Đề thi học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)

Câu 5. (2,0 điểm)

 Tại sao nói: từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới? Ngày nay chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không còn nữa, em có suy nghĩ gì về thành tựu trên?

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH BÍNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 5 câu, 2 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Phần phách..
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
 ĐỀ BÀI
Câu 1. (1,0 điểm)
 Nêu chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX? Chính sách này để lại hậu quả như thế nào đến việc phát triển đất nước?
Câu 2. (2,0 điểm)
 Từ nội dung hai bản Hiệp ước mà triều Nguyễn kí kết với thực dân Pháp (Nhâm Tuất 1862 và Hác –măng 1883), em có nhận xét gì về quá trình đầu hàng của triều Nguyễn? 
Câu 3. (2,0 điểm)
 Vì sao phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tham gia? Nguyên nhân thất bại của phong trào.
Câu 4. (3,0 điểm)
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!
 (Trích Ba mươi năm đời ta có Đảng- Tố Hữu)
Phần phách ....
 Đoạn thơ trên đề cập đến tình cảnh của xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (1897-1914). Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm rõ: 
	a. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cuộc sống của người nông dân Việt Nam như thế nào?
	b. Câu thơ “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ - Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu” là để chỉ giai cấp hoặc tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam lúc đó? Trình bày sự hình thành, thái độ của họ với cách mạng giải phóng dân tộc. Vì sao họ lại có thái độ như vậy?
Câu 5. (2,0 điểm)
 Tại sao nói: từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới? Ngày nay chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không còn nữa, em có suy nghĩ gì về thành tựu trên?
Hết.........
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH BÍNH
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: Lịch sử
(Hướng dẫn chấm  gồm 04 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Phần phách
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
*Nêu chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Nhà Nguyễn mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai
+ Hạn chế buôn bán với người phương Tây. Nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng mà chỉ cho phép họ ra, vào một số cảng quy định.
* Chính sách này để lại hậu quả như thế nào đến việc phát triển đất nước:
- Tích cực:
Triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh, bắt Lào và Chân Lạp phải thuần phục. Nhưng quan hệ với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Tiêu cực:
Với chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao thiệp với bên ngoài. Chính sách này cản trở sự giao lưu, tiếp cận khoa học kĩ thuật với các nước. Làm cho nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.
0,25
0,25
0,25
0,25
.. Phần phách .
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 2
(2,0 điểm)
* Nội dung hai bản Hiệp ước Nhâm Tuất và Hác- măng
- Nhâm Tuất:
+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho người Pháp vào buôn bán.
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây, bồi thường cho Pháp khoản chiến phí. 
+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến
- Hác- măng:
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm, triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
* Nhận xét:
- Các điều kiện nhà Nguyễn kí kết này càng nặng nề, từ chỗ mất dần lãnh thổ và chủ quyền đất nước đến chỗ mất hoàn toàn.
- Tính chất thỏa hiệp và đầu hàng ngày càng tăng, từ chỗ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trước quân xâm lược.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(2,0 điểm)
* Vì sao phong trào Cần Vương thu hút...
- Các văn thân, sĩ phu lãnh đạo hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi đứng lên chống Pháp muốn khôi phục lại vương triều phong kiến
- Chiếu Cần Vương phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta là đánh Pháp, giành độc lập dân tộc...
- Nhân dân ta khâm phục tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi. Tôn Thất Thuyết và các văn thân, sĩ phu
* Nguyên nhân thất bại:
+ Thực dân Pháp còn mạnh, vũ khí hiện đại trong khi lực lượng của ta còn yếu, vũ khí thô sơ.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát.
+ Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn.
+ Do triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, làm tay sai cho Pháp.
+ Hạn chế của ý thức hệ phong kiến : khẩu hiệu Cần 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(3,0 điểm)
a. Cuộc sống của người nông dân
- Cuộc sống của người nông dân cơ cực trăm bề, không lối thoát:
+ Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong làng.
+ Nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ.
+ Một số bỏ đi làm phu cho các đồn điền Pháp, số khác ra thành thị kiếm ăn.
- Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến
- Họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm.
b. Câu thơ “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ - Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu”là để chỉ giai cấp cộng nhân.
- Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó khoảng 10 vạn người.
- Phần lớn họ xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền xin làm công ăn lương.
- Công nhân và gia đình họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
 - Họ đứng lên chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm).
* Vì sao: Họ bị áp bức bóc lột nặng nề, bị 3 tầng áp bức.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(2,0 điểm)
* Nói: từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới vì:
- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành vượt Mĩ, chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp của thế giới.
- Về chính trị: tình hình chính trị tương đối ổn định, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Công sản Liên Xô, xã hội đảm bảo được sự nhất trí về chính trị, tư tưởng, khối đoàn kết giữa các dân tộc được duy trì.
- Về khoa học- kĩ thuật: Các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ.
+ Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ 1961, phóng tàu “Phương Đông” đưa Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
- Về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
- Về đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô là nước XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai. Là thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới. Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao.
* Liên hệ, suy nghĩ của em về những thành tựu trên:
- Ngày nay Liên Xô không còn nhưng những thành tựu xây dựng CNXH của Liên Xô là có thật, chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học-kĩ thuật, quân sự, nâng cao đời sống nhân dân.
- Những thành tựu đó là vĩ đại, là sức mạnh thực sự của Liên Xô. Nhờ đó mà Liên Xô có thể giữ được thế cân bằng trong trật tự hai cực I-an-ta suốt 40 năm qua.
- Thành tựu là vĩ đại và sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô chỉ là sự đổ vỡ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa phù hợp chứ không phải là sự đổ vỡ của một lí tưởng, một phương thức sản xuất.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Hết.........

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs_tha.doc