Đề thi học sinh giỏi hóa 8 (tiếp)

Câu 1: (1 điểm)

Vì sao sắt để trong không khí dễ bị gỉ và người ta thường bôi dầu mỡ trên bề mặt các đồ dùng bằng sắt?

Câu 2: ( 2 điểm)

a/ Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất : photpho , hidro, nhôm, lưu huỳnh. Hãy gọi tên các sản phẩm đó.

b/ Viết các phương trình phản ứng lần lượt xảy ra theo sơ đồ sau:

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi hóa 8 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: (1 điểm)
Vì sao sắt để trong không khí dễ bị gỉ và người ta thường bôi dầu mỡ trên bề mặt các đồ dùng bằng sắt?
Câu 2: ( 2 điểm)
a/ Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất : photpho , hidro, nhôm, lưu huỳnh. Hãy gọi tên các sản phẩm đó.
b/ Viết các phương trình phản ứng lần lượt xảy ra theo sơ đồ sau:
C -------->CO2 --------> CaCO3 -------> CaO ----------> Ca(OH)2
Câu 3: ( 1.5 điểm)
71 gam một oxit của nguyên tố R ( hóa trị V) có số mol bằng 11.2 lít khí H2 (đktc )
Xác định công thức hóa học của oxit đó.
Câu 4: (1.5 điểm)
Người ta dùng 490kg than để đốt lò chạy máy theo phương trình hóa học sau:
C + O2 ------> CO2
Sau khi lò nguội, thấy còn 49 kg than chưa cháy.
a) Tính hiệu suất của sự cháy trên.
b) Tính lượng CaCO3 thu được, khi cho toàn bộ khí CO2 vào nước vôi trong dư.
Câu 5: ( 1.5 điểm)
Trộn hidro và oxi theo tỉ lệ 1:4 về khối lượng ta được hỗn hợp khí A. Chop hỗn hợp khí A nổ thì thấy thể tích khí còn 2.24 lít (đktc). Tính thể tích hỗn hợp khí A ( đktc)
Câu 6: ( 2.5 điểm)
Có một hỗn hợp gồm 60 % Fe2O3 và 40% CuO. Người ta dùng H2 dư để khử 20 gam hỗn hợp đó.
a) Tính khối lượng sắt và khối luonwgj đồng thu được sau phản ứng.
b) Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.

File đính kèm:

  • docDe thi hsg hoa 8.doc