Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 khối 12 năm 2010 đề chính thức môn thi: hoá học (khối a, b)

 Câu 1. Một este X có công thức phân tử là C5H8O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được hai sản phẩm hữu cơ đều không có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân của este X thỏa mãn điều kiện là

 A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

 Câu 2. Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,13 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất).

 A. 5,12 gam. B. 2,88 gam. C. 3,92 gam. D. 3,2 gam.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 khối 12 năm 2010 đề chính thức môn thi: hoá học (khối a, b), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 alanin (phe)?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
 Câu 57. Cho bột Mg vào đietyl ete khan, khuấy mạnh, không thấy hiện tượng gì. Nhỏ từ từ vào đó etyl bromua, khuấy đều thì Mg tan dần thu được dung dịch đồng nhất. Các hiện tượng trên được giải thích như sau:
	A. Mg không tan trong đietyl ete, Mg phản ứng với etyl bromua thành etyl magiebromua tan trong ete.
	B. Mg không tan trong đietyl ete, Mg phản ứng với etyl bromua thành C2H5Mg tan trong ete.
	C. Mg không tan trong đietyl ete nhưng tan trong hỗn hợp đietyl ete và etyl bromua.
	D. Mg không tan trong đietyl ete mà tan trong etyl bromua.
 Câu 58. Phản ứng nào sau đây không đúng?
	A. 3CuO + 2NH3 (k) 3Cu + N2 + 3H2O. -	B. 2CrO3 + 2NH3 (k) Cr2O3 + N2 + 3H2O .
	C. Fe2O3 + 6HI 2FeI3 + 3H2O.	D. (NH4)2Cr2O7 Cr2O3 + N2 + 4H2O.
 Câu 59. Nhận xét nào sau đây sai?
	A. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch anbumin sẽ xuất hiện màu tím xanh.
	B. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
	C. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α - aminoaxit.
	D. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ.
 Câu 60. Nhiệt phân hỗn hợp m gam hỗn hợp X gồm Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2 và Mg(OH)2 thấy khối lượng hỗn hợp giảm 18 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng để hòa tan hết m gam hỗn hợp các hiđroxit đó ?
	A. 1 lít.	B. 200 ml.	C. 2 lít.	D. 100 ml. TRƯỜNG THPT ĐỒNG LỘC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 KHỐI 12 NĂM 2010
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Môn thi: HOÁ HỌC(KHỐI A, B)
Mã đề: 215
 (Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 90 phút. 
Họ, tên thí sinh:...................................................... Số báo danh: .......................
 Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137, Cr=52, I=137.
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH[40 câu]: Từ câu 1 đến câu 40. 
Câu 1. Trong các phương trình phản ứng của sơ đồ chuyển hoá sau: 
CH3-CH=CH2 CH2=CHCH2Cl CH2ClCHOHCH2ClC3H5(OH)3 Đồng(II) glixerat. Thì trường hợp nào sau đây là đúng :
	A. Phản ứng (1) xẩy ra khi tác dụng với Cl2 ngay điều kiện thường.
	B. Phản ứng (4) xẩy ra khi tác dụng với đồng oxit.
	C. Phản ứng (2) xẩy ra khi tác dụng với nước clo .
	D. Phản ứng (3) xẩy ra khi tác dụng với nước ngay điều kiện thường
 Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
	A. 8,0.	B. 16,0.	C. 32,0.	D. 3,2.
 Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng: NaX + H2SO4 (đ) ⟶ NaHSO4 + HX (X là gốc axit). Phản ứng trên có thể dùng để điều chế các axit:
	A. HBr, HI, HF.	B. HNO3, HI, HBr.	C. HNO3, HCl, HF.	D. HF, HCl, HBr.
 Câu 4. Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
- A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng hiđro.
- A hoạt động hoá học kém hơn B.
- C và D không có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
- D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần).
	A. A, B, D, C.	B. B, A, D, C.	C. B, D, C, A.	D. A, B, C, D.
 Câu 5. Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Hãy cho biết trong các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag, AgNO3, Na2CO3, NaNO3, NaOH, NH3. Hãy cho biết có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X.
	A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 8.
 Câu 6. Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)
	A. 72,80 và 27,20.	B. 40 và 60.	C. 44,44 và 55,56	D. 61,54 và 38,46.
 Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng:	. Khí T có thể được dùng như một chất an thần. X có công thức là
	A. NH3.	B. SO2.	C. CO2.	D. NO2.
 Câu 8. Cho các chất sau: CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=C=CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH3-CH=C=C-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
 Câu 9. Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là:
	A. 6,06 g.	B. 9,42 g.	C. 11,52 g.	D. 6,90 g.
 Câu 10. Cho 3,36 gam Mg tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HNO3 0,3M và HSO4 bM thu được dung dịch A(chỉ chứa các muối) và 0,448 lít hỗn hợp khí B gồm hai khí N2O và N2, tỉ khối của A so với H2 bằng 14,5. Làm bay hơi dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 21,72.	B. 17.	C. 17,73.	D. 17,08
Câu 11. Oxi hoá hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO bằng oxi (có xúc tác) đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp axit tương ứng Y có tỉ khối hơi so với X bằng145/97. Thành phần % theo khối lượngcủa HCHO trong hỗn hợp đầu là
	A. 83,33.	B. 77,32.	C. 12,00.	D. 79,31.
 Câu 12. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa
	A. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu.	B. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO.
	C. MgO, BaSO4, Fe, Cu.	D. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3.
 Câu 13. Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,13 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất).
	A. 2,88 gam.	B. 3,2 gam.	C. 5,12 gam.	D. 3,92 gam.
 Câu 14. Phát biếu nào sau đây là đúng:
	A. Trong ăn mòn điện hoá trên cực âm xẩy ra quá trình oxi hoá.
	B. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xẩy ra quá trình oxi hoá nước.
	C. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.
	D. Than cốc là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép.
 Câu 15. Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3-, x mol Cl-, y mol Cu2+. Biết:
- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa.
- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là:
	A. 25,3 gam.	B. 21,05 gam.	C. 26,4 gam.	D. 20,4 gam.
 Câu 16. a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 4a mol Br2 . Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
	A. V = 22,4.(b + 7a).	B. V = 22,4.(4a - b).	C. V = 22,4.(b + 3a).	D. V = 22,4.(b + 6a).
 Câu 17. Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm Fe ;Fe2O3;FeO; Fe3O4. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M(Fe chỉ phản ứng với H2SO4) tạo thành 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Tính m:
	A. 7,6 gam.	B. 5,6 gam.	C. 6,7 gam.	D. 10,08 gam.
 Câu 18. Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit?
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH-CO-NH(C6H5)-CH2-CH2-CO-HN-CH2-COOH
	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
 Câu 19. Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là
	A. a < b < 5a.	B. a = b.	C. a = 2b.	D. b = 5a.
 Câu 20. Cho hỗn hợp khí gồm NO và O2 vào bình kín, rồi cho vào bình nước đá, thu được hỗn hợp khí X. Số chất khí có thể có trong X là
	A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 21. Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
	A. C2H5OH và CH3OH.	B. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
	C. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.	D. CH3OH và CH3-CH2-CH=CH-OH.
 Câu 22. Một este X có công thức phân tử là C5H8O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được hai sản phẩm hữu cơ đều không có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân của este X thỏa mãn điều kiện là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
 Câu 23. Nhiệt phân hoàn toàn 13,85 gam kaliclorat thu được hỗn hợp chất rắn A có 5,215 gam kaliclorua và V lít khí oxi. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí oxi vào bình chứa bột Cu trong dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m?
	A. 24,43.	B. 8,1.	C. 28,35.	D. 72,86.
 Câu 24. Khẳng định nào sau đây không đúng?
	A. Flo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.
	B. Dung dịch HF tác dụng với dung dịch KOH có thể tạo hai loại muối.
	C. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.
	D. NO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 có thể tạo hai loại muối.
 Câu 25. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng.
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ.
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là
	A. 80,70g.	B. 93,20g.	C. 88,27g.	D. 78,78g.
 Câu 26. Trung bình cứ 5,668g cao su buna -S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xich butađien và stiren trong cao su buna-S là:
	A. 1: 2.	B. 1: 3.	C. 3: 5.	D. 2: 3.
 Câu 27. Kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được đơn chất khí X. B là một oxít của M, cho B tác dụng với dung dịch HCl đặc cho đơn chất khí Y. D là một muối của M, nhiệt phân D thu được đơn chất khí Z. Trộn hỗn hợp gồm X, Y, Z với tỉ lệ số mol tương ứng là 11:1:5 thì thu được chất lỏng T. Nồng độ chất tan trong T là
	A. 27,58%	B. 50,25%.	C. 44,78%.	D. 28,85%.
 Câu 28. Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Để trung hòa 300 ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y. Giá trị của V là:
	A. 200.	B. 333,3.	C. 1000.	D. 600.
 Câu 29. Có 4 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1 đựng 5 ml nước cất và 

File đính kèm:

  • docTHI THU VA DA THPT DONG LOC LAN 2 2010.doc
Giáo án liên quan