Đề Thi Học Sinh Giỏi Sinh Học 8 Trường THCS Lương Sơn
Câu 1 : (6 điểm)
Tính chất sống của tế bào được thể hiện như thế nào? Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 2: (3 điểm)
Hãy phân tích những đăc điểm tiến hoá của hệ cơ người ( so với động vật) thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
Câu3 (3 điểm)
Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiểm (vi khuẩn , vi rut .) như thế nào ?
phòng GD&ĐT thường xuân đề thi học sinh giỏi trường thcs lương sơn năm học 2009 – 2010 môn: sinh học 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) . đề ra Câu 1 : (6 điểm) Tính chất sống của tế bào được thể hiện như thế nào? Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 2: (3 điểm) Hãy phân tích những đăc điểm tiến hoá của hệ cơ người ( so với động vật) thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Câu3 (3 điểm) Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiểm (vi khuẩn , vi rut ..) như thế nào ? Câu 4 (3 điểm) Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào ?Vì sao có sự khác nhau đó ? Câu 5 (5 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não. Nêu rõ những dặc điểm tiến hoá thể hiện ở cấu tạo của đại não Hướng dẫn chấm sinh học lớp 8 Năm học 2009 - 2010 Câu1 (6 điểm) *Tính chất sống của tế bào được thể hiện: - Tế bào luôn trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà tế bào có khã năng tích luỷ vật chất, lớn lên, phân chia giúp cơ thể lớn lên và sinh sản ( 0,5đ) - Tế bào còn có khã năng cảm ứng với các kích thích của môi trường(0,5đ) *Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể: Tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào. (0,5đ) + Màng sinh chất: Thực hiện chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường quanh tế bào. (0,5đ) + Chất tế bào: Là nơi xãy ra mọi hoạt động sống của tế bào do có các bào quan thực hiện chức năng khác nhau (0,5đ) - Ti thể là nơi tạo ra năng lượngcho hoạt động sống của tế bào. Ri bô xôm: là nơi tổng hợp prôtein (0,5) -Bộ máy gôn gi: có vai trò thu hồi, tích trữ và phân phối các sản phẩm cho té bào.Trung thể tham gia quá trình phân chia và sinh sản. (0,5) - Lưới nội chất: Đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan trong tế bào. (0,5) + Nhân tế bào - Là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào . (0,5) Đặc biệt trong nhân có chứa nhiểm sắc thể. Đây là cấu trúc quan trọng có vai trò trong sự di truyền . (0,5) Tất cẩ các hoạt động nói trên của màng sinh chát, chất tế bào và nhân làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể . Đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác với các tác động của môi trường. (1đ) Câu2 (3đ) Những đậc điểm tiến hoá của hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động: + Thể hiện qua sự phân hoá ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới (0,5đ) Cơ chi trên phân hoá thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển. ( 0,5đ) Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ ( như cơ mông,, cơ đùi, cơ bắp) (0,5đ) giúp cho sự vận động di chuyển ( chạy, nhảy..) thoải mái và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng. ( 0,5đ) +Ngoài ra, ở ngưồì còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói . (0,5đ) - Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt . (0,5đ) Câu3 (3đ) Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiểm ( vi khuẩn, virut..) thông qua 3 hàng rào phòng thủ. + Cơ chế thực bào: - Khi có vi khuẩn vi rút...xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân sẽ di chuyển đến,chúng có thể thay đổi hình dạng để có thể chui qua thành mạch máu đến nơi có vi khuẩn và vi rút. (0,5) - Sau đó các tế bào bạch cầu tạo ra các chân giã bao lấy vi khuẩn và vi rút và tiêu hoá chúng ( 0,5đ) + Cơ chế bảo vệ của tế bào lim phô B: - Khi các vi khuẩn vi rút thoát khỏi sự thực bào ,sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào B. Các tế bào B tiết kháng thể tương ứng với loại kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn và vỏ vi rút ( 0,5đ) - Các kháng thể này đến gây phản ứng kết hợp với kháng nguyên và vô hiệu hoá các kháng nguyên (0,5đ) + Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bàolim pho T: Khi các vi khuẩn vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B,sẻ gặp hoạt động của tế bào T. Trong các tế bào T có chứa các phân tử protein đặc hiệu .các tế bào T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của vi khuẩn tại vị trí kháng nguyên. (0,5) Sau dó các tế bào T giải phóngcác phân tử prôtein đặc hiệuphá hủy tế bào vi rút vi khuẩn bị nhiểm (0,5) Câu 4 (3đ) * Thành phần nước tiểu đầu khác máu: - Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và các protein có kích thước lớn. (0,5 đ) - Máu có các tế bào máu và protein có kích thước lớn. ( 0,5đ) *Giãi thích sự khác nhau: - Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận (0,5đ) - Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diển ra do sự chênh lệch áp suất giữa máu và nang cầu thận ( áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc (0,5đ) -Màng lọc và vách mao mạch vơí kích thước lỗ lọc là 30-40 Ả (0,5) -Nên các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc (0,5 đ) Câu 5: (5đ) *Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não -Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gianvà não giữa (0,5đ) - Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não. (0,5đ) - Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rảnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não lên tới 2300- 2500 cm2 (0,5đ) - Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rảnh (0,5đ) -Võ não dày 2-3mm, gồm 6lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp. (0,5) - Các rảnh: rảnh đỉnh, rảnh thái dương, rảnh thẳng góc chia đại não thành các thùy: Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương. (0,5đ) - Trong mỗi thùy có các khe hẹp và cạn hơn chia thành các hồi não (0,5đ) - Dưới võ não là chất trắng, tập hợp thành các đường dẫ truyền thần kinh nối các phần khác nhau của đại não và nối đại não với tủy sống và các phần não khác (0,5đ) * Tiến hóa của đại não người. - Đại não phát triển rất mạnh phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não. Diện tích của võ não cũng tăng lên rất nhiều do có các khe và các rảnh ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơ ron. (0,5đ) - Võ não người ngoài các vùng kể trên còn xuất hiện các vùng viết và nói cùng các vùng hiểu chữ viết và vùmg hiểu tiếng nói liên quan đến sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai là tiếng nói và chữ viết do kết quả quá trình lao động xã hội của con người. (0,5đ).
File đính kèm:
- De thi HSG Sinh 8 20092010.doc