Đề thi học sinh giỏi lớp 8. môn: hóa học thời gian: 90 phút
1. (2 đ) Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi cho 248g Na2O vào 1752 ml nước.
2. (2 đ) tính thể tích khí H2 thu được khi cho 5,4g Al vào dung dịch H2SO4 loãng chứa 39,2 gam H2SO4.
3. (3 đ) cho luồng khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp A gồm khí và hơi nước. Cho A hấp thụ trong 50g dung dịch H2SO4 98%. Sau khi hấp thụ hết nước nồng độ của axit là 89,91%.
PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8. MÔN: HÓA HỌC THỜI GIAN: 90 PHÚT.(không kể thời gian phát đề) (2 đ) Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi cho 248g Na2O vào 1752 ml nước. (2 đ) tính thể tích khí H2 thu được khi cho 5,4g Al vào dung dịch H2SO4 loãng chứa 39,2 gam H2SO4. (3 đ) cho luồng khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp A gồm khí và hơi nước. Cho A hấp thụ trong 50g dung dịch H2SO4 98%. Sau khi hấp thụ hết nước nồng độ của axit là 89,91%. Tính khối lượng CuO đã dùng. Xác định CM của dung dịch H2SO4 89,91%. Biết khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 98% là 1,84g/ml (1.5 đ) Cho sơ đồ phản ứng: Ba BaO Ba(OH)2. n1 Ba3(PO4)2 Ba3(PO4)2 + H2O. m1 m2 P P2O5 H3PO4 n2 Với n1 = 0,3(mol), n2 = 0,2 (mol). Hãy so sánh m1, m2. (2 đ) 0,25 mol oxit sắt chứa 10,5 . 1023 nguyên tử Fe và oxi. Lập công thức phân tử của oxit trên. (2 đ) khử 3,48g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344(l) khí H2( đktc). Toàn bộ lượng kim loại M thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư cho 1,008 lit khí H2 ( đktc). Xác định kim loại M. (1 đ) Nung a(g) KClO3 và b(g) KMnO4 thu được cùng một lượng oxi. Tính tỉ lệ a/b (3.5 đ) Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 3% có khối lượng riêng là 1,05g/ml và bao nhiêu ml dung dịch NaOH 10% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml để pha được 2 lit dung dịch NaOH 8% có khối lượng riêng là 1,1 g/ml. (3 sđ) Trong phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m. Tính thể tích không khí và thể tích oxi có trong phòng. Trong phòng học có 50 học sinh. Hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lit (có 4% CO2)trong một lần thở, một phút thở khoảng 16 lần. ĐÁP ÁN: 1. PTHH: Na2O + H2O 2NaOH. Dung dịch sau phản ứng là: NaOH. Nồng độ % của dung dịch NaOH là: 320/2000x100% = 16%. 2. Thể tích khí hidro tạo thành ở đktc là: 0,3x22,4 = 6,72 (l) 3.a. khối lượng của axit 98%: 50x98/100 = 49 (g) Khối lượng của dung dịch axit 89,91%: 49x100/89,91 = 54,499 (g) Khối lượng của nước: 54,499 – 50 = 4,499 (g) Khối lượng của CuO: 4,499x80/18 = 19,99(g) b. khối lượng riêng của dung dịch axit 89,91%: 1,84x89,91/98 = 1.69. nồng độ mol của dung dịch axit 89,91% là: 89,91x10x1,69/98 = 15,5M. 4. m1 = m2 nếu n1 = 0,3, n2 = 0,2. 5. số nguyên tử sắt và oxi có trong 1mol oxit là: 10,5x1023/0,25 = 42x1023( nguyên tử) Gọi công thức của oxit là FexOy (x,y thuộc N*). Ta có x. 6.1023+ y.6.1023 = 42.1023. giải ra ta có x = 3 , y = 4. công thức Fe3O4. 6. MxOy + yH2 xM + yH2O. Số mol H2: 1,344/22,4=0,06(mol) Suy ra số mol H2O là 0,06(mol) hay số mol O là 0,06(mol) Khối lượng oxi: 0,06x16 = 0,92(g) khối lượng của M là: 3,48 – 0,92= 2,52(g) M + nHCl MCln + n/2H2. Số mol H2 : 1,008/22,4= 0,045(mol) Số mol M: 0,09/n. M = 2,52n/0,09. - nếu n = 1 thì M = 28 loại. - Nếu n= 2 M = 56 nhận. - Nếu n= 3 M = 84 loại. Công thức là FeO. 7. tỉ lệ a/b = 245/948. 8. thể tích dung dịch thứ nhất là : 569.3(ml) Thể tích dung dịch thứ hai là: 1430,7(ml) 9. a. thể tích oxi có trong phòng là: 336/5 = 67,2(m3) b. thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút của 50 HS: 64x45 = 2880(l) = 2,88(m3).
File đính kèm:
- DE THI HSG HOA 8(3).doc