Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 9

Câu 1: (1 điểm)

Viết phương trình phản ứng giữa Ba(HCO3)2 lần lượt với mỗi chất sau: HNO3; Ca(OH)2; Na2SO4 và NaHSO4

 

Câu 2: (1,25 điểm)

Hoà tan 92 gam ancol etylic vào nước để được 250 ml dung dịch. Tính nồng độ mol, nồng độ %, độ rượu và tỉ khối của dung dịch rượu. Giả thiết không có sự hao hụt về thể tích các chất khi pha trộn và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/cm3.

 

Câu 3: (2,75 điểm)

Đốt cháy 8,4 gam sắt bởi oxi thu được 11,6 gam hỗn hợp rắn A gồm bốn chất. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 thoát ra (ở đktc).

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: (1 điểm)
Viết phương trình phản ứng giữa Ba(HCO3)2 lần lượt với mỗi chất sau: HNO3; Ca(OH)2; Na2SO4 và NaHSO4 
Câu 2: (1,25 điểm)
Hoà tan 92 gam ancol etylic vào nước để được 250 ml dung dịch. Tính nồng độ mol, nồng độ %, độ rượu và tỉ khối của dung dịch rượu. Giả thiết không có sự hao hụt về thể tích các chất khi pha trộn và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/cm3. 
Câu 3: (2,75 điểm)
Đốt cháy 8,4 gam sắt bởi oxi thu được 11,6 gam hỗn hợp rắn A gồm bốn chất. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 thoát ra (ở đktc). 
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính V?
Câu 4: (3 điểm)
1. Liệu pháp phóng xạ được ứng dụng rộng rãi để chữa ung thư. Cơ sở của liệu pháp đó là sự biến đổi hạt nhân. 
 X? (1)®Co + n 
 =u Ni +  h®X? 1,25 MeV (2)
a. Hãy hoàn thành phương trình của sự biến đổi hạt nhân trên và nêu rõ định luật nào được áp dụng để hoàn thành phương trình.
b. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa phản ứng hạt nhân với các phản ứng oxi hoá - khử (lấy thí dụ từ phản ứng (2) và phản ứng: Co + Cl2 → CoCl2
2. Hạt vi mô có electron cuối cùng có bốn số lượng tử:
n = 3; l = 2; ml = +1; ms = + 
a. Hãy giải thích để từ đó đưa ra cấu hình của e cuối cùng.
b. Viết cấu hình electron đầy đủ, thu gọn và dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn cấu hình của hạt vi mô đó (1).
c. Cấu hình (1) là của nguyên tử hay ion? Giải thích?
Câu 5: (2 điểm)
Trong một bình kín chứa etilen và hiđro với một ít bột Ni ở đktc. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh tới 00C áp suất trong bình là p. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí đối với hiđro trong bình trước và sau phản ứng là 7,5 và 9. 
a. Tính % thể tích mỗi khí trong bình trước và sau phản ứng.
b. Tính áp suất p. 
GD & ĐT PHÚ YÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
----------- LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-2009.
MÔN THI: HÓA HỌC
THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 02 trang)
Họ và tên thí sinh: .................................................. ..................... Số BD: .............
Câu 1. (3,0điểm)
a. Một nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb, mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử, khối lượng phân tử 150 đvC. Xác định X, gọi tên hợp chất AlaXb.
b. Y là một oxit kim loại chứa 70% kim loại (về khối lượng). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (d = 1,2g/ml) để hòa tan vừa đủ 40,0gam Y.
Câu 2. (2,0điểm)
Trộn hai số mol bằng nhau của C3H8 và O2 rồi cho vào một bình kín có dung tích V lít ở 250C đạt áp suất P1 atm, sau đó bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp. Sau khi kết thúc phản ứng, hỗn hợp sản phẩm được đưa về điều kiện nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này đạt giá trị P2 atm. Tính tỉ lệ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng C3H8 + O2 CO2 + H2O).
Câu 3. (3,0điểm)
Cho sơ đồ phản ứng sau: 
Biết A là tinh bột và F là bari sunfat.
Hãy chọn các chất X, B, C1, C2, Y1, Y2, D1, D2, Z1, Z2, E1, E2, I1, I2 trong số các chất sau: natri sunfat; ...bon đioxit; bari clorua; axit axetic; glucozơ; rượu (ancol) etylic; nước; bari ...bonat; axit clohiđric; bari axetat; bari hiđroxit; bari; oxi; amoni sunfat để thỏa mãn sơ đồ phản ứng đã cho. Viết các phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sự biến hóa đó.
Câu 4. (2,5điểm) 
Cho một mẩu đá vôi (...O3) vào ống nghiệm có chứa 10,0ml dung dịch HCl 1,0M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra (ở điều kiện tiêu chuẩn), được kết quả như sau:
Thời gian (giây) 0 30 60 90 120 150 180 200
Thể tích khí CO2 (cm3) 0 30 52 78 80 88 91 91
a. Kết quả đo ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm? Giải thích?
b. Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây?
c. Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn?
d. Ở thí nghiệm trên, nếu thay 10,0ml dung dịch HCl 1,0M bằng 10,0ml dung dịch H¬2SO4 0,5M thì thể tích khí CO2 thoát ra trong các thời điểm có giống nhau không? Giải thích?
Câu 5. (3,5điểm)
Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Câu 6. (2,0điểm)
Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8gam chất rắn. Mặt khác 0,15mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2,0M.
a. Viết các phương trình phản xảy ra.
b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X?
Câu 7. (2,0điểm)
Đốt cháy một hidro...bon X ở thể khí với 0,96gam khí oxi trong một bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt đi qua bình (1) chứa ...l2 khan (dư); bình (2) chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. Xác định công thức phân tử của hidro...bon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 8. (2,0điểm)
Hòa tan hoàn toàn 10,2gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxit kim loại?
-----------------------------HẾT-----------------------------
Cho: C=12; H=1; Na=23; O=16; Al=27; Fe=56; Ca=40; Mg=24; Cu=64; S=32; Cl=35,5
Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn trong khi làm bài.
Chữ ký của giám thị 1: .................................... Chữ ký của giám thị 2: ............................
Nguồn: Dn9x.Net
Câu 1: (2,0 điểm)
Hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
FeS2(r) + HCl(dd) ------------> Khí A + Chất rắn màu vàng + ..
KClO3(r) -----------> Khí B + 
Na2SO3(dd) + H2SO4(dd) --------------> Khí C + ..
Cho các khí A, B, C, tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có).
Câu 2: (2,5 điểm)
Không dùng thêm thuốc thử, trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu:
Ba(HCO3)2, K2CO3, K2SO4, KHSO3, KHSO4 chứa trong các bình bị mất nhãn.
Câu 3: (4,0 điểm)
Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong
không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư
khuấy đều được dung dịch B và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa
C nung nóng được hỗn hợp rắn E và hỗn hợp khí D. Cho E vào dung dịch AgNO3
dư được dung dịch F và hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
thấy có khí bay ra. Cho D dư sục vào dung dịch B được kết tủa M và dung dịch N.
Đun nóng dung dịch N được kết tủa K và khí G.
Viết tất cả các phương trình hóa học xảy ra. (Các phản ứng xẩy ra hoàn toàn).
Câu 4: (3,5 điểm)
Dung dich A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh Nhôm vào dung dịch C sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V.
Câu 5: (3,0 điểm)
Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ở đktc.Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 6: (5,0 điểm)
Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một ôxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa.
a. Xác định kim loại và công thức hóa học cuả ôxit đó.
b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2(đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

File đính kèm:

  • docDe thi HSG hoa 9(6).doc
Giáo án liên quan