khuyết một kiểu hình                                                        D. tần số trao đổi chéo kép là 3%
Câu 36: Ở loài mèo nhà,cặp alen D,d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X(D D :lông đen,Dd:tam thể,d d:lông vàng).Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau:
-Mèo đực:311 lông đen,42 lông vàng
-Mèo cái:277 lông đen,7 lông vàng,54 tam thể
Tần số các alen  D và d trong quần thể trong điều kiện cân bằng lần lượt là:
A. 0,654 và 0,34                    B. 0,726 và 0,274                  C. 0,893 và 0,107                  D. 0,85 và 0,15
Câu 37: Sự dịch chuyển của ribosome trên mARN xẩy ra ngay sau khi:
A. một aminoacyl~tARN đi vào vị trí A                                 B. một phân tử tARN được tách ra
C. một liên kết peptit được hình thành                                   D. một aminoacyl~tARN đi vào vị trí P
Câu 38: Chất nào trong các chất sau được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen:
A. Canxi cacbonat (CaCO3)                                                 B. Canxi hiđrôxit ( Ca (OH)2)
C. Canxi clorua ( CaCl2)                                                       D. Canxi sunfat ( CaSO4)
Câu 39: Tại sao các cá thể có thêm một NST 21 (hội chứng Down) có số lượng nhiều hơn những cá thể có thêm một NST 13 (hội chứng Patau) hoặc NST 18 (hội chứng Edward)  ?
A. NST 21 là NST giới tính, còn các NST 13 và 18 là không phải
B. Các bản sao thừa của NST 13 hoặc 18 có lẽ là nguy hại
C. Có lẽ trên NST 21 chứa nhiều gen hơn các NST khác
D. Sự không phân tách của NST 21 có lẽ xảy ra thường xuyên hơn nhiều
Câu 40: Cho P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản lai với nhau được F1 toàn cây cao, quả đỏ.Tiếp tục cho F1 lai với nhau ở F2 thu được 3 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp, quả đỏ. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng , quy luật di truyền chi phối phép lai trên là?
A. Hoán vị gen                                                                     B. Liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen
C. Liên kết gen hoàn toàn                                            

File đính kèm:

  • docĐề thi thử đại học 2009 -2.doc
Giáo án liên quan