Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm 2004-2004

Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường . Tiêu chuẩn quốc tế qui định: Nếu 1m3 không khí có lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol thì không khí đó bị coi là ô nhiễm.

 Người ta lấy 50 lít khí ở một khu vực nhà máy và phân tích thấy có 0,012 mg SO2. Hỏi không khí đó có bị ô nhiễm không? Tại sao?

2) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các khí sau: CO2,SO2, CH4, C2H4 nếu chúng đựng trong các bình không nhãn.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm 2004-2004, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hỗn hợp Natri và Magie có dư thì lượng H2 tách ra bằng 5% khối lượng dung dịch đầu. 
Đề chọn HSG huyện Đức thọ. Lớp 9 năm 2005-2006. Thời gian 90 phút.
Câu I: Cho các chất sau đây: Ag, Fe3O4, SO2, H2SO4, KOH, H2O, Al2O3. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một. Viết phương trình phản ứng ?( ghi rõ điều kiện cụ thể).
Câu II: Cho a gam bột Fe vào dung dịch HCl, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 31,75 gam chất rắn. Nếu cho b gam bột sắt( b>a) vào một lượng dung dịch như trên được 4,48 lít khí H2 (đktc), cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được 33,4 gam chất rắn. Tính a và b?
Câu III. Trên bàn thí nghiệm có dung dịch NaOH 1M, phenolphtalein, dung dịch HCl chưa rõ nồng độ và các dụng cụ cần thiết khác. Hãy trình bày cách xác định nồng độ mol của HCl ở trên và đưa ra cong thức tính CM của dung dịch HCl?
Câu IV: Hoà tan m gam một kim loại A trong một lượng vừa đủ 300 gam dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch muối có nồng độ 12,794%. Hãy tính m (g)và xác định kim loại A?
Kì thi chọn GV giỏi tỉnh khối THCS (năm: không biết). Thời gian 90 phút
1) Khi cân bằng cùng một phương trình phản ứng , ba học sinh đã cho 3 kết quả như dưới đây:
2KMnO4 + 2H2S + 2H2SO4 à S + 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O.
2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 à 5S + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O.( đúng do số e cho =e nhận)
4KMnO4 + 7H2S + 5H2SO4 à 6S + 4MnSO4 + 2K2SO4 + 12H2O.
Hãy cho biết phương trình nào được cân bằng đúng và giải thích tại sao?
2) Có 3 cốc, mỗi cốc đựng 100ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Cho vào cốc (I) m gam Mg, cốc (II) m gam Fe, Cốc (III) m gam Zn. Hỏi khi các phản ứng kết thúc lượng khí H2 thu được ở cốc nào nhiều hơn?
3) Để Fe ngoài không khí, sau một thời gian ta thu được hỗn hợp rắn nặng 30 gam gồm Fe, FeO, Fe4O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp này tan hoàn toàn trong HNO3 dư được 5,6 lít khí NO duy nhất( đktc). Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m?
4) Hoà tan hoàn toàn 9,875 một muối hiđrôcácbonat( muối A) vào H2O và cho tác dụng với 1 lượng axit H2SO4 vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 8,25 gam một muối sunfat trung hoà khan. Xác định công thức phân tử và gọi tên muối A.
Kì thi gv giỏi tỉnh khối thcs năm 2000- 2001. Thời gian 60 phút
Câu I: Trong một đề thi chọn HSG lớp 9- môn hoá học- ở trường THCS A có bài như sau:
“ Trong một ống thạch anh có đặt 3 thuyền sứ 1, 2, 3 lần lượt đựng CaO, Fe2O3, CuO với khối lượng bằng nhau và bằng 0,1 mol. Nung nóng 3 thuyền tới nhiệt độ 2270 C, sau đó cho lượng khí H2( được điều chế từ Zn tinh kiết và H2SO4 80%) đi qua ống. Sau khi phản ứng khử hoàn toàn oxit kim loại của 3 thuyền kết thúc, lấy sản phẩm rắn ở 3 thuyền lần lượt hào tan vào dung dịch H2SO4 20%, thuyền 2 tạo ra dung dịch X và thuyền 3 tạo dung dịch muối Y.
1- Tính khối lượng H2SO4 80% cần dùng cho thí nghiệm.
2- Tính V?
3- Cho một mẩu Cu vào dung dịch X thấy dung dịch X không đổi màu, giải thích tại sao?
4- Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% tối thiểu đã dùng để tạo ra dung dịch Y?
Theo đồng chí thì đề thi trên có những chỗ nào chưa chính xác. Hãy giải thích rõ tại sao?
Câu II. Trong phòng thí nghiệm có dung dịch H2SO4 0,1M, dung dịch NaOH chưa rõ nồng độ cùng các dụng cụ cần thiết. Đồng chí hãy hãy tìm thêm một hoá chất nữa và trình bày phương pháp tiến hành thí nghiệm để có thể nhanh chóng xác định nồng độ M của dung dịch NaOH. Đưa ra biểu thức tính nồng độ CM của dung dịch NaOH theo phương pháp mà đồng chí tiến hành.
Câu III. Người ta sục từ từ CO2 vào dung dịch có chứa 1 mol Ca(OH)2. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa số mol CaCO3 kết tủa với số mol CO2. Dựa vào đồ thị hãy cho biết muốn có 0,5 mol CaCO3 cần mấy mol CO2?
Kì thi gv giỏi tỉnh khối thcs năm 1998- 1999. Thời gian: 60 phút
Câu 1) Trong quá trình học tập có những học sinh nêu thắc mắc:
a) Thứ tự dãy hoạt động hoá học của kim loại theo sách giáo khoa cũ là: K, Na, Ca....., còn sách giáo khoa mới lại là K, Ca, Na.....Vậy sách giáo khao nào đúng, sách nào sai?
b) Tại sao khi cháy ngọn lửa của C2H4 ít khói, còn ngọn lửa của C6H6 lại có nhiều khói đen?
Đồng chí hãy trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề trên và giải thích cho học sinh được rõ.
Câu 2) Cho hỗn hợp chứa x mol SO2 và y mol CO2 từ từ vào dung dịch có chứa 1 mol NaOH. Hỏi có thể tạo ra ít nhất mấy muối, nhiều nhất mấy muối? Trong những điều kiện nào thì tạo ra muối đó? 
Biết rằng axit tương ứng của SO2 mạnh hơn axit tương ứng của CO2.
Câu 3) Để điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghệm từ các hoá chất ban đầu là NaCl, MnO2, H2SO4, hai học sinh đã làm như sau:
- Học sinh A: Từ NaCl và H2SO4 điều chế khí HCl, sau đó dùng MnO2 và HCl điều chế Cl2.
- Học sinh B: Trộn lẫn NaCl, MnO2, và dung dịch H2SO4 và đun nóng.
Hỏi: 
- Các phương trình phản ứng xảy ra?
- Nếu ban đầu dùng 1 mol NaCl cùng với lượng MnO2 và H2SO4 vừ đủ thì học sinh nào thu được nhiều khí Cl2 hơn? Tại sao?( giả sử hiệu suất các phản ứng đều 100%).
Kì thi chọn GV giỏi tỉnh năm 1996-1997. Thời gian: 60 phút
Câu 1) Để minh hoạ cho một số tính chất của axit, giáo viên A đã biết các phương trình phản ứng như sau:
FeO + 2 HNO3 à Fe(NO3)2 + H2O	(1)
2 Fe(OH)2 + 3H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 5 HNO3	 (2)	
NaNO3 + HCl à NaCl + HNO3 	(3) 
2Fe + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2	(4)	
Các phương trình phản ứng trên đã hoàn toàn đúng hay chưa? Đồng chí hãy phân tích những sai sót của giáo viên A.
Câu 2) Để nhận biết 3 dung dịch loãng đựng trong 3 bình không ghi nhãn là NaOH, H2SO4, HNO3, học sinh đã dùng thuốc thử là bột đã vôi
Theo đồng chí thì dùng bột đá vôi có phân biệt được các dung dịch trên không? Tại sao?
+ O2
( 1)
Câu 3) Trong phòng thí nghiệm có 2 kg muối CuSO4.nH2O. Bằng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm phổ thông như đèn cồn, ống ngiệm, cân....( mà không dùng thêm hoá chất nào khác), đồng chí hãy trình bày các thao tác thí nghiệm để có thể xác định được n trong muối CuSO4.nH2O.
Đồng chí hãy đưa ra biểu thức tính n theo thí nghiệm mà đồng chí dã tiến hành?
Đề thi HSG tỉnh năm 2001- 2002. Thời gian: 150 phút
Câu I: 1)Từ quặng photphorit viết phương trình điều chế Superphotphat đơn và photphat kép
2) Viết 6 loại phản ứng khác nhau điều chế CaCO3
3) Chỉ được dùng H2O và HCl nhận biết K2CO3, BaCO3, MgSO4, K2SO4, BaSO4
Câu II: Cho m gam hỗn hợp Na2CO3; K2CO3 vào 55,44 gam H2O được 55,44 ml dung dịch A có D=1,0822 g/ml. Cho dung dịch HCl 0,1M từ từ vào dung dịch A và luôn khuấy đều thấy thoát ra 1,1 gam CO2 và còn lại dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với Ca(OH)2 dư thu được 1,5 gam kết tủa.
a) Tính m?
b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng?
c) Tính nồng độ % dung dịch A?
Câu III: 1) Đặt 2 cốc A và B có khối lượng bằng nhau lên hai đĩa cân. Cân thăng bằng. Cho10,6 gam Na2CO3 vào cốc A và 11,82 gam BaCO3 vào cốc B, sau đó thêm 12 gam dung dịch H2SO4 98% vào cốc A, cân mất thăng bằng. Nếu thêm từ từ dung dịch HCl 14,6% vào cốc B cho tới khi cân trở lại thăng bằng thì tốn hết bao nhiêu gam dung dịch HCl? (Giả sử H2O và axit bay hơi không đáng kể)
2) Sau khi cân thăng bằng lấy 1/2 lượng các chất trong cốc B cho vào cốc A cân mất thăng bằng
a) Hỏi phải thêm bao nhiêu gam H2O vào cốc B để cho cân trở lại cân bằng?
b) Nếu không dùng nước mà dùng dung dịch HCl 14,6% thì phải thêm bao nhiêu gam axit này?
Giải: nNa2CO3 =10,6/106= 0,1(mol); nBaCO3 = 11,82/197=0,06(mol); mH2SO4 =12.98/100= 11,76(gam), nH2SO4 = 11,76/98= 0,12(mol)
+) Phương trình diễn ra trong cốc A là: H2SO4+ Na2CO3 à Na2SO4 +CO2+ H2O (1)
Theo (1) thì nH2SO4 = nNa2CO3 = nCO2 = 0,1 mol à mCO2 = 0,1.44 = 4,4 (gam)
+) Gọi khối lượng HCl cần thêm vào là m (gam) à nHCl=
+) Phương trình diễn ra ở cốc B là: BaCO3 + 2HCl à BaCl2 + CO2 + H2O (2)
Ta có: nBaCO3 = nCO2 = 1/2nHCl=0,002m (mol)
à mCO2 = 0,002m.44=0,088m(gam)
Cân cân bằng khi: 10,6+ 12-4,4 = 11,82 + m- 0,088m à m 7 gam
2. a) Khi cân thăng bằng thì lượng chất ở mỗi bên là 18,2 (gam)
+) Nếu lấy 1/2 lượng chất ở cốc B cho vào cốc A thì khi đó sẽ diễn ra phản ứng:
H2SO4 + BaCO3 à BaSO4 + H2O + CO2 (3). NH2SO4=0,02 (mol); nBaCO3=0,023(mol); nCO2=0,02(mol)
+) Theo bài ra và câu a thì nH2SO4 dư= 0,12-0,1=0,02 (mol); nBaCO3 dư =0,06-0,014=0,46
à 1/2nBaCO3=0,46/2=0,023(mol).
Vậy trong phản ứng nBaCO3còn dư=0,003(mol)
Theo ptpư (3) nCO2=nH2SO4=0,02(mol) à mCO2=0,02.44=0,88(gam)
Vậy khối lượng chất trong cốc A sau khi cho 1/2 lượng chát ở cốc B vào là: 18,2+18,2/2-0,88=26,42(gam). Lượng chất cốc B sau khi lấy 1/2 còn 18,2/2=9,1 (gam)
Để thăng bằng ta phải thêm lượng nước là: 26,42-9,1=17,32 (gam)
b) Sau khi lấy 1/2 số mol BaCO3 còn lại là 0,023 (mol). Do đó nếu thêm HCl sẽ xảy ra phản ứng: BaCO3 + 2HCl à BaCl2 + H2O + CO2.
Do đó khối lượng HCl thêm vào >17,32 gam. HaynHCl>17,32.14,6:100;36,5=0,0693(mol)
Theo ptpư nHCl>2.nBaCO3 nên HCl thêm vào còn dư. Vậy để cân thăng bằng:
18,2/2 + mHCl – 0,023.44=26,42
à 9,1+m-1,012 = 26,42 à m=18,332(gam)
Đề thí vào lớp 10 chuyên tỉnh năm..??... Thời gian: 150 phút
Câu I: Hãy viết ptpư điều chế 6 chất khí khác nhau từ các chất sau: KMnO4, FeS, Zn, dung dịch HCl
Giải:
FeS + HCl à FeCl2 + H2S (1); KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 (3)
Zn + HCl à ZnCl2 + H2(2); MnO2 + HCl à MnCl2 + H2O + Cl2
FeS + O2 à Fe2O3 + SO2; SO2 + O2 à SO3
Câu II: Cho hỗn hợp Fe3SO4, FeS, Ca tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được khí A( duy nhất) và dung dịch B. Dẫn khí A qua dung dịch KMnO4 và cho bột Fe vào dung dịch B. Viết các ptpư?
Giải: 
Fe3O4 + H2SO4( đặc, nóng) à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
FeS + H2SO4( đặc, nóng) à Fe2(SO4)3 +SO2 + H2O
Ca + H2SO4 à CaSO4 + H2
5SO2 + 2KMnO4+ 2H2O à K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Fe + Fe2(SO4)3 à FeSO4
Câu III: Nghiên cứu thí nghiệm hoá học giũa Mg và dung dịch H2SO4 loãng có dư bằng cách đo thể tích H2 thu được ( đktc) sau mỗi khoảng thời gian là 5 giây ta được kết quả như bảng sau:
Thời gian
Thể tích
Thời gian
Thể tích
0
0
25
63
5
18
30
67
10
34
35
69
15
47
40
70
20
57
45
70
a) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích H2 thu được theo từng thời gian phản ứng.( 1 cm trên trục hoành ứng với 5 giây, 1 cm trên trục tung ứng với 10cm3 H2)
Cho biết khoảng thời gian nào thì phản ứng xảy ra nhanh nhất?
b) Tính

File đính kèm:

  • doctai lieu boi duong hoa hoc.doc