Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp trường môn: hóa 12 thời gian: 180 phút năm học: 2010 – 2011

Bài 2: 1/ Xác định các chất A, B, C và hoàn thành 3 phản ứng sau:

 NaBr + H2SO4 (đặc) Khí A + . (1)

 NaI + H2SO4 (đặc) Khí B + . (2)

 A + B C (rắn) +. (3)

2/ Hấp thụ hết 0,064 gam khí A ở (1) vào dung dịch chứa 0,04 gam NaOH được 1 lít dung dịch X.

 a. Tính khối lượng muối trong dung dịch X

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp trường môn: hóa 12 thời gian: 180 phút năm học: 2010 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Fe. Hoà tan hết m gam X bằng V lít dung dịch H2SO4 98%, t0 dư (d=1,84 g/ml) được dung dịch A. Pha loãng dung dịch A rồi điện phân với điện cực trơ dòng điện I= 9,65A đến hết Cu2+ thì mất 9 phút 20 giây (H = 100%). Dung dịch B nhận được sau phản ứng vừa hết 100ml dung dịch KMnO4 0,04M.
1/ Tính phần trăm khối lượng 2 kim loại trong X.
2/ Tính V, biết lượng axit đã dùng chỉ hết 10% so với lượng có.
Bài 6: Viết phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
1/ Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH cho đến dư
2/ Cho dung dịch FeCl3 lần lượt tác dung với Na2CO3; HI; H2S; K2S.
3/ Cho As2S3 tác dụng với HNO3 đặc nóng.
4/ Cho NH4Cl tác dụng với dung dịch NaAlO2; phenol tác dụng với natri cacbonat
5/ Trime hóa propin; natri thiosunfat tác dụng với iot
Bài 7: Hãy chọn một dung dịch chứa một hóa chất để nhận biết 5 chất rắn: axit benzoic; phenol; natri etylat; kali iotua; kali cacbonat.
Bài 8: 1/ Viết công thức cấu tạo của 5 chất hữu cơ mà trong mỗi phân tử chỉ có 2 nguyên tử hiđro đều phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3? Viết phản ứng xảy ra?
2/ Bốn chất hữu cơ A, B, C, D có cùng CTPT là C4H4O4 chứa hai nhóm chức đều phản ứng được với dung dịch NaOH trong đó:
+ A, B tạo ra muối và nước, B có đồng phân hình học
+ C tạo ra muối và ancol
+ D tạo ra muối, anđehit và nước.
Tìm CTCT của 4 chất trên và viết phản ứng xảy ra?
Bài 9: Đốt cháy hết 0,02 mol chất hữu cơ A cần 21,84 lít không khí (đktc). Sau phản ứng, cho sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 9,02 gam và có 31,52 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 17,696 lít (đktc).
a/ Xác định công thức phân tử của A. Biết rằng không khí gồm 20% oxi và 80% nitơ theo thể tích?
b/ Xác định công thức phân tử của A biết rằng A không làm mất màu brom trong CCl4 và A được hình thành từ chất hữu cơ X và chất hữu cơ Y, phân tử khối của X và Y đều lớn hớn 50; khi X tác dụng với nước brom tạo ra kết tủa trắng. Mối quan hệ giữa A và X, Y thể hiện trong các sơ đồ phản ứng dưới đây:
A + NaOH → X + B + H2O	(1)
A + HCl → Y + D	(2)
D + NaOH → X + NaCl + H2O	(3)
B + HCl → Y + NaCl	(4)
Bài 10: Đun hỗn hợp rượu A với axit B (đều là chất có cấu tạo mạch hở, không phân nhánh) thu được este X. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,72 gam nước. Lượng oxi cần dùng là 1,344 lít (đktc).
a/ Tìm công thức phân tử của X, biết tỷ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 6.
b/ Xác định công thức cấu tạo của A, B, X biết giữa A, B và X có mối quan hệ qua sơ đồ sau:
CxHy QAMBX
Cho: H = 1; O = 16; C = 12; N = 14; Ba = 137; Mg = 24; Ag = 108
----------------HẾT----------------
(Thí sinh không được dùng tài liệu kể cả BTH. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ HSG 12_2010-2011
Mỗi câu 1 điểm
Nội dung
Điểm
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Giải
 Y là axit lactic; X là CH3-CHOH-CN; M là alanin; A là axit propioinc; Z là axit acrylic; C6H8O2 là đieste vòng
Mỗi pư đúng được 0,1 đ
Bài 2: 1/ Xác định các chất A, B, C và hoàn thành 3 phản ứng sau: 
	NaBr + H2SO4 (đặc) Khí A + ........	(1)
	NaI + H2SO4 (đặc) Khí B + ........	(2)
	A + B C (rắn) +....	(3)
2/ Hấp thụ hoàn toàn 0,064 gam khí A ở (1) vào dung dịch chứa 0,04 gam NaOH được 1 lít dung dịch X.
	a. Tính khối lượng muối trong dung dịch X.
 	b. Tính pH của dung dịch X.
Biết: Hằng số phân li axit là và 
Giải
 1. 2NaBr + 2H2SO4 (đặc) SO2 + Br2 + Na2SO4 + 2H2O (1)
 (A)
	8NaI + 5H2SO4 (đặc) H2S+ 4I2 + 4Na2SO4 + 4H2O (2)
 (B)
	SO2 + 2H2S 3S + 2H2O (3)
 (C)
2. a. ; Muối NaHSO3 tạo thành
 SO2 + NaOH NaHSO3 
2. b [ NaHSO3] = [ HSO3-] = 10-3 mol/l
NaHSO3 ® Na+ + 
 HSO3- + H2O OH- + SO32- 	(1) 	 
 H+ + 	 	(2)	
 H2O H+ + 	(3) 	
 << Dung dịch có tính axit.
 *Do: >> và nên (2) chiếm ưu thế:
 H+ + 	 	(2)
Bđ 
[ ] x x 
0,5 đ
0,5 đ
Bài 3: Hợp chất A có dạng M3X2. Khi cho A vào nước, thu được kết tủa trắng B và khí C là một chất độc. Kết tủa B tan được trong dung dịch NaOH và dung dịch NH3. Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi cho sản phẩm vào nước dư, thu được dung dịch axit D. Cho D từ từ vào dung dịch KOH, phản ứng xong thu được dung dịch E chứa 2 muối. Dung dịch E phản ứng với dung dịch AgNO3 cho kết tủa màu vàng F tan trong axit mạnh.
1/ Lập luận để chọn công thức hóa học đúng cho chất A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra theo thứ tự từ A đến F. Biết M và X đều là những đơn chất phổ biến.
2/ Cho X tác dụng với khí clo dư đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm Y. Hãy xác định cấu trúc phân tử của Y và trạng thái lai hóa của X trong Y. Giải thích.
3/ Nếu cho Y vào nước dư thì dung dịch tương ứng thu được có chứa những tiểu phân nào? Giải thích (bỏ qua sự điện li của nước).
Giải
1/ A là Zn2P3; B là Zn(OH)2; C là PH3; D là H3PO4; E chứa K3PO4 và K2HPO4; F là Ag3PO4.
2/ Y là PCl5 trong đó P ở trạng thái lai hóa sp3d; dạng hình học là lưỡng tháp tam giác vì PCl5 có dạng AX5E0.
3/ PCl5 + 4H2O → H3PO4 + 5HCl ð dd có H+; Cl-; H2PO4-; HPO42-; PO43- vì có các phương trình phân li sau:
Phần 1: 0,5 đ. P2 và 3: 0,25 đ
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn kim loại M vào dung dịch HNO3 aM (loãng) thu được dung dịch X và 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hoàn toàn kim loại M’ vào dung dịch HNO3 aM chỉ thu được dung dịch Y. Trộn X và Y được dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH dư vào Z thu được 0,1 mol khí và một kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn F. Hãy xác định M, M’. Biết: 
@ M, M’ đều là các kim loại hóa trị II.
@ M, M’ có tỉ lệ nguyên tử khối là 3:8.
@ Nguyên tử khối của M, M’ đều lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70.
Giải
 Vì M’ vào dung dịch HNO3 chỉ thu được dung dịch Y, nên dd Y phải chứa , và khí thu được là NH3	ð . Theo bảo toàn electron, ta có:
* Trường hợp 1: Chất rắn F là hỗn hợp oxit MO, M’O(Kim loại Hg hoặc oxit không lưỡng tính)
nF = 0,3 + 0,4 = 0,7 mol ® nOxi trong F = 0,7 mol ® mOxi = 0,7.16 = 11,2 gam
® = 40 - 11,2 = 28,8 gam.
	+ Nếu , thì ta có: 0,3.M + 0,4.M’ = 28,8
	 0,3.M + 0,4..M’ = 28,8
	® M = 64 (Cu) ® M’ = 24 (Mg)	(nhận)
	+ Nếu , thì ta có: 0,3.M + 0,4.M’ = 28,8
	® M’ 56,2 ; M 21,1 (loại)
* Trường hợp 2: F chỉ có 1 oxit MO hay M’O 
 = = 100 ® M' = 84 (loại)
 = = 133,33 ® M = 117,3 (loại)
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 5: X là hỗn hợp Cu, Fe. Hoà tan hết m gam X bằng V lít dung dịch H2SO4 98%, t0 dư (d=1,84 g/ml) được dung dịch A. Pha loãng dung dịch A rồi điện phân với điện cực trơ dòng điện I= 9,65A đến hết Cu2+ thì mất 9 phút 20 giây (H = 100%). Dung dịch B nhận được sau phản ứng vừa hết 100ml dung dịch KMnO4 0,04M.
1/ Tính phần trăm khối lượng 2 kim loại trong X.
2/ Tính V, biết lượng axit đã dùng chỉ hết 10% so với lượng có.
Giải
1/ Đặt x, y lần lượt là số mol Fe và Cu, ta có:
	2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
mol: x 3x 0,5x 
	CuSO4 + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Mol: y 2y y
ð A có Fe2(SO4)3; CuSO4 và H2SO4 dư. Khi đp hết Cu2+ thì có 2 pư sau(Fe3+ đp trước Cu2+):
	2Fe2(SO4)3 + 2H2O 4FeSO4 + 2H2SO4 + O2↑
mol: 0,5x x
	CuSO4 + H2O Cu + H2SO4+ O2↑
Mol: y	 y
+ Dựa vào thời gian suy ra số mol e trao đổi trong quá trình đp = = 0,056 mol
ð 0,5x.2 + 2y = 0,056 hay x + 2y = 0,056 (I)
ð Dung dịch B có: FeSO4 và H2SO4. Khi pư với thuốc tím thì:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
mol: x 0,2x
ð 0,2x = 0,004 (II)
+ Từ (I và II) ta có: x = 0,02 mol và y = 0,018 mol ð %mFe = 49,3% ð Cu = 50,7%.
2/ Số mol H2SO4 pư = 3x + 2y = 0,096 mol ð số mol axit ban đầu = 0,96 mol ð V = 52,17 ml
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 6: Viết phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
1/ Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH cho đến dư
2/ Cho dung dịch FeCl3 lần lượt tác dung với Na2CO3; HI; H2S; K2S.
3/ Cho As2S3 tác dụng với HNO3 đặc nóng.
4/ Cho NH4Cl tác dụng với dung dịch NaAlO2; phenol tác dụng với natri cacbonat
5/ Trime hóa propin; natri thiosunfat tác dụng với iot
Giải
1/+ Đầu tiên không có kết tủa: AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O
+ Khi dư AlCl3 sẽ xuất hiện kết tủa: 3NaAlO2 + AlCl3 + 6H2O → 4Al(OH)3↓ + 3NaCl
2/ 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ +3CO2 + 6NaCl
 FeCl3 + HI → FeCl2 + HCl + ½ I2.
 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl 
 2FeCl3 + 3Na2S → 2FeS + S + 6NaCl
3/ As2S3 + 28HNO3 → 2H3AsO4 + 3H2SO4 + 28NO2 + 8H2O
4/ NH4Cl + NaAlO2 + H2O → NH3↑ + Al(OH)3↓ + NaCl
 C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3.
5/ 3CH3-C≡CH 1,3,5-trimetylbenzen
 2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI
Mỗi pư 0,1 đ
Bài 7: Hãy chọn một dung dịch chứa một hóa chất để nhận biết 5 chất rắn: axit benzoic; phenol; natri etylat; kali iotua; kali cacbonat.
Giải
C6H5COOH
C6H5OH
C2H5ONa
KI
 K2CO3
Hiện tượng
tan
tan tạo dung dịch phức màu tím
tạo ¯ đỏ nâu
tạo ¯ đen tím hoặc dd màu nâu sẫm
tạo ¯ đỏ nâu và
sủi bọt khí
Pư
6C6H5OH + FeCl3 ® H3[Fe(OC6H5)6] + 3HCl
3C2H5ONa + FeCl3 + 3H2O ® 3C2H5OH + Fe(OH)3 ¯ + 3NaCl
2KI + 2FeCl3 ® I2¯ + FeCl2 + 2KCl
2FeCl3 + 3K2CO3 
+ 3H2O ® 3CO2 ­ 
2Fe(OH)3¯ + 6KCl
1 đ
Bài 8: 1/ Viết công thức cấu tạo của 5 chất hữu cơ mà trong mỗi phân tử chỉ có 2 nguyên tử hiđro đều phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3? Viết phản ứng xảy ra?
2/ Bốn chất hữu cơ A, B, C, D có cùng CTPT là C4H4O4 chứa hai nhóm chức đều phản ứng được với dung dịch NaOH trong đó:
+ A, B tạo ra muối và nước, B có đồng phân hình học
+ C tạo ra muối và ancol
+ D tạo ra muối, anđehit và nước.
Tìm CTCT của 4 chất trên và viết phản ứng xảy ra?
Giải
1/ CTCT của 5 chất là:
CH≡CH; CH≡C-C≡CH; HCHO; HCOOH; O=HC-CH=O.
+ Pư xảy ra:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡CAg↓ + 2NH4NO3.
CH≡C-C≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg≡C-C≡CAg↓ + 2NH4NO3.
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag↓
HCOOH + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
O=HC-CH=O + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → NH4OOC-COONH4 + 4NH4NO3 + 4Ag↓
2/ + A và B là axit có CTCT: CH2=C(COOH)2 và HOOC-CH=CH-COOH
+ C là este vòng: 
C pư tạo ra: NaOOC-COONa + HO-CH2-CH2OH.
+ B là HOOC-COO-CH=CH2.
+ Pư xảy ra:.
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 9: Đốt cháy hết 0,02 mol chất hữu cơ A cần dùng 21,84 lít không khí (đktc). Sau phản ứng, cho toàn bộ sản 

File đính kèm:

  • docDE HSG(1).doc