Đề thi học sinh giỏi lớp 8. môn: hóa học thời gian: 60 phút

1. (2 đ) khi nung nóng đá đôlômit thu được canxi oxit, magie oxit và khí cacbon đioxit.

A, Viết công thức khối lượng xảy ra khi nung nóng đôlômit.

B, Nung nóng 192 kg đôlômit có 88kg cacbon dioxit thoát ra. Tính khối lượng canxi oxit, magie oxit.

2. (2 đ) Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất magie sunfua. Biết hai nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là3 phần Mg, 4 phần lưu huỳnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8. môn: hóa học thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN
TRƯỜNG THCS HOÀI HƯƠNG.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8.
MÔN: HÓA HỌC
THỜI GIAN: 60 PHÚT.(không kể thời gian phát đề)
(2 đ) khi nung nóng đá đôlômit thu được canxi oxit, magie oxit và khí cacbon đioxit.
A, Viết công thức khối lượng xảy ra khi nung nóng đôlômit.
B, Nung nóng 192 kg đôlômit có 88kg cacbon dioxit thoát ra. Tính khối lượng canxi oxit, magie oxit.
(2 đ) Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất magie sunfua. Biết hai nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là3 phần Mg, 4 phần lưu huỳnh. 
A, Tìm công thức đơn giản của magie sunfua.
B, Trộn 8g Mg và 8g S rồi đốt nóng, hãy cho biết cho biết thành phần của sản phẩm sau phản ứng.
(2,5 đ) Để khử hoàn toàn oxi trong 3,2g oxit một kim loại cần 1,344 lit khí hidro. Hòa tan lượng kim loại thu được trong dung dịch axit clo hidric (HCl) dư thu được 0,896 lit khí hidro (các thể tích do ở đktc). Giải thích tại sao thể tích khí hidro trong hai trường hợp khác nhau, xác dịnh tên kim loại trên.
 (1 đ) 0,25 mol oxit sắt chứa 10,5 . 1023 nguyên tử Fe và oxi. Lập công thức phân tử của oxit trên.
 (2.5 đ) Trong phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.
Tính thể tích không khí và thể tích oxi có trong phòng.
Trong phòng học có 50 học sinh. Hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lit (có 4% CO2)trong một lần thở, một phút thở khoảng 16 lần. 
ĐÁP ÁN:
1. Đá đolomit là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3.
A, Công thức khối lượng: 
B, Khối lượng canxi oxit, magie oxit. 
2. 
Số mol Mg kết hợp với lư huỳnh: 3/24 = 0,125 (mol)
Số mol của S két hợp với Mg: 4/32 = 0,125(mol)
Vậy công thức đơn giản là: MgS.
B, Theo đầu bài 3g Mg kết hợp với 4g S. hoặc 6g Mg kết hợp với 8g S. nếu trộn 8g Mg với 8g S sẽ tạo thành 14g MgS và còn dư 8 -6 = 2 g Mg.
3. Thể tích hidro trong hai trường hợp không giống nhau vì hóa trị của kim loại trong hai trường hợp không bằng nhau.
Gọi hóa trị của M là n, m (1≤ n < m ≤3)
Đặt công thức của oxit là M2On
PTHH: M2On + nH2 2M + nH2O
 amol a. n mol 2.a mol
 M + 2HCl MClm + m/2 H2
 2amol	am mol
Ta có: an = 1,344/22,4 = 0,06 (mol)
 am = 0,896/22.4 = 0,04 (mol)
ta có tỉ lệ: m/n = 0,04/0,06 = 2/3
vậy hóa trị của M là 2,3.
A = 0,06:3 = 0,02 (mol)
Khối lượng mol của oxit: 3,2/0,02 = 160 suy ra M = 56 : Fe
4. số nguyên tử sắt và oxi có trong 1mol oxi t là: 10,5x1023/0,25 = 42x1023( nguyên tử)
Gọi công thức của oxit là FexOy (x,y thuộc N*). Ta có
 x. 6.1023+ y.6.1023 = 42.1023. giải ra ta có x = 3 , y = 4. công thức Fe3O4.
5. a. thể tích oxi có trong phòng là: 336/5 = 67,2(m3)
 b. thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút của 50 HS: 64x45 = 2880(l) = 2,88(m3).

File đính kèm:

  • dochoa.doc