Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Yết Kiêu (Có đáp án)

Câu 1. (1.5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh ”

 (“Đất rừng phương Nam” - Đoàn Giỏi)

a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên?

b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?

Cõu 2. ( 2,5 điểm)

Trong bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:

 “Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông” .

Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ Văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Yết Kiêu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIấU
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2012 – 2013
MễN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 150 phỳt
Cõu 1. (1.5 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh”
 (“Đất rừng phương Nam” - Đoàn Giỏi)
a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? 
b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?
Cõu 2. ( 2,5 điểm)
Trong bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
	“Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”	.
Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Cõu 3. (6 điểm)
 “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” ( ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh - Ngữ văn 7, tập 2).
 Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh cho ý kiến trên.
....................................Hết................................
 UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIấU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT 
HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2012 – 2013
MễN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Cõu 1. (1.5 điểm)
a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục -> Chỉ nơi chốn.(0,5đ)
b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động(1,0đ)
- Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
-> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. 
- Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
-> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng.
Câu 2. ( 2,5 điểm)
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được một số ý cơ bản sau:
- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp. (0,5đ)
- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giải dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo khua nước ấy là kỷ niệm của thổi thơ với quê hương yêu dấu..(0,5đ)
- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt. Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc..(0,5đ)
- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao, sắc biếc của bầu trời, có chiều rộng của cánh đồng quê, có chiều dài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quê. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương....(1đ)
Cõu 3. (6 điểm)
 1. Yêu cầu về hình thức: 
 Đảm bảo một bài văn chứng minh có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, có sức thuyết phục cao, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết khúc chiết, cô đọng, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 1,0 đ) 
 2. Yêu cầu về nội dung:
 - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có thông qua các ý sau: 
 + Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, giận vì những chuyện không đâu, những người không quen biết. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) ( 0,5 đ)
 + Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) ( 0,5 đ)
 - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có như: giáo dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở hành độngtrong mỗi con người ( 1,0 đ)
 + Tình yêu ông bà, cha, mẹ là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ ( Lấy dẫn chứng) ( 1,0 đ)
 + Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. ( Lấy dẫn chứng) ( 0,5 đ )
 + Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước giúp ta biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt( Lấy dẫn chứng) ( 0,5 đ)
 - Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài. ( 1,0 đ)
 Trờn đõy chỉ là những định hướng, trong quỏ trỡnh chấm bài, giỏm khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chớnh xỏc, hợp lý; cần trõn trọng những bài viết cú nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sỏng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
....................................Hết..................................

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7_de.doc