Đề thi khảo sát học sinh giỏi năm học 2009 - 2010 môn Tiếng việt lớp 5

Câu 1 ( 2 điểm). Đọc hiểu :

HƯƠNG LÀNG

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió

Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé !

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi năm học 2009 - 2010 môn Tiếng việt lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009 - 2010
 Môn Tiếng việt lớp 5
( Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2 điểm). Đọc hiểu :
HƯƠNG LÀNG
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.
Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. 
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.
Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…
Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé ! 
( Theo Băng Sơn)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu ?
 a. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau 
 b. Do mùi thơm của lá cây trong làng
 c. Do mùi thơm của nước hoa.
2. Trong câu "Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì? 
 a. Đất quê
 b. Làn hương quen thuộc của đất quê.
 c. Làng
3. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?
 a. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
 b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.
 c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.
4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm " mộc mạc chân chất "?
 a. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.
 b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.
 c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.
Câu 2 ( 6 điểm) Luyện từ và câu:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ láy ?
 a. không khí, lạnh lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc. 
 b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
 c. lạnh lùng, rậm rạp, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
2. Trong câu " Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng." chủ ngữ là :
	a. Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt
	b. Hương từ đây
	c. Hương
3 Trong câu " Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…." Từ giả tạo có thể thay bằng những từ nào ? 
a. giả dối	b. Giả danh	c. Nhân tạo
4. Từ mùi thơm thuộc loại từ nào ?
a. Tính từ	 b. Danh từ	 	c. Động từ
5. Câu “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
a. So sánh	b. Nhân hoá	c. cả hai ý trên
6. Trong câu " Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê." Trạng ngữ chỉ gì ?
a. Chỉ nơi chốn	b. Chỉ thời gian	c. Chỉ nguyên nhân
7. Dấu phẩy trong câu " Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu." có nhiệm vụ gì ?
	a. Ngăn cách các vị ngữ.
	b. Ngăn cách các vế câu ghép.
	c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói.
8. Câu "Cô làm cho tôi trở thành người có trách nhiệm " thuộc loại câu gì ?
	a. Câu kể Ai là gì ?
	b. Câu kể Ai làm gì ?
	c. Câu kể Ai thế nào ?
Câu 3( 5 điểm) Cảm thụ: 
Trong bài" Hành trình của bầy ong” Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
 “ Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loại hoa nở như là không tên.
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào."
Nêu những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, từ ngữ thể hiện pháp nghệ thuật đó. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ?
Nêu cảm nhận của em qua đoạn thơ trên.
Câu 4( 7 điểm)Tập làm văn: 
Mùa xuân về, cảnh vật như được khoác trên mình chiếc áo mới. Bằng một bài viết khoảng từ 20 đến 25 dòng, em hãy tả quang cảnh quê hương em khi mùa xuân về.
-------------- Hết -----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009 - 2010
 Môn Tiếng việt lớp 5
Câu 1 ( 2 điểm): Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Đáp án: 
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
b
3
a
2
b
4
c
Câu 2( 6 điểm): Mỗi ý đúng cho 0,75 điểm
Đáp án: 
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
c
5
a
2
b
6
b
3
c
7
c
4
b
8
b
Câu 3 ( 5 điểm):
 * Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là :
Điệp ngữ " tìm nơi" 	 (0,75đ)
Đảo ngữ " thăm thẳm rừng sâu"", " bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban."	 (0,75đ)
Tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ và đảo ngữ : Nhấn mạnh sự mải miết tìm kiếm, đức tính kiên nhẫn cuộc hành trình đầy gian nan của bầy ong. 	 (1đ)
 * Điệp ngữ " tìm nơi" được nhắn lại 3 lần cùng nghệ thuật đảo ngữ " thăm thẳm rừng sâu" cho ta thấy sự cần cù, chăm chỉ chịu khó, sự tìm kiếm mải miết, liên tục của bầy ong trên con đường tìm hoa gây mật. Từ nơi xa xôi, hẻo lánh như : rừng sâu, biển khơi xa,… cũng được ong tìm đến. Đặc biệt câu " Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào." Cho ta thấy khả năng kỳ diệu của bầy ong. 
Đoạn thơ ca ngợi đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó, khẳ năng kỳ diệu của bầy ong trên con đường tìm hoa gây mật. (2,5đ)
Câu 4: (7 điểm)
Mở bài: Giới thiệu quê hương khi mùa xuân về 	(1 điểm)
Thân bài: - Tả bao quát chung khung cảnh quê hương 	(1 điểm)
 - Tả chi tiết: nhà cửa, cây cối, hoa lá, con đường, cánh đồng,..	( 3 điểm)
 - Hoạt động của con người 	(1 điểm)
Kết bài: Nêu được tình cảm của mình đối với quê hương. 	(1 điểm)
-------------- Hết ------------

File đính kèm:

  • docDE -HD.doc
Giáo án liên quan