Đề thi học sinh giỏi Gia Lai

Câu 1. ( 2 điểm)

1. Cho nguyên tử của nguyên tố X, nguyên tử này có điện tích hạt nhân bằng 16 đơn vị điện tích. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Giải thích.

2. Xác định cấu tạo vỏ nguyên tử của nguyên tử trên ( số lớp electron, số electron ở mỗi lớp, số electron ở lớp ngoài cùng). Viết công thức phân tử của oxit hóa trị cao nhất của nguyên tố X. Nhận xét quan hệ giữa số electron ngoài cùng với hóa trị cao nhất của X.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI GIA LAI
Trường học
Học sinh giỏi tỉnh Gia Lai
Lớp học
9
Năm học
2006
Môn thi
Hóa học
Thời gian
150 phút
Thang điểm
10
Câu 1. ( 2 điểm) 
1. Cho nguyên tử của nguyên tố X, nguyên tử này có điện tích hạt nhân bằng 16 đơn vị điện tích. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Giải thích. 
2. Xác định cấu tạo vỏ nguyên tử của nguyên tử trên ( số lớp electron, số electron ở mỗi lớp, số electron ở lớp ngoài cùng). Viết công thức phân tử của oxit hóa trị cao nhất của nguyên tố X. Nhận xét quan hệ giữa số electron ngoài cùng với hóa trị cao nhất của X. 
3. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có) khi cho dung dịch KHXO4 tác dụng lần lượt với : FeO, K2SO3, Cu, Al, BaCl2. 
Câu 2. ( 1,5 điểm) 
1. Cho hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C6H6. Biết A làm mất màu dung dịch Br2. Hãy đề nghị một công thức cấu tạo phù hợp của A. 
2. Trình bày cách nhận biết các chất sau đây chỉ bằng hai thuốc thử : C2H4, C2H2, C2H6, CO2, SO2. 
Câu 3. ( 2,25 điểm) 
1. Trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp sau đây: CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
2. Từ các chất CaCO3, H2O, CuSO4, KClO3, FeS2, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Vôi sống, vôi tôi, CuCl2, KClO, Ca(OCl)2, FeSO4 ( cho các điều kiện và chất xúc tác có đầy đủ). 
Câu 4.( 2 điểm) 
Cho một mẫu Fe có khối lượng là 11,2 gam để một thời gian trong không khí ( giả sử chỉ xảy ra phản ứng oxi hóa tạo thành oxit) thì thu được một hỗn hợp A có khối lượng là m gam. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 loãng có dư, sau phản ứng thu được dung dịch có m1 gam muối và 0,896 lít khí NO bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn. 
1. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra. 
2. Tính m1, m. 
Câu 5. ( 2,25 điểm) 
Cho hỗn hợp A gồm một axit ( X) và một rượu ( Y) có công thức lần lượt là RCOOH và R1OH. 
- m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ vói 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. 
- m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ vói 3,45 gam Na. 
- Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A trên, khí sinh ra sau phản ứng cho qua dung dịch có chứa 0,5 mol Ca(OH)2 thì thu được 20 gam kết tủa. Đun nhẹ dung dịch thu được thì lại có thêm kết tủa xuất hiện. 
Câu 6 
Cho biết gốc R có dạng C2H2n+1 , gốc R1 có dạng CmH2m+1 va` số nguyên tử cacbon trong một phân tử rượu nhiều hơn số nguyên tử cacbon trong một phân tử axit là 1 đơn vị. 
1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của X và Y. 
2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong A. 

File đính kèm:

  • docHoc sinh gioi tinh Gia Lai.doc