Đề thi học sinh giỏi huyện môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)
Câu 1 (1 điểm)
Thụ tinh là gì? Điều kiện để xảy ra quá trình thụ tinh? Vì sao chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận trong thụ tinh?
Câu 2 (1 điểm)
Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín, rụng và nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14-16 ngày lại hành kinh?
UBND HUYỆN THANH HÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THANH BÍNH MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (Đề này gồm 6 câu, 02 trang) Số phách (Do trưởng phòng GD&ĐT ghi) Người ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của Ban giám hiệu (Ký tên, đóng dấu) ...............................Phần phách...................................................... Số phách (Do trưởng phòng GD&ĐT ghi) ĐỀ BÀI Câu 1 (1 điểm) Thụ tinh là gì? Điều kiện để xảy ra quá trình thụ tinh? Vì sao chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận trong thụ tinh? Câu 2 (1 điểm) Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín, rụng và nếu trứng không được thụ tinh thì sau khoảng 14-16 ngày lại hành kinh? Câu 3 (2,5 điểm) a. Phát biểu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập? Nêu những điểm khác nhau giữa hai quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập b. Có ý kiến cho rằng khi mỗi gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau (phân ly độc lập) nếu F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau thì P thuần chủng. Theo em, nhận định đó có chính xác không? Viết sơ đồ phù hợp với quy luật di truyền phân ly độc lập để minh họa. Câu 4 (2,5 điểm) a. Cho cây có kiểu gen : AaBBDd lai với cây có kiểu gen AaBbdd tạo ra F1. Xác định tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trội và 1 tính lặn ở đời con lai F1 b. Một cá thể F1 lai với 2 cơ thể khác: - Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài - Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của hai trường hợp nêu trên? .............................Phần phách........................................................ Câu 5 (1,5 điểm) Số lượng NST 2n có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không ? Giải thích. b. Nguyên nhân nào làm cho hai tế bào con được tạo ra qua nguyên phân lại có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ? Câu 6. (1,5 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật nguyên phân một số lần bằng nhau với diễn biến như nhau đã tạo ra các tế bào con có tổng số NST ở trạng thái chưa nhân đôi là 6080. Biết rằng trong quá trình nguyên phân, các tế bào đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 5890 NST đơn. Hãy xác định: a. Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân b. Trong các tế bào thực hiện lần nguyên phân cuối cùng có bao nhiêu NST khi ở kì giữa và kì sau? Hết UBND HUYỆN THANH HÀ TRƯỜNG THCS THANH BÍNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: Sinh học (Hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Người ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của Ban giám hiệu (Ký tên, đóng dấu) Phần phách. Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1đ) - Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử - Điều kiện: + Trứng phải gặp được tinh trùng + Tinh trùng chui được vào bên trong trứng - Thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng (ở 1/3 phía ngoài) - Chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận trong thụ tinh vì: Khi một tinh trùng đã lọt qua màng của tế bào trứng thì ở màng trứng sẽ diễn ra một loạt những phản ứng để ngăn chặn các tinh trùng khác không đột nhập vào được nữa. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1đ) - Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng. Thể vàng được hình thành tại bao noãn ngay sau khi trứng rụng. Hoocmôn này còn kìm hãm hoạt động tiết các hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và rụng trong thời kì này. - Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14-16 ngày kể từ khi trứng rụng thể vàng sẽ tiêu biến à lượng progesteron tiết ra ngày càng ít à hoại tử lớp niêm mạc và sự co thắt của cơ tử cung à lớp niêm mạc bong ra cùng với máu, trứng và dịch nhầy thoát ra ngoài à hiện tượng kinh nguyệt (hành kinh) theo chu kì 28-32 ngày. 0,5 0,5 Phần phách... Câu 3 (2,5đ) a. (1,5 điểm) - Nội dung quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Ý nghĩa: Giải thích ở sinh vật bậc cao, có nhiều gen trong kiểu gen tạo nên kiểu hình vô cùng phong phú; biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở sinh vật giao phối. Loại biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với quá trình chọn giống và tiến hóa. Khác nhau: Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập -Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng -F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 2 loại giao tử. -Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng -F1 dị hợp hai cặp gen tạo ra 4 loại giao tử. -F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3:1 - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. -F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1 - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (1 điểm) - Có nhiều trường hợp F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau thì P thuần chủng VD: P: AABB( Vàng, trơn) X AABB (Vàng, trơn) GP: AB AB F1: AABB (Đồng loạt vàng, trơn) - Nhưng cũng có trường hợp F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau nhưng P không thuần chủng VD: P: AABb( Vàng, trơn) X AaBB (Vàng, trơn) GP: AB, Ab AB, aB F1: 1AABB : 1 AaBB : 1 AABb : 1 AaBb ( Đồng loạt vàng, trơn) =>Theo em nhận định đó chưa hoàn toàn chính xác 0,25 0,5 0,25 Câu 4 (2,5đ) a. (1 điểm) Xét riêng từng cặp tính trạng : Aa x Aa => 1AA : 2Aa : 1aa => 3 trội : 1 lặn BB x Bb => 1BB : 1 Bb => 100% trội Dd x dd => 1Dd : 1 dd => 1 trội: 1 lặn Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có 3 trường hợp : TH1 : A-B-dd = 3/4. 1 . 1/4 = 3/16 TH2 : A-bbD- = 3/4. 0 . 1/2 = 0 TH3: aaB-D- =1/4. 1 . 1/2 = 1/8 Vậy tỉ lệ KH mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: 3/16 + 0 + 1/8 = 5/16 0,25 0,5 0,25 b. (1,5 điểm) Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập. * Xét phép lai 1: - Biện luận: Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 ® thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 ® Mỗi bên cho 4 loại giao tử ® F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen ® thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 ® Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn. Qui ước: A - Cao B - Tròn a – Thấp b – Dài ® kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn) - Sơ đồ lai: AaBb x AaBb (HS viết sơ đồ lai) * Xét phép lai 2: - Biện luận: Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 ® F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể hai cho 2 loại giao tử ® Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen. F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab. Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb. - Sơ đồ lai: AaBb x Aabb AaBb x aaBb (HS viết sơ đồ lai) 0,5 0,25 0,5 0,25 Câu 5 (1,5đ) a. (0,5 điểm) * Giải thích: - Số lượng NST 2n trong tế bào không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. - Chúng chỉ là cấu trúc di truyền trong tế bào và biểu hiện tính đặc trưng để giúp phân biệt loài này với loài khác và vì: Gà (2n = 78) tiến hoá hơn ruồi giấm (2n = 8); nhưng ngược lại người (2n = 46) tiến hoá hơn gà (2n = 8) và loài tinh tinh (2n = 48). 0,5 b. (1 điểm) + NST nhân đôi 1 lần và tế bào phân chia 1 lần nên số lượng NST trong 2 tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ + Mỗi NST đơn đã tự nhân đôi thành NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau (kì trung gian) và chúng tách nhau thành 2 NST đơn phân li đồng đều về 2 cực của tế bào (kì sau) nên các NST trong các trế bào con giống nhau và giống hệt NST của tế bào mẹ. 0,5 0,5 Câu 6 (1,5đ) a. (0,75 điểm) - Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào Theo bài ra ta có : + Số NST trong các tế bào con là: 5 . 2n . 2k = 6080 (1) + Số NST cung cấp cho quá trình nguyên phân là : 5. 2n. (2k – 1) = 5890 (2) Từ (1) và (2) ta có: 5 . 2n . 2k - 5. 2n. (2k – 1) = 6080 – 5890 => 2n = 38 Thay 2n = 38 vào (1) => 5 . 38 . 2k = 6080 => 2k = 32 => k = 5 Vậy các tế bào trên đã nguyên phân 5 lần 0,25 0,25 0,25 b. (0,75 điểm) - Số tế bào bước vào lần nguyên phân cuối cùng là: 5 . 2 (5-1) = 80 (tế bào) - Vậy trong 80 tế bào bước vào lần nguyên phân cuối cùng có: + Ở kì giữa có số NST là: 38 . 80 = 3040 (NST kép) + Ở kì sau có số NST là: 38 . 80 . 2 = 6080 (NST đơn) 0,25 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_th.doc