Đề thi học sinh giỏi năm học 2011 - 2012 môn: lịch sử lớp 8 trường THCS Nguyễn Bá Loan

Câu 1: (5 điểm)

Kế sách “vườn không nhà trống” được sử dụng đầu tiên vào triều đại nào, chống quân xâm lược nào? Vì sao ta chủ trương thực hiện kế sách này? Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, kế sách này có còn phù hợp không?

Câu 2: ( 5 điểm)

 Trình bày kết quả của chiến tranh thế giới thứ hai ? Qua kết quả đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới thứ hai? Theo em chúng ta cần phải làm gì để thế giới không còn chiến tranh?

Câu 3: (4 điểm):

Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8, em hiểu thế nào là “cách mạng tư sản”?

Vì sao nói “cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản” ?

Câu 4: (6 điểm)

 Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2011 - 2012 môn: lịch sử lớp 8 trường THCS Nguyễn Bá Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HCS NGUYỄN BÁ LOAN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
 (Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (5 điểm) 
Kế sách “vườn không nhà trống” được sử dụng đầu tiên vào triều đại nào, chống quân xâm lược nào? Vì sao ta chủ trương thực hiện kế sách này? Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, kế sách này có còn phù hợp không?
Câu 2: ( 5 điểm)
 Trình bày kết quả của chiến tranh thế giới thứ hai ? Qua kết quả đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới thứ hai? Theo em chúng ta cần phải làm gì để thế giới không còn chiến tranh? 
Câu 3: (4 điểm):
Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8, em hiểu thế nào là “cách mạng tư sản”?
Vì sao nói “cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản” ?
Câu 4: (6 điểm) 
 Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (5 điểm) 
 Kế sách “vườn không nhà trống” được sử dụng đầu tiên vào thời nhà Trần chống quân Mông Cổ. (1đ)
 Ta chủ trương thực hiện kế sách này là vì:
+ Ban đầu địch còn mạnh, ta chưa thể đánh giáp lá cà với địch. (1đ)
+ Địch đem quân từ xa tới, rất cần lương thực nhưng với kế sách này của ta, địch khốn đốn à thời cơ thuận lợi để ta phản công tiêu diệt đuổi địch ra khỏi bờ cõi.(2đ)
- Với nguyên nhân trên, kế sách này hoàn toàn phù hợp trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trên thực tế ta đã thực hiện. (1đ)
Câu 2: ( 5 điểm)
- Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt (0,5đ)
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất (0,5đ)
 +60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật. (0,5đ)
 +Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất (0,5đ), bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. (0,5đ) 
- Dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới (0,5đ) 
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa,vì tham vọng riêng mà gây ảnh hưởng đến toàn nhân loại (0,5đ) 
 -> Chúng ta cần phải phản đối(0,5đ),tìm cách ngăn chặn chiến tranh(0,5đ), bảo vệ nền hòa bình (0,5đ)
Câu 3: (4 điểm):
Cách mạng tư sản là :
+ Lãnh đạo: tư sản, quý tộc tư sản hóa. (1đ)
+ Mục đích: 
Đem lại quyền lợi cho tư sản, quý tộc tư sản hóa.(1đ)
Mở đường cho CNTB phát triển.(1đ)
- Cuộc Duy Tân Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản vì hội đủ các điều kiện trên. .(1đ)
Câu 4: (6 điểm) 
 - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ..(2đ)
 - Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. .(2đ)
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. (1đ)
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh..(1đ)
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
Câu 1: ( 6 điểm) 
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)? 
Nội dung
Điểm
Trận Tốt Động - Chúc Động ( cuối năm 1426)
- Tháng 10 – 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan mở cuộc phản công lớn vào quân chủ lực của ta ở Cao Bộ. 
0,25 điểm
- Sáng ngày 7 – 11 – 1426, Vương Thông xuất quân tiến về hướng Cao Bộ. 
0,25 điểm
- Nắm được ý đồ của vương Thông quân ta đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động, khi quân Minh lọt vào trận địa quân ta nhất tề xông thẳng vào quân giặc đánh tan tác, dồn chúng xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt, 5 vạn quân giặc tử thương, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông tháo chạy về Đông Quan, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, cùng các tướng giặc Lí Lượng, Lí Đằng bị giết tại trận.
1,25 điểm
- Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện. 
0,25
Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)
- Đầu tháng 10 – 1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia hai đạo: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào theo đường Lạng Sơn, đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo hướng Hà Giang kéo vào nước ta. 
0,5
Điểm
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiêu diệt viện quân của giặc không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
0,5
Điểm
- Ngày 8 – 10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta bị quân ta phục kích giết ở ải Chi Lăng. Phó tổng binh là Lương Minh lên thay tiến xuống Xương Giang( Bắc Giang). 
0,5
Điểm
- Trên đường tiến quân giặc liên tiếp bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến ba vạn tên, tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lí Khánh thắt cổ tự vẫn. 
0,5
Điểm
- Mấy vạn quân địch còn lại cố đến Xương Giang co cụm ở cánh đồng bị quân ta từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống kể cả tướng giặc là Thôi Tụ và Hoàng Phúc.
0,5
Điểm
- Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh, trông thấy biết Liễu Thăng đã bại trận vội vàng rút quân về nước.
0,5
Điểm
- Tin 2 đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội vàng xin hòa, chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan (10 - 12- 1427).
0,5
Điểm
- 3 - 1 - 1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, đất nước sạch bóng quân thù.
0,5 điểm
Câu 2: (6 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Nội dung
Điểm
- Thời Ngô – Đinh - Tiền Lê ( thế kỉ X): 
Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa có ảnh hưởng.
0,75 điểm
- Thời Lí - Trần
- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển. 
0,75
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070). 
0,5
- Thời Lê Sơ: ( Thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI)
+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn chế.
0,5
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. 
0,5
- Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
0,25
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
0,25
+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
0,25
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
0,25
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú. ( tục ngữ, ca dao. truyện thơ tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du).
0,75
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng chèocác làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
0,75
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây Phương, Ngọ Môn (Huế).
0,5
Phần II: Lịch sử thế giới. (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
Nội dung
Điểm
Sự phát triển của kinh tế Mĩ:
- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới 
0,5
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. 
0,5
+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới. 
0,5
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
0,5
* Nguyên nhân của sự phát triển:
 Khách quan:
- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. 
0,25
- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ. 
0,25
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá.
0,25
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
0,25
Chủ quan
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.
0,25
- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.
0,25
- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất.
0,25
- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.
0,25
Câu 2: (4 điểm) 
 Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Nội dung
Điểm
 - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.
1điểm
- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
1điểm
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. 
1điểm
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nh

File đính kèm:

  • docDE HSG SU8 HA.doc
Giáo án liên quan