Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 1 môn Sinh học - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Triệu Quang Phục

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là

A. không có vùng mở đầu

B. ở vùng mã hoá, xen kẽ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin.

C. tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen.

D. các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen.

Câu 2: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới liên tục là

 A. một mạch đơn ADN bất kì. B. mạch đơn có chiều 3’ → 5’.

 C. mạch đơn có chiều 5’ → 3’. D. trên cả hai mạch đơn.

Câu 3: Chức năng của gen điều hoà là

 A. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.

 B. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc.

 C. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra.

 D. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc.

Câu 4: Phân tử AND ở Vi khuẩn E.côli chỉ chứa N¬15 Phóng xạ .Nếu chuyển E.côli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì sau 5 lần tự sao trong số các phân tử AND con có bao nhiêu phân tử AND còn chứa N15?

 A. 4 B. 2 C. 6 D. 8

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 1 môn Sinh học - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Triệu Quang Phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có quả tròn và 25 cây có quả dài. Nếu cho cây P nói trên lai với cây mang kiểu gen Aabb thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở con lai bằng
	A. 2 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài.	B. 6 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài.
	C. 3 quả dẹt : 4 quả tròn : 1 quả dài.	D. 15 quả dẹt : 1 quả dài.
Câu 18: Một đột biến gen làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 5 ; 10 và 31.Cho rằng bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axitamin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc.Hậu quả của đột biến trên là :
 A. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
 B. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
 C. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
 D. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
Câu 19: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 368 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể không.	B. Thể bốn.	C. Thể ba.	D. Thể một.
Câu 20: Câu có nội dung đúng sau đây là
	A. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau.
	B. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường.
	C. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
	D. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.
Câu 21: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.	B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa.	D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 22: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
	A. được chứa trong nhiễm sắc thể.	B. có số lượng lớn trong tế bào.
	C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể.	D. không bị đột biến.
Câu 23: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây?
	A. Lai thuận nghịch.	B. Lai phân tích.
	C. Tự thụ phấn ở thực vật.	D. Giao phối cận huyết ở động vật.
Câu 24: Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu?
 A. 10%	B. 20%	C. 30%	D. 40% 
Câu 25: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?
	A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.	B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.
	C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.	D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.
Câu 26: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng
	A. 3 thế hệ.	B. 4 thế hệ.	C. 5 thế hệ.	D. 6 thế hệ.
Câu 27: Cho 2 cây P đều dị hợp về 2 cặp gen có kiểu gen giống nhau lai với nhau thu được F1 có 600 cây, trong đó có 90 cây có kiểu hình mang 2 tính lặn. Kết luận đúng là
	A. một trong 2 cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn.
	B. hai cây P đều liên kết hoàn toàn.
	C. một trong 2 cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn.
	D. hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.
Câu 28: Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?
 A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất định
 B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời
 C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau
 D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại enzim khác nhau xúc tác
Câu 29: Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có len tương ứng trên Y. Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là:
 A. 100%	 B. 50%	 C. 25%	D. 12,5%
Câu 30: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là
	A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.
	B. làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể.
	C. thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến.
	D. làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng.
Câu 31: Dạng sinh vật được xem như “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là
	A. thể thực khuẩn.	 B. vi khuẩn.	C. nấm men.	D. xạ khuẩn.
Câu 32: Trong kỹ thuật chuyển gen, sau khi đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (thường là vi khuẩn); hoạt động của ADN tái tổ hợp là
	A. đến kết hợp với nhiễm sắc thể của tế bào nhận.
	B. đến kết hợp với plasmit của tế bào nhận.
	C. tự nhân đôi cùng với quá trình sinh sản phân đôi của tế bào nhận.
	D. cả 3 hoạt động nói trên.
Câu 33:Kiểu gen AABb khi giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu có xảy ra hoán vị gen?
 A. 2	B. 4	C. 8	D. 16 	 
Câu 34: Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là
	A. mù màu và máu khó đông.	B. bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm.
	C. bạch tạng và ung thư máu.	D. ung thư máu và máu khó đông.
Câu 35: Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây:
	- IAIA, IAIO qui định máu A.	- IBIB, IBIO qui định máu B.
	- IAIB qui định máu AB.	- IOIO qui định máu O.
	Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là
	A. IAIB (máu AB).	 B. IAIA hoặcIAIO (máu A). 
 C. IBIB hoặc IBIO(máu B).	D. IOIO (máu O).
Câu 36: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY?
	A. Con trai thuận tay phải, mù màu.
	B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
	C. Con gái thuận tay phải, mù màu.
	D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
Câu 37: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?
	A. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
	B. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người.
	C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
	D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.
Câu 38: Hai cơ quan tương đồng là
	A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
	B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.
	C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
	D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 39: Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao?
	A. Không có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của ADN, trên đó làm khuôn mẫu sinh tổng hợp prôtêin.
	B. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của một gen.
	C. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi tổng hợp được mARN đã loại bỏ các intrôn, các đoạn êxôn liên kết lại với nhau.
 D. Cả B và C. 
Câu 40: Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh kết hôn với người bình thường thì khả năng sinh con trai đầu lòng bị bệnh là
A. 25%.	B. 50%.	C. 75%.	D. 0%.
II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II).
 Phần I. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là
	A. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.
	B. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.
	C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.
	D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.
Câu 42: Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì?
A. AUX	 B. TAX	 C. AUG	 	 D. UAX
Câu 43: Hai tỉ lệ kiểu hình thuộc hai kiểu tác động gen không alen khác nhau là
	A. 13 : 3 và 12 : 3 : 1.	B. 9 : 7 và 13 : 3.
	C. 9 : 6 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1.	D. 9 : 3 : 3 : 1 và 9 : 7.
Câu 44: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là
	A. gen trên nhiễm sắc thể thường.	B. gen trên nhiễm sắc thể giới tính.
	C. gen trên phân tử ADN dạng vòng.	D. gen trong tế bào sinh dưỡng.
Câu 45: Loại axit amin được mã hoá bởi nhiều loại bộ ba nhất so với các axit amin còn lại là
	A. Alamin.	B. Lơxin.	C. Phêninalamin	D. Mêtiônin.
Câu 46: Tế bào thuộc hai thể đột biến cùng loài có cùng số lượng nhiễm sắc thể là
	A. thể 3 nhiễm và thể 3n.	B. thể 2 nhiễm và thể 1 nhiễm kép.
	C. thể 4 nhiễm và thể tứ bội.	D. thể 4 nhiễm và thể 3 nhiễm kép.
Câu 47: Điểm khác nhau trong tác động bổ sung gen không alen giữa 3 tỉ lệ kiểu hình ở F2 gồm 9 : 7; 9: 6 : 1 và 9 : 3 : 3 : 1 là
	A. số tổ hợp tạo ra ở F2.	
B. số kiểu hình khác nhau ở F2.
C. số lượng gen không alen cùng tác động qui định tính trạng.
D. số loại giao tử tạo ra ở F1.
Câu 48: Ở người, yếu tố có thể được xem là một nguyên nhân góp phần làm tăng xuất hiện bệnh di truyền ở trẻ được sinh ra là
	A. trứng chậm thụ tinh sau khi rụng.	B. người mẹ sinh con ở tuổi cao (ngoài 35 tuổi).
	C. trẻ suy dinh dưỡng sau khi sinh.	D. cả ba yếu tố trên.
Câu 49: Hội chứng Tơcnơ ở người có biểu hiện
	A. nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính.	B. nam, thiếu 1 nhiễm sắc thể thường.
	C. nữ, thừa 1 nhiễm sắc thể thường.	D. nam, thừa 1 nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 5

File đính kèm:

  • docDe thi thu dai hoc lan 1 NaM 2011.doc