Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Vật lí. trường THCS Tân Trào
Câu 1( 5 điểm)
Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày 1 cm. Nếu thả cốc này trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng và chìm 3 cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa biết có độ cao 3cm thì cóc chìm trong nước 5cm . Hỏi phải đổ thêm vào cốc bao nhiêu chất lỏng nói trên để mức chất lỏng trong cốc ngang bằng mức nước ngoài cốc.
Câu 2 (5 điểm)
TRƯỜNG THCS TÂN TRÀO Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn: Vật lí. Thời gian: 150 phút(khụng kể thời gian giao đề) Câu 1( 5 điểm) Một cốc nhựa hình trụ thành mỏng có đáy dày 1 cm. Nếu thả cốc này trong một bình nước lớn thì cốc nổi ở vị trí thẳng đứng và chìm 3 cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa biết có độ cao 3cm thì cóc chìm trong nước 5cm . Hỏi phải đổ thêm vào cốc bao nhiêu chất lỏng nói trên để mức chất lỏng trong cốc ngang bằng mức nước ngoài cốc. Câu 2 (5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế đặt vào mạch U = 6V không đổi . R1 =2, R2 =3, Rx = 12, Đ: 3V- 3W. Coi điện trở của đèn không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ. Điện trở của am pe kế và của dây nối không đáng kể R2 R1 1.K ngắt a.RAC =2. Tính công suất tiêu thụ của đèn. b.RAC = ? để đèn sáng bình thường 2.K đóng Biết công suất tiêu thụ ở R2 là 0,75W. Xác định vị trí của con chạy C và tính số chỉ của ampe kế. Câu 3(4 điểm) Người ta đổ một lượng nước sôi vào một thùng đã chứa nước ở nhiệt độ của phòng (25oC) tì thấy khi cân bằng nhiệt , nhiệt độ của nước trong thùng là 70oC . Nếu chỉ đổ lượng nước sôi nói trên vào thùng này nhưng ban đầu không chứa gì thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Biết rằng lượng nước sôi gấp hai lần lượng nước nguội. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Câu 4( 6 điểm) Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ sao cho điểm B nằm trên trục chính và cách quang tâm của thấu kính BO = a. Nếu dịch vật lại gần hoặc ra xa thấu kính một khoảng b = 5cm thì đều được ảnh có độ cao bằng 3 lần vật, trong đó có một ảnh cùng chiều và một ảnh ngược chiều với vật. Dùng cách vẽ đường đi tia sáng hãy xác định khoảng cách a và vị trí tiêu điểm của thấu kính. - Hết - hướng dẫn chấm đề thi vật lý Câu 1(5 điểm) kí hiệu d1 =1cm , d2=3cm, d3 =5cm Gọi Do là khối lượng riêng của nước và D1 là khối lượng riêng của chất lỏng , m là khối lượng của cốc nhựa . (0,5đ) Khi thả cốc không vào bình nước , ở trạng thái cân bằng thì lực đẩy ácimét của nước bằng trọng lượng của cốc 10m = 10S.d2.D0 hay m =S.d2.D0 (1) (0,5 đ) Khi đổ chất lỏng vào cốc thì: (m +d2.S.D1)= d3.S.D0 (2) (0,5 đ) Muốn mực chất lỏng ở trong cốc ngang với mực nước ở ngoài chậu ta phải đổ thêm chất lỏng vào vào cốc một độ cao x . Vì bình nước lớn nên coi độ cao mặt thoáng của nước không thay đổi . Khi cốc đứng cân bằng ta có : m+ (d2 +x )SD1 = (d2+ x + d1)SD0 (3) (1 đ) Từ (1) và (2) suy ra: (4) (1đ) Từ (1), (3) và (4), thay các giá trị đã cho ta được x = 3cm (1,5đ) Câu 2(5điểm): 1. K ngắt: a. Cường độ dòng điện qua mạch chính I = A (1đ) Công suất tiêu thụ ở đèn Pđèn 2,8W. (0,5đ) b. Đèn sáng bình thường khi RAC = 3. (1đ) 2. K đóng: Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Uđèn = 3V, RAC = 6. (2đ) Số chỉ Ampe kế IA = 1,25A (0,5đ) Câu 3 (4điểm): Gọi khối lượng nước nguội là m, khối lượng nước sôi là 2m, nhiệt dung riêng của nước là c, nhiệt lượng cung cấp cho thùng để nhiệt độ của thùng tăng thêm 10C là q (1điểm). Khi đổ nước sôi vào thùng đã chứa nước ở nhiệt độ phòng ta có phương trình cân bằng nhiệt: 2.m.c.(100-70) = c.m.(70-25)+q.(70 - 25) (1) (1đ). Khi đổ nước sôi vào thùng không chứa nước ta có: 2.m.c.(100-t) = q.(t - 25) (2) (1đ). Từ (1) suy ra: q = c.m. (0,5đ) Thay q vào (2) ta được t (1,5đ) Câu 4 (6 điểm). Trường hợp ảnh cùng chiều (ảnh ảo), hình vẽ: (0,5 đ) (1,5đ) (0,5 đ) Trường hợp ảnh ngược chiều (ảnh thật), hình vẽ: (0,5đ) (1,5đ) (0,5đ) Giải ra ta được a= 15 cm, f = 15 cm. (1đ)
File đính kèm:
- De THi Hoc sinh gioi ly 9.doc