Đề thi học sinh giỏi - Hoá 8

Câu 1 ( 1,5 đ) Những khẳng định nào sau đây chưa đúng? Giải thích?

a) Số nguyên tử Mg có trong 3,6 gam Mg bằng số phân tử O2 có trong 3,36 lit khí O2 ở đktc

B) Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất 1 mol chất khí bất kì nào cũng có thể tích 22,4 lit.

c) Đối với chất khí ở cùng đktc, tỉ lệ số mol luôn bằng với tỉ lệ thể tích.

d) Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Hoá 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi hsg - hoá 8
(Thời gian: 120/ )
Câu 1 ( 1,5 đ) Những khẳng định nào sau đây chưa đúng? Giải thích?
Số nguyên tử Mg có trong 3,6 gam Mg bằng số phân tử O2 có trong 3,36 lit khí O2 ở đktc
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất 1 mol chất khí bất kì nào cũng có thể tích 22,4 lit.
Đối với chất khí ở cùng đktc, tỉ lệ số mol luôn bằng với tỉ lệ thể tích.
Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Câu 2 ( 1 đ ) Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng cho mỗi câu sau:
1) Cặp hoá chất nào dưới đây có thể được dùng làm tinh khiết nước máy?
 A. clo và flo B. ozon và flo C. clo và ozon D. đá vôi và sô đa
2) Ozon là một tác nhân oxi hoá mạnh và nguy hiểm, rất độc đối với động vật. Ngay cả ở nồng độ rất thấp, ozon có thể làm giảm mạnh tốc độ quang tổng hợp trong cây xanh. Ozon gây nhiều tác hại, tuy thế ta rất quản ngại khi thất thoát ozon tạo các lỗ thủng ozon.
Nguyên nhân khiến chúng ta lo ngại vì:
lỗ thủng ozon sẽ làm cho không khí trên thế giới thoát ra mất.
Lỗ thủng ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên toàn thế giới.
Không có ozon ở thượng tầng khí quyển, bức xạ tử ngoại gây tác hại sẽ lọt xuống bề mặt trái đất.
Không có ozon thì sẽ không xảy ra được quá trình quang hợp trong cây xanh
Câu 3 ( 1,5 đ ) Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau: 
 a) CxHy + O2 - - - > CO2 + H2O
 b) CxHyOz + O2 - - -> CO2 + H2O
 Lập phương trình hoá học của các phản ứng trên. 
Câu 4 ( 3 đ ) 
Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm kim loại A hoá trị II và kim loại B hoá trị III bằng một lượng axit clohiđric vừa đủ thấy thoát ra 3,808 lit khí ở đktc.
a) Lập PTHH của các phản ứng trên.
 b) Tính khối lượng của muối thu được.
 c) Nếu biết kim loại hoá trị III là Al và số mol Al trong hỗn hợp bằng 5 lần số mol kim loại hoá trị II thì kim loại hoá trị II là nguyên tố nào?
Câu 5 ( 1,5 đ ) 
ở một nông trường, người ta dùng muối đồng ngậm nước CuSO4 . 5H2O để bón ruộng. Người ta bón 25 kg muối trên 1 ha đất. Biết rằng muối đó chứa 5% tạp chất. Hỏi: Lượng Cu được đưa vào đất là bao nhiêu kg?
Câu 6 ( 1,5 đ ) 
 Cho 1 gam bột Fe tiếp xúc với oxi. Sau một thời gian thấy khối lượng bột đã vượt quá 1,41 gam. Nếu chỉ tạo thành một oxit duy nhất thì đó là oxit nào trong 3 oxit: FeO, Fe2O3 , Fe3O4 .
 ( Cho N = 14; H = 1; S = 32; O = 16; C = 12; Mg = 24; Al = 27; Zn = 65; Fe = 56)
Đáp án và biểu điểm
Câu1 ( 1,5 đ ) 
Sai: b vì : Chỉ ở đktc một mol chất khí mới có thể tích là 22,4 lit
 c vì : Khối lượng mol là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử
Câu 2 ( 2 đ )
 a) Hệ số 4 : ( 4x + y ) : 4x : 2y
 b) Hệ số 4 : ( 4x + y – 2z ) : 4x : 2y
Câu 3 ( 0,75 đ ) 
 Đáp án C
Câu 4 ( 0,75 đ ) 
 Đáp án C
Câu 5 ( 3 đ ) 
Lập đúng phương trình hóa học ( 1 đ ) 
– Tính được m( H2) = (3,308 : 22,4) . 2 = 0,34 g
- Tính được số mol HCl phản ứng = 2 lần số mol H2 thoát ra = 0,34 mol
[Số gam HCl tham gia phản ứng m(HCl) = 0,34 . 36,5 = 12,41 g
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
 m(hỗn hợp muối thu được) = m(hh kimloại) + m(HCl) - m( H2)
 = 4 + 12,41 - 0,34
 = 16,07 g
Câu 6 ( 2đ ) 
 - Tính được M(CuSO4 . 5H2O) = 250
 - Tính được % khối lượng của nguyên tố Cu trong muối ngậm nước = 25,6%
 - Tính được khối lượng của muối ngậm nước = 95% . 25 = 23,75 kg
 - Tính được lượng Cu trong 23,75 kg muối = 25,6% . 23,75 = 6,08 kg
đề thi hsg trường thcs lê hồng phong
 Môn: hoá 8 (2006- 2007)
(Thời gian: 45/ )
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Câu 1 Khoanh tròn những một trong các chữ cái A, B,  chỉ đáp án đúng để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau: 
1) Số nguyên tử Mg có trong 3,6 gam Mg  số phân tử O2 có trong 3,36 lit khí O2 ở đktc
A. bằng B. lớn hơn C. nhỏ hơn D. gấp 2 lần
2) ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất 1 mol chất khí bất kì nào cũng có thể tích 
A. 24 lit B. 22,4 lit C. bằng nhau D. 2,24 lit
3) Đối với chất khí ở cùng đktc, tỉ lệ số mol luôn  với tỉ lệ thể tích.
A. gấp 2 lần B. lớn hơn C. nhỏ hơn D. bằng 
4) Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của .. chất đó.
 A. N mol B. N nguyên tử hoặc phân tử C. N nguyên tử D. N phân tử 
5) Trong các chất: CO2, NO, MgO, BaO, SO3, CO, Mn2O7, CuO, P2O5
 a) Những oxit thuộc loại oxit axit là: 
 A. CO2, NO, SO3, CO, CuO, P2O5 C. CO2, SO3, Mn2O7, P2O5
 B. CO2, NO, SO3, CO, Mn2O7, P2O5 D. CO2, BaO, SO3, Mn2O7, P2O5
 b) Những oxit thuộc loại oxit bazơ là: 
 A. MgO, BaO, Mn2O7, CuO C. NO, MgO, BaO, CO, Mn2O7
 B. MgO, BaO, CuO D. BaO, SO3, CO, Mn2O7, P2O5
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 2 ( 2 đ ) Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau:
 a) FexOy + H2 - - -> Fe + H2O 
 b) C6H6 + O2 - - -> CO2 + H2O
 c) FeS2 + O2 - - -> Fe2O3 + SO2 
 d) CxHy + O2 - - - > CO2 + H2O
 Lập phương trình hoá học của các phản ứng trên. 
Câu 3 ( 2 đ ) 
Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hợp chất A bằng khí oxi, sau phản ứng thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Hỏi A được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào ? Tính khối lượng từng nguyên tố trong 2,3 gam hợp chất A ?
Câu 4 ( 3 đ ) 
 Trên 2 đĩa cân: 1 đĩa để cốc đựng dung dịch HCl và đĩa còn lại để các quả cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 (g) CaCO3
 Hỏi: Làm thế nào để sau khi phản ứng giữa CaCO3 với HCl xảy ra cân vẫn ở vị trí thăng bằng? Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn theo sơ đồ sau:
 CaCO3 + HCl - - -> CaCl2 + CO2# + H2O
( Cho Ca = 40; H = 1; S = 32; O = 16; C = 12)
Đáp án và biểu điểm
Câu1 ( 3đ ) Mỗi ý 0,5 điểm
 1. A; 2. C; 3. D; 4. B 5. a) C ; b) B 
Câu 2 ( 2 đ )
 a) FexOy + yH2 - - -> xFe + yH2O 
 b) 2C6H6 + 15O2 - - -> 12CO2 + 6H2O
 c) 4FeS2 + 11O2 - - -> 2Fe2O3 + 8SO2 
 d) 4CxHy + (4x + y)O2 - - - > 4xCO2 + 2yH2O 
Câu 3 ( 2 đ ) Khối lượng C, H có trong 2,3 gam A = khối lượng C có trong 2,24 lit CO2 và bằng khối lượng H có trong 2,7 gam H2O (bản chất của phản ứng hóa học): 0,5 đ
 - Tính được số g C có trong 2,3 gam A (có giải thích) : 0,5 đ
 mC = = 1,2 gam
 - Tính được số gam H có trong 2,3 gam A 0,5 đ
 mH = = 0,3 gam
 - Số gam O có trong A: 
 mO = 2,3 - 1,2 - 0,3 = 0,8 gam 0,25 đ
 Vậy: Hợp chất A được tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O và khối lượng mỗi nguyên tố là: mC: 1,2 gam; mH: 0,3 gam; mO: 0,8 gam. 0,25 đ
Câu 4 ( 2 đ ) 
 - Cân bằng PTHH: 0,5 đ
 - Tính số mol CaCO3: 0,25 mol 0, 5 đ
 - Tính được số mol, khối lượng CO2 thoát ra: 
 mCO2 = 0,25 . 44 = 11 gam 0,5 đ
 - Theo ĐLBTKL: 
 mCaCO3 + mdd HCl = mCaCl2 + mH2O + mCO2 
 Tổng khối lượng cốc đựng dd HCl sau phản ứng
 = mCaCO3 + mdd HCl – mCO2 0,5 đ 
 được khối lượng cốc đựng dd HCl tăng lên so với ban đầu: 
 25 - 11 = 14 gam 0,5 đ 
 Để cân thăng bằng phải thêm vào đĩa đựng quả cân một quả cân có khối lượng 14 gam 0,5 đ 

File đính kèm:

  • docDE THI HSG HOA 8(2).doc
Giáo án liên quan