Đề thi prudential văn hay chữ tốt năm 2013 Khối lớp 8, 9 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)
ĐỀ BÀI:
Trong thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng luôn đề cập đến một hiện tượng mang tính toàn cầu đó là: “ Sự biến đổi khí hậu”. Em hãy nêu những ý kiến của mình trước hiện tượng trên.
A. VĂN HAY (12.00 Điểm)
I. Yêu cầu
1. Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề xã hội.
2. Nội dung: Hiện tượng biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ trong đời sống thực tế thông qua những tác động của môi trường đến cuộc sống con người và xã hội.
II. Hướng dẫn cụ thể
Có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát vai trò của môi trường, khí hậu.
- Nêu tác động toàn cầu của khí hậu với cuộc sống hiện nay.
2. Thân bài
a. Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển ở hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Do đó biến đổi khí hậu là trạng thái thời tiết cực đoan làm thay đổi sự cân bằng của thời tiết.
b. Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu
- Là sự nóng lên của khí quyển và trái đất.
- Sự thay đổi của thành phần khí quyển có hại cho môi trường.
- Sự dâng cao của nước biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tạo ra nguy cơ đe dọa đến con người và sinh vật
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI PRUDENTIAL HUYỆN CHÂU THÀNH VĂN HAY CHỮ TỐT NĂM 2013 KHỐI LỚP 8-9 Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề) ĐỀ BÀI: Trong thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng luôn đề cập đến một hiện tượng mang tính toàn cầu đó là: “ Sự biến đổi khí hậu”. Em hãy nêu những ý kiến của mình trước hiện tượng trên. _____Hết_____ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HUYỆN CHÂU THÀNH PRUDENTIAL VĂN HAY CHỮ TỐT NĂM 2013 – KHỐI LỚP 8-9 A. VĂN HAY (12.00 Điểm) I. Yêu cầu 1. Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề xã hội. 2. Nội dung: Hiện tượng biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ trong đời sống thực tế thông qua những tác động của môi trường đến cuộc sống con người và xã hội. II. Hướng dẫn cụ thể Có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát vai trò của môi trường, khí hậu. - Nêu tác động toàn cầu của khí hậu với cuộc sống hiện nay. 2. Thân bài a. Khái niệm biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển ở hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Do đó biến đổi khí hậu là trạng thái thời tiết cực đoan làm thay đổi sự cân bằng của thời tiết. b. Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu - Là sự nóng lên của khí quyển và trái đất. - Sự thay đổi của thành phần khí quyển có hại cho môi trường. - Sự dâng cao của nước biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tạo ra nguy cơ đe dọa đến con người và sinh vật. c. Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu - Do các chất khí nhà kính đặc biệt là khí CO2 có khả năng bức xạ gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất ngày càng nóng lên. - Do đốt một lượng lớn các nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ tạo ra một lượng khí thải lớn. - Do con người chặt phá cây rừng bừa bãi làm hủy hoại môi trường sinh thái. - Trong quá trình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp con người sử dụng các chất hóa học làm độc hại cho môi sinh. - Dân số tăng nhanh gây hậu quả nặng nề cho sự biến đổi khí hậu. d. Hậu quả của sự biến đổi khí hậu - Nước biển dâng gây tổn thất nặng nề. - Làm cho tình trạng đói nghèo trở nên trầm trọng. - Làm gia tăng những vùng đất chết (Hiện tượng sa mạc hóa). - Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ chiến tranh, dịch bệnh. e. Giải pháp - Xử lí gốc: Giảm lượng khí độc hại, đặc biệt là khí CO2, giảm lượng nước thải ô nhiễm. Cân đối giữa tỉ lệ sinh - tử . - Xử lí ngọn: Có khả năng cảnh báo trước những hiện tượng của thời tiết. Trồng thêm nhiều cây xanh. - Giải pháp bền vững: + Thế giới cùng nhau tìm ra tiếng nói chung để chống biến đổi khí hậu sau Nghị định thư Ki-o-to. + Cần có một sự đồng thuận cao trong các Hội nghị Liên hợp quốc như hội nghị chống biến đổi khí hậu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch) hay Hội nghị thượng đỉnh Can cun (Mê xi-cô) - Ở Việt Nam: + Việt Nam hưởng ứng bằng khẩu hiệu xây dựng nhà mái trắng, tường xanh. + Thực hiện chiến dịch chống biến đổi khí hậu bằng con số 350.org với bộ áp phích “Người nổi tiếng và dự án không ống hút” của các nghệ sĩ, người nổi tiếng dùng thức uống nhưng không dùng ống hút. - Hành động của bản thân học sinh. 3. Kết bài - Khẳng định lại vai trò của khí hậu đối với cuộc sống của con người và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là nghĩa vụ trách nhiệm của toàn cầu. - Nêu cao khẩu hiệu: Chống biến đổi khí hậu. III. Biểu điểm Tùy vào chất văn thể hiện trong bài viết cũng như cách viết văn giàu hình ảnh mà giáo viên cân nhắc khuyến khích cho học sinh. 1. Từ 10.00 – 12.00 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, bài làm giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Không mắc lỗi diễn đạt. 2. Từ 7.50 – 9.75 điểm: Đáp ứng trên 2/3 yêu cầu của đề nhưng chưa sâu sắc. Đôi lúc còn mắc lỗi diễn đạt. 3. Từ 3.75 – 7.25 điểm: Đáp ứng ½ yêu cầu của đề, lập luận đôi lúc chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. 4. Từ 1.00 – 3.50 điểm: Đáp ứng dưới ½ yêu cầu của đề, chưa nắm vững vấn đề, lập luận còn lan man. Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. 5. Từ 0.50 – 0.75 điểm: Viết lan man, nhưng có một hai ý nằm trong yêu cầu của đề. Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. 6. Điểm 0.00: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. B. CHỮ TỐT (8.00 điểm) 1. Từ 6.00 – 8.00 điểm: Chữ viết đẹp, rõ ràng, nhất quán, đúng chính tả, sử dụng dấu câu chính xác. 2. Từ 4.00 – 5.75 điểm: Chữ viết rõ ràng, có nét đẹp, kiểu chữ đôi lúc chưa nhất quán, còn sai lỗi chính tả, sử dụng dấu câu đôi lúc chưa chính xác. 3. Từ 1.50 – 3.75 điểm: Chữ viết rõ ràng nhưng chưa có nét đẹp, kiểu chữ không nhất quán, còn mắc nhiều lỗi chính tả, sử dụng dấu câu thiếu chính xác. 4. Từ 0,50 –. 25 điểm: Chữ viết quá cẩu thả, không rõ nét, mắc quá nhiều lỗi chính tả và sử dụng dấu câu./.
File đính kèm:
- de_thi_prudential_van_hay_chu_tot_nam_2013_khoi_lop_8_9_phon.doc