Đề thi thử đại học - Cao đẳng buổi 2 năm học 2006 - 2007 môn hoá học lớp 9

Câu 1: Cho m gam một hiđrocacbon X mạch hở qua dung dịch nước Brom dư, thấy có 48 gam Brom đã phản ứng. Đốt cháy m gam X thu được 8,96 lít khí CO2 ( ở đktc) và 3,6 gam H2O. Biết X tác dụng với Ag2O/NH3 tạo ra kết tủa. X là chất nào sau đây:

A. Vinylaxetilen B. Axetilen C. C. Propin D. Butin -1

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học - Cao đẳng buổi 2 năm học 2006 - 2007 môn hoá học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Bình giang
Đề thi thử đại học - Cao đẳng buổi 2
ôn thi cấp tốc
Năm học 2006 - 2007
Môn hoá học - khối a, B
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1: Cho m gam một hiđrocacbon X mạch hở qua dung dịch nước Brom dư, thấy có 48 gam Brom đã phản ứng. Đốt cháy m gam X thu được 8,96 lít khí CO2 ( ở đktc) và 3,6 gam H2O. Biết X tác dụng với Ag2O/NH3 tạo ra kết tủa. X là chất nào sau đây:
A. Vinylaxetilen	B. Axetilen	C. C. Propin	D. Butin -1
Câu 2: Khi thuỷ phân hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H6O2 ta thu được hỗn hợp 2 chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của hợp chất trên là: 
	A. CH3-COO-CH=CH2	B. HCOO-CH2-CH=CH2	
	C. HCOO-CH=CH-CH3	D. CH2=CH-COO-CH3
Câu 3: Đem điện phân 100 ml dung dịch NaCl 2M với điện cực bằng than có màng ngăn xốp đến khi ở catot thoát ra 11,2 lít khí ( ở đkct) thì ngừng điện phân. Dung dịch sau khi kết thúc điện phân có chứa các chất nào?
	A. NaCl	B. NaOH 	C. NaCl và NaClO	D. NaOH và NaCl
Câu 4: Có 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit H2SO4 0,8M và HCl 1,2M. Thêm vào đó 10 gam bột hỗn hợp gồm : Fe, Mg, Zn. Sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn thu được là:
	A. 18 gam	B. 20 gam	C. 21,94 gam 	D. 15 gam
Câu 5: Nhựa Phenolfomanđehit có thể điều chế trựp tiếp từ các chất nào sau đây:	
	A. Phenol, Anđehit fomic	B. Phenol, Axit fomic	
	C. Anđehit fomic, Glixin 	D. Axit acrylic, Metylice
Câu 6: Sử dụng hoá chất nào dưới đây để phân biệt Fe3O4 và Fe2O3 ( bằng phương pháp đơn giản nhất)
A. HCl	B. HNO3	C. H2O	D. AgNO3
Câu 7: Cho các chất sau: MnO2, Fe2O3, FeS, FeS2, CaCO3 . Chất nào dưới đây có thể phản ứng với tất cả các chất trên: 	
	A. HCl	B. NaOH	C. FeCl3	D. Na2CO3
Câu 8 Cho các chất và ion sau: HCO3-(1); K2CO3 (2); H2O(3); Cu(OH)2(4); H2PO4- (5); ZnO(6); NH4Cl(7). Theo Bronsteed các chất và ion lưỡng tính là:
	A. 1, 2, 3	B. 4, 5, 6	C. 1, 3, 5, 6	D. 2, 4, 6, 7
Câu 9: Cho 9,6 gam Cu tác dụng với 180 ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V lít khí NO duy nhất ở đktc. V có giá trị là:
	A. 2,016	B. 1,08	C. 2,24	D. 4,48
Câu 10: Thổi khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn gồm MgO, Al2O3, Fe3O4, CuO nung nóng thu được hỗn hợp rắn B ( các phản ứng xảy ra hoàn toàn). B gồm những chất nào sau đây:
	A. MgO, Al2O3, Fe, Cu	B. MgO, Al, Fe, Cu	
	C. Al, Fe, Mg, Cu	D. MgO, Al2O3, Fe3O4, Cu
Câu 11: Cho phản ứng sau 2SO2 + O2 Û 2SO3 + Q ( Phản ứng toả nhiệt). Để cân bằng phản ứng trên chuyển dịch theo chiều thuận ta phải thực hiện:
	A. Tăng áp suất phản ứng	 B. Tăng nhiệt độ phản ứng 
	C. Sử dụng xúc tác	D. Giảm áp suất phản ứng
Câu 12: Để phân tách hỗn hợp gồm Phenol, Anilin, Benzen thành từng chất riêng biệt, cần sử dụng những hoá chất nào dưới đây:
A. dd NaOH và dd HCl	 B. dd Br2 và H2O	
C. dd NaOH và dd Br2	D. dd HCl và dd Br2
Câu 13: Hoà tan hết 13,7 gam Ba vào 1 lít dung dịch HCl 0,1M. Sau phản ứng thu được 1 lít dung dịch A có pH là:	
	A. 1,0	B. 7,0	C. 12	D. 13
Câu 14: Phản ứng của Axit Glutamic với rượu C2H5OH ( tỉ lệ mol 1:1) tạo ra tối đa số sản phẩm hữu cơ là: 	
 A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 15: Nung 20 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp rắn B chứa 6 chất ( phản ứng xảy ra chưa hoàn toàn). Hoà tan B trong HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO ở 27,3 0C và 1,1 atm. Vậy % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp A là:
	A. 54,0	B. 27,0	C. 40,5	D. 67,5
Câu 16: Có bao nhiêu este đơn chức mạch hở ứng với công thức phân tử là: C4H6O2 ( không kể đồng phân hình học)	
 A. 5	B. 3	C. 6	D. 4
Câu 17: Sắp xếp các ion kim loại sau đây theo chiều từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần:
	A. K+, Mg2+, Zn2+, Fe3+	B. Mg2+, Fe3+, Zn2+, K+	
	C. K+, Mg2+, Fe3+, Zn2+ 	D. Fe3+, Zn2+, Mg2+, K+
Câu 18: Trong các phân tử hoặc ion nào dưới dây có liên kết cộng hoá trị “cho – nhận”:	
	A. SO2	B. NH3	C. CO2	D. H2O
Câu 19: Cấu hình electron của nguyên tử sắt ( Z=26) ở phân lớp ngoài cùng là:
	A. 4s2	B. 3d6	C. 3d8	D. 3d64s2
Câu 20: Các chất lỏng nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch Brom:
	A. Stiren	B. Hexan	C. XicloHexan	D. Benzen
Câu 21: Nung nóng một hỗn hợp rắn A chứa: Fe(NO3)2, AgNO3, Al2O3, CuCO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn B. B chứa các chất nào sâu đây:
A. Fe2O3, Ag, Al2O3, CuO	C. Fe, Ag, Al, Cu
	B. FeO, Ag, Al2O3, CuO	D. Fe3O4, Ag2O, Al2O3, CuO
Câu 22: Để chứng tỏ phân tử Glucozơ chứa 5 nhóm –OH người ta cho Glucozơ phản ứng với
A. CH3COOH	B. Na	C. Cu(OH)2	D. Ag2O(NH3, t0C)
Câu 23: Phân tích định lượng một 1 lít dung dịch A thấy có chứa: 0,01 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,005 mol Na+, 0,025 mol HCO3- và a mol Cl-. Độ lớn của a là:
	A. 0,02	B. 0,01	C. 0,015	D. 0,025
Câu 24: Phenol C6H5OH còn có tên gọi khác là:
A. Axit phenic	B. Axit phenolic	C. Axit benzoic	D. Axit picric
Câu 25: Nhỏ từ từ 150 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M. Sau phản ứng thu được thể tích ( lít) khí CO2 ở đktc là:
	A. 1,12	B. 2,24	C. 1,68	D. 0
Câu 26: Trong phân tử Clorua vôi CaOCl2 số oxi hoá của các nguyên tử Clo là:
	A. -1 và +1	B. 0	C. -1	D. +1
Câu 27 Trong các dãy chất sau, dãy chất nào được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần
	A. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4	B. H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2SO4
	C. H3PO4, H2SiO3, H2SO4, HClO4	D. H2SiO3, , HClO4, H3PO4, H2SO4
Câu 28: Cho m gam bột Fe tác dụng với 300 ml dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,68 lít khí NO duy nhất ( ở đktc) và còn lại 0,42 gam kim loại. Giá trị của m và nồng độ mol/lít của HNO3 là:
	A. 5,6; 1,2	B. 6,72; 1,0	C. 6,72; 1,2	D. 4,62; 1,0
Câu 29: Chia a gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức thành 2 phần bằng nhau.
	Phần I: Đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít khí CO2 ( đktc)
	Phần II: Tách nước hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 Anken. Đốt cháy hoàn toàn 2 Anken thu được m gam H2O. Giá trị của m ( gam)
A. 0,8	B. 1,8	C. 8,1	D. 0,36
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba (có tỉ lệ số mol 1:1) Tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,2M thu được 3,36 lít khí H2 ( ở đktc) và dung dịch A. Giá trị của m (gam) và pH của dung dịch A là:
	A. 16; 13	B. 16; 1	C. 32; 1	D. 32; 12
Câu 31: Neo-pentan phản ứng với Clo trong điều kiện chiếu sáng với tỉ lệ số mol 1:1 thì thu được bao nhiêu sản phẩm hữu cơ monoclo: 	A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 32: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6, C2H2 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. m có giá trị là:	
	A. 2 gam	B. 4 gam	C. 6 gam	D. 8 gam
Câu 33: Để phân biệt hai chất lỏng Phenol và Anilin bằng phương pháp hoá học cần dùng các chất nào sau đây:	A. Na	B. dd Br2	C. dd HCl	D. dd NaOH
Câu 34: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất:
	A. C2H5NH2	B. NH3	C. CH3NH2	D. C6H5NH2
Câu 35: Chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất:
	A. CH2=CH-COOH	B. CH3COOH	C. HCOOH	D. C17H35COOH
Câu 36: Đun 132, 8 gam hỗn hợp gồm 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140 0C. Sau khi phản ứng đã xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol mỗi ete là:	
	A. 0,1	B. 0,2	C. 0,3	D. 0,4
Câu 37: Đốt cháy m gam một Hiđrocacbon X thu được m gam H2O. X có khối lượng phân tử: 30<MX<70. X tác dụng với Ag2O/NH3 tạo ra kết tủa. Tên gọi của X là:
	A. Butin-1	B. Propin	C. Butin -2	D. Pentin-1
Câu 38: Cho 18,20 gam hỗn hợp gồm rượu n-Propylic và một rượu no mạch hở X tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít khí H2 ( ở đktc). Lượng khí H2 sinh ra từ phản ứng của hai rượu là bằng nhau, X là rượu nào sau đây:
	A. C2H4(OH)2	B. CH3OH	C. C2H5OH	D. C3H5(OH)3
Câu 39: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng làm khô rượu Etylic khi có lẫn ít nước:
	A. CaO	B. H2SO4 đặc	C. P2O5	D. Na
Câu 40: X là một monome để trùng hợp thuỷ tinh hữu cơ Prexiglat. Công thức phân tử của X là:
	A. C5H8O2	B. C3H4O4	C. C4H6O2	D. C6H10O2
Câu 41: Thực hiện phản ứng tách nước từ rượu Butanol-2 ở 170 0C xúc tác là H2SO4 đặc sẽ thu được bao nhiêu Anken đồng phân (kể cả các đồng phân hình học):	
	A. 1	B. 2	C. 3	D.4
Câu 42 Đồng phân của Aren có công thức đơn giản C3H4 là:	
	A. 8	B. 5	 	 C. 9	D. 3
Câu 43 Cho các chất sau đây: Metanol (a); Etanol (b); Nước (c); Axit Fomic (d); Axit Axetic ( e); Phenol (g). Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH tăng dần theo thứ tự nào sau đây:
	A. b<a<c<g<e<d	 B. a<b<c<d<e<g	C. c<b<a<e<g<d	D. a<b<c<g<e<d
Câu 44 Cho 8,2 gam hỗn hợp ( tương đương 0,25 mol) A gồm 2 anđehit no đơn chức X, Y ( MX < MY và tỉ lệ mol X:Y = 4: 1) tác dụng hết với dung dịch Ag2O/NH3 dư, đun nóng thu được 97,2 gam kết tủa. Công thức phân tử của X và Y là:
	A. CH3CHO và C2H5CHO 	B. HCHO và C2H5CHO 
	C. HCHO và CH3CHO 	D. HCHO và C3H7CHO
Câu 45 Trong các chất sau, chất nào có tính oxi hoá mạnh nhất:
	A. HClO	B. HClO2	C. HClO3	D. HClO4
Câu 46: Hòa tan hết 1,02 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ca trong H2O thu được dung dich A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH=1. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:	
	A. 15,22 gam B. 4,2 gam C. 2,44 gam D. 2,2 gam
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 17,3 gam hỗn hợp gồm Al, K, Ca thu được 26,1 gam hỗn hợp X gồm các oxit. Hòa tan hết X cần dùng vừa đủ V(lit) dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1M. Giá trị của V là:	
	A. 1,1 B. 0,275 C. 0,572 D. 0,752
Câu 48: Glucozơ, rượu etylic, axit axetic, glyxerin, anđehit axetic. Sử dụng một hoá chất sau và các điều kiện cần thiết nhận biết các chất trên:
	A. Cu(OH)2	B. Ag2O/NH3	C. dd Br2	B. dd KMnO4
Câu 49: Trong dung dịch có cùng nồng độ dưới đây, dung dịch nào có pH lớn nhất: 
	A. KOH B. Ba(OH)2 C. NH3 D. NaCl
Câu 50: X là hiđrocacbon có tỉ khối đối với Heli là 7,5. Từ X có sơ đồ biến hoá: 
( Y là axit đơn chức). X1 có công thức phân tử là:
A. C2H3Cl3	B. C2H4Cl2	C. C2H5Cl	D. CH2Cl2
-----------------------------------Hết--------------------------------

File đính kèm:

  • docdethithu2.doc
Giáo án liên quan